zalo
Top 7 nỗi khổ của bà bầu tháng cuối phải chịu đựng, bố đừng VÔ TÂM!
Thai kỳ

Top 7 nỗi khổ của bà bầu tháng cuối phải chịu đựng, bố đừng VÔ TÂM!

Đào Nhàn
Đào Nhàn

19/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Với mỗi thai phụ, ba giai đoạn tam cá nguyệt thực sự rất vất vả. Trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ bầu phải trải qua giai đoạn ốm nghén mệt mỏi. Sang tam cá nguyệt thứ hai ốm nghén giảm dần và mẹ khỏe hơn. Nhưng bước sang thời kỳ  tam cá nguyệt thứ ba thì đa số đều phải trải qua 7 nỗi khổ của bà bầu tháng cuối sau đây.

Mẹ bầu bị mất ngủ 

Bị mất ngủ là nỗi khổ đầu tiên của bà bầu tháng cuối phải chịu đựng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ cả bên trong và bên ngoài cơ thể mẹ.

Mất ngủ là nỗi khổ của bà bầu tháng cuối. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân bên trong 

Với nguyên nhân xảy ra từ bên trong cơ thể mẹ có thể kể đến như thay đổi hormone nội tiết, vấn đề về hệ tiêu hóa, hay thậm chí là cả tâm lý,...

Điều này là dễ hiểu bởi ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên mẹ đã cảm nhận được sự thay đổi hormone nội tiết tố nữ trong mình rồi. Những tác động nhất định trong cơ thể khiến mẹ dường như khó ngủ hơn. Đặc biệt trong tam cá nguyệt cuối cùng, khi mà bé con sắp chào đời thì nội tiết của mẹ hoạt động mạnh mẽ hơn khiến triệu chứng này càng rõ rệt.

Không những vậy, sự phát triển của bé con khiến tử cung mẹ ngày càng lớn hơn, áp lực lên bàng quang và hệ tiêu hóa của mẹ. Đây chính là lý do gây ra tình trạng táo bón, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu và cuối cùng là gây mất ngủ cho mẹ bầu.

Thai nhi phát triển quá nhanh khiến mẹ bị đầy hơi, khó tiêu và mất ngủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tâm lý cũng là một nguyên nhân từ bên trong gây mất ngủ là nỗi khổ của bà bầu tháng cuối phải chịu đựng. Một phần là do mẹ bầu hồi hộp, lo lắng, thấp thỏm quá cũng khó ngủ. Còn một phần là vì mẹ bầu bị ảnh hưởng tâm lý bởi những giấc mơ xung quanh bé yêu của mình và gây xáo trộn giấc ngủ.

Ngoài ra, một số mẹ bầu còn gặp tình trạng bị chuột rút gây tỉnh giấc, thức giấc giữa đêm và khó ngủ lại. Nguyên nhân của tình trạng chuột rút là do bào thai lớn dần lên, đè áp lực các dây thần kinh, các dây thần kinh căng cứng nên dễ bị chuột rút. Không những vậy, phần chi dưới cũng bị đè nặng khiến phần khung xương chậu, phần cơ bị co thắt và cũng có thể gây ra chuột rút. Chuột rút là nỗi khổ “hành hạ” mẹ bầu không tài nào chợp mắt được.

Một nguyên nhân nữa khiến mẹ mất ngủ đó là đi tiểu quá nhiều. Giấc ngủ của mẹ bị đánh thức và khó có thể quay trở lại giấc được.

Nguyên nhân bên ngoài 

Với nguyên nhân xảy ra từ bên ngoài cơ thể mẹ có thể thấy như do vị trí và tư thế nằm chưa thoải mái, thay đổi thời tiết khiến mẹ khó ngủ, hay bất kỳ nguyên nhân ngoại cảnh nào khác. 

Nếu giường chật hay tư thế nằm của mẹ bị nghiêng quá, nằm mãi một tư thế gây khó chịu, đau người cũng khiến mẹ bầu mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Hay khi thời tiết thay đổi, cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi cũng làm mẹ khó ngủ. Đặc biệt với những mẹ bầu nào bị dị ứng thời tiết thì đây quả thực là nỗi khổ khó nhằn.

Cách khắc phục

Để khắc phục tình trạng mất ngủ mẹ bầu có thể tham khảo một số giải pháp sau mà Monkey chia sẻ.

Luyện tập thể dục thể thao

Tập thể dục điều độ (3 đến 5 lần một tuần) hoặc tham gia bộ môn Yoga thường xuyên giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn. Có lẽ không ai là không biết sự tuyệt vời của tập thể dục, Yoga cũng vậy, đặc biệt là với mẹ bầu. Tập thể dục hoặc đi tản bộ vừa giúp cơ thể mẹ khỏe khoắn hơn, vừa giúp mẹ dễ sinh.

Thai phụ nên luyện tập thể thao mỗi ngày để khắc phục tình trạng mất ngủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu mẹ nào thích nhẹ nhàng hơn có thể tập Yoga cũng rất tốt. Yoga vừa giúp lưu thông máu, vừa giúp xương cốt dẻo dai, vô cùng tốt cho cơ thể nên giúp mẹ có giấc ngủ sâu và ngon hơn. Hiện nay có rất nhiều lớp dạy tập Yoga cho bà bầu, các mẹ có thể tìm kiếm và tham khảo thêm. Ngoài ra mẹ hoàn toàn có thể tự tập tại nhà để có thể tiết kiệm chi phí và thời gian hơn.

Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Đồng hồ sinh học giúp mẹ ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ, đúng giấc, từ đó giúp mẹ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Mặc dù bầu bí là giai đoạn mẹ có rất nhiều thay đổi thế nhưng việc tuân thủ đều đặn theo giờ giấc sinh hoạt tạo điều kiện cho mẹ có sức khỏe tốt hơn. Mẹ không nên vì một số thay đổi tạm thời mà phá vỡ đi nhịp sinh hoạt hàng ngày của mình.

Cách ly thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Một giải pháp nữa giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn đó là khi lên giường đi ngủ thì không xem tivi, đọc báo, lướt điện thoại. Nếu mẹ làm những điều này trước khi ngủ tức là mẹ đang đưa thông tin vào não bộ. Não bộ sẽ mất thời gian để tiếp nhận và xử lý thông tin và chính thế đã làm mẹ khó đi vào giấc ngủ vì não bộ vẫn đang hoạt động. 

Mẹ chỉ nên đọc nhẹ nhàng một vài trang sách, nghe một bài nhạc nhẹ, hoặc trò chuyện với con (giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng con đã có thể giao tiếp với thế giới bên ngoài). Như vậy mẹ bầu sẽ dễ ngủ hơn rất nhiều và mất ngủ không còn là nỗi khổ của bà bầu tháng cuối.

Hạn chế uống nước vào buổi tối

Bà bầu mang thai tháng cuối không nên uống nước sau 8h tối. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với nguyên nhân là đi tiểu nhiều giải pháp cho mẹ bầu là không nên uống nước vào buổi tối, đặc biệt là sau 8h tối. Điều này giúp thận hạn chế hoạt động lọc và đào thải khiến mẹ đi tiểu đêm. Thay vào đó là mẹ bầu uống nhiều nước hơn vào ban ngày, chia thành nhiều lần và uống thành nhiều ngụm nhỏ mẹ nhé.

Luôn giữ tinh thần vui vẻ

Tiếp theo là giải pháp cho vấn đề tâm lý. Hồi hộp, thấp thỏm, lo lắng đến ngày lâm bồn là suy nghĩ chung đều có ở hầu hết các bà mẹ bầu. Tuy nhiên điều này không những không tốt cho chính mẹ mà còn gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. 

Mẹ nên thư giãn, thả lỏng tâm trí mình, và suy nghĩ tích cực nhiều hơn. Cùng với đó là chế độ ăn uống kết hợp nghỉ ngơi khoa học. Tránh xa các thực phẩm và đồ uống có hại cho sức khỏe như rượu, bia, caffeine, đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ. Nếu khi nào mẹ cảm thấy buồn chán, stress khi mang thai thì có thể trò chuyện cùng chồng, hoặc làm điều mình thích để giải tỏa tâm trạng.

Áp dụng tư thế ngủ của bà bầu

Ngoài chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý lúc thức thì lúc đi ngủ mẹ nên nằm theo tư thế thoải mái nhất mới có thể dễ ngủ. Cố gắng nằm nghiêng về bên trái giúp máu lưu thông đến thai nhi thuận tiện hơn, kê gối ở bụng và đùi để đỡ và tránh bị tê bì chân tay. Kê gối cao đầu khi ngủ để hạn chế sự khó chịu do hệ tiêu hóa gây ra. Hoặc mẹ có thể làm bất cứ gì khác để có được tư thế ngủ thoải mái nhất mà không ảnh hưởng đến con. 

Ngâm chân trước khi đi ngủ

Chị em nên ngâm chân trước khi ngủ để cảm thấy thoải mái hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cuối cùng, Monkey chia sẻ cùng mẹ bầu một giải pháp nữa giúp mẹ dễ ngủ hơn đó là ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ. Ngâm chân bằng nước ấm giúp các cơ, dây thần kinh, gân cốt được giãn ra giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn, thư thái hơn. Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ còn giúp mẹ hạn chế tình trạng bị chuột rút. Từ đó ngủ sâu và ngon hơn.

Mẹ bầu bị khó thở 

Ngoài bị mất ngủ thì khó thở cũng là một trong những nỗi khổ của bà bầu tháng cuối gặp phải. Mẹ bầu chớ lo lắng vì tương tự như mất ngủ, đây chỉ là tình trạng tạm thời và sẽ sớm kết thúc sau khi em bé chào đời. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó thở của mẹ như sau. 

Nguyên nhân

Thứ nhất, khi nồng độ hormone progesterone trong bà bầu thay đổi và tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp ở não. Điều này gây ra khó khăn cho việc thở của mẹ và khiến mẹ thở gấp gáp hơn.

Hệ hô hấp bị tác động khiến mẹ khó thở. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thứ hai, trong những tháng cuối em bé đã khá lớn, cũng là thời điểm tử cung của mẹ bầu to nhất. Tử cung mở rộng đã đè nén bộ phận cơ hoành trong cơ quan hô hấp gây khó thở. Bởi khi bị chèn ép cơ hoành bị tác động và hoạt động yếu hơn hẳn bình thường. Trong khi đó mẹ đang mang bầu nên cần nhiều lượng oxy hơn rất nhiều để trao đổi chất và cung cấp oxi cho em bé. 

Vậy làm sao để giảm bớt nỗi khổ của bà bầu tháng cuối và dễ thở hơn? Cùng Monkey thực hiện những giải pháp sau nhé.

Giải pháp

Giải pháp đầu tiên, mẹ bầu hãy hạn chế tối đa việc hoạt động nặng, việc làm mất sức. Bởi khi vận động mạnh chúng ta thường phải thở gấp để hấp thụ oxy và đào thải CO2 nhanh hơn. Thay vào đó mẹ nên làm những việc nhẹ nhàng, chia nhỏ công việc để thực hiện, và đặc biệt không cúi gập người. Nếu việc nào không cần làm trực tiếp mẹ có thể nhờ bố, hoặc nhờ ai đó làm giúp.

Giải pháp thứ hai giúp cải thiện nỗi khổ của bà bầu tháng cuối không thể không nhắc đến đó là tập thể dục và Yoga. Đây cũng là giải pháp cho tình trạng mất ngủ được Monkey đề cập bên trên. Bên cạnh đó, tập thể dục và Yoga còn có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng khó thở hơn rất nhiều.

Bài tập thở cho bà bầu tháng cuối hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giải pháp thứ ba đó là bà bầu hãy tập thở với các bài tập phù hợp. Chị em có thể thực hiện với các bước đơn giản như sau:

  • Đứng thẳng người, hai tay buông thẳng khép sát hông.

  • Hít một hơi thật sâu, đồng thời đưa hai tay lên cao qua đầu, đầu hơi ngẩng.

  • Thở ra nhẹ nhàng và từ từ hạ tay xuống, khép sát hông về vị trí ban đầu.

  • Tiếp tục thực hiện lại động tác vừa rồi 15 đến 20 lần. 

Tập thở là bài tập thở đơn giản và cơ bản nhất mẹ bầu nào cũng có thể thực hiện được. Ngoài ra, ở trên Internet có rất nhiều các bài tập khác mẹ có thể xem và tập theo để không bị nhàm chán.

Bà bầu tháng cuối bị phù nề 

Phù chân tay cũng là một trong top 7 nỗi khổ của bà bầu tháng cuối thường gặp phải. Đây là hiện tượng chân tay hoặc mặt mẹ to hơn bình thường. Trông mẹ có vẻ béo hơn nhưng lại không thấy tăng cân, thực ra là do mẹ bị phù nề. Nguyên nhân là do ổ bụng của mẹ lớn, chèn ép lên các mạch máu khiến máu khó chảy về tim và gây ra tình trạng sưng phù.

Giải pháp cho mẹ là hãy mặc quần áo rộng rãi, đi giày hoặc dép rộng để không bị kích do sưng phù. Mẹ cũng nên ăn uống nghỉ hơi hợp lý, có chế độ chuẩn khoa học để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ và đủ giấc. Chị em có thể kết hợp cùng mát xa chân, tay giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng sưng phù của mình. 

Mẹ bầu bị phù nề do thiếu Kali. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ hãy tìm hiểu những thực phẩm và món ăn tốt cho mình giúp cải thiện sưng phù. Phù nề cũng có thể là do cơ thể bà bầu thiếu kali, vì vậy hãy ăn nhiều hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt để cung cấp đầy đủ kali. 

Một trường hợp khác có thể xảy ra khi mẹ đã thực hiện hết các biện pháp giúp hạn chế phù nề nhưng tình trạng vẫn không đỡ thì rất có thể mẹ đang bị bệnh lý. Nếu sưng phù nhiều ngày kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng…thì khả năng cao là mẹ nằm trong 10% các mẹ bầu có hiện tượng sưng phù chân là tín hiệu của tiền sản giật. Mẹ hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm:

Thai phụ đi lại khó khăn 

Ở kỳ tam cá nguyệt thứ 3, lúc sắp “lâm bồn” thì việc đi lại khó khăn là nỗi khổ của bà bầu tháng cuối. Bởi khi này bụng mẹ đã to và khá nặng, em bé cũng đã được 2 đến 3kg, thậm lớn chí hơn. Bụng to đè nặng lên đôi chân khiến mẹ đi lại nặng nề hơn và khó giữ thăng bằng. 

Vì vậy, khi di chuyển các bà bầu hay nghiêng trái, nghiêng phải bởi vì như vậy giúp giữ thăng bằng cơ thể dễ hơn. Đặc biệt với mẹ nào bị cả sưng phù, đau lưng thì việc đi lại còn khó khăn hơn nữa. 

Bà bầu tháng cuối đi lại cần có người đỡ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lúc này mẹ nên hạn chế đi lại, chỉ đi khi nào thực sự cần như đi vệ sinh, tắm rửa. Vừa giúp mẹ bầu đỡ đau lại an toàn, bởi khi bụng to mà đi lại nhiều sẽ rất nguy hiểm. Nếu cần đi xa khỏi giường bà bầu hãy nhờ bố hoặc ai đó làm chỗ vịn tay nhé. Có người dìu sẽ giúp mẹ bầu đi lại dễ dàng hơn một chút xíu và cũng an toàn hơn nữa.

Bà bầu tháng thứ 9 đi tiểu quá nhiều 

Đi tiểu quá nhiều không chỉ là nỗi khổ của bà bầu tháng cuối mà ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt thứ hai mẹ đã có tình trạng này. Tuy nhiên đến ba tháng cuối mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn vì em bé đã lớn, tử cung đè lên bàng quang sức ép lớn hơn và khiến mẹ đi nhiều.

Một số mẹ ngại đi vệ sinh nên đã uống ít nước lại. Tuy nhiên điều này không hề tốt cho thai phụ đâu các mẹ bầu nhé. Việc uống ít nước lại làm cho cơ thể thiếu nước, khó trao đổi chất. Đặc biệt khi này mẹ bầu còn phải nuôi con nên cần lượng nước nhiều hơn bình thường. Nước đóng vai trò rất quan trọng, vì vậy mẹ nào đang uống ít nước thì thay đổi thói quen này ngay nhé.

Giải pháp cho mẹ đó là vẫn uống nước đều đặn nhưng hãy chia ra làm nhiều lần chứ đừng uống một lúc hết cả cốc to. Uống nhiều hơn vào buổi sáng và buổi chiều, hạn chế vào buổi tối để không bị đi tiểu đêm làm ảnh hưởng giấc ngủ. 

Mẹ bầu uống nước ép hoa quả để cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu uống nước nhiều khiến bà bầu thấy chán thì có thể thay thế bằng các loại nước ép, nước hoa quả tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Miễn sao uống đủ từ 1.5L đến 2L nước mỗi ngày là được. Đặc biệt tránh các loại trà và caffeine các mẹ nhé. 

Ngoài ra nếu mẹ nào đi nhiều quá, chân tay lại sưng phù khó đi lại thì có thể đóng bỉm những lúc đi nhiều để hạn chế đi lại. Các mẹ có thể tham khảo biện pháp này.

Dịch âm đạo của mẹ tiết ra nhiều 

Gần đến lúc sinh em bé mẹ bầu thấy hiện tượng ra nhiều khí hư sinh lý. Mặc dù là nỗi khổ của bà bầu tháng cuối nhưng hiện tượng này hết sức bình thường mà đa số các bà bầu đều gặp phải. Mẹ bầu chớ nên lo lắng, bởi khí hư tiết ra nhiều là do những nguyên nhân sau đây.

Những tháng cuối hormone nội tiết tố nữ trong cơ thể mẹ nhiều hơn và hoạt động mạnh mẽ hơn, điều này khiến cho dịch âm đạo tiết ra nhiều. 

Dịch âm đạo tiết nhiều do nội tiết tố nữ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một nguyên nhân khác đó là do trong thời gian mang bầu, âm đạo của mẹ trở lên mềm hơn, ẩm ướt hơn. Như vậy dễ gây ra tình trạng nấm ngứa, vi khuẩn, nấm gây bệnh tấn công và gây bệnh ở vùng kín. Khi này theo cơ chế của cơ thể thì âm đạo sẽ tiết dịch nhiều hơn để bảo vệ những nguy cơ gây bệnh này.

Đặc điểm khí hư sinh lý của bà bầu tháng cuối đó là dịch màu trắng như lòng trắng trứng gà, không mùi, có màu vàng nhẹ hoặc hơi hồng. Nếu mẹ nào có dịch tiết âm đạo đúng với đặc điểm trên thì cứ yên tâm nhé. Còn nếu mẹ tiết ra dịch quá nhiều, có mùi nồng hoặc màu lạ thì rất có thể đây lại là khí hư bệnh lý. Lúc này cần đi bác sĩ để điều trị kịp thời, nếu không sẽ rất dễ bị sinh non.

Biện pháp giúp mẹ đó là hãy nghỉ ngơi thật nhiều, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và luôn giữ khô thoáng. Nên dùng các loại dung dịch vệ sinh vùng kín dành riêng cho bà bầu, có chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính cho da. Ngoài ra mẹ bầu có thể sử dụng đồ lót rộng, sao cho thoải mái nhất để không bị khó chịu.

Làn da mẹ bầu rạn nứt, xấu xí 

Làn da bị rạn nứt, xấu xí quả là nỗi khổ của bà bầu tháng cuối. Thế nhưng không phải mẹ nào cũng bị rạn da, nứt da. Việc rạn da còn phụ thuộc vào collagen và độ đàn hồi da của mỗi người. Mẹ bầu cũng có thể bị rạn da do một số nguyên nhân sau:

Thay đổi Hormone

Dùng kem dưỡng giúp cải thiện rạn da. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những tháng cuối thai kỳ hormone progesterone và estrogen được tiết ra rất nhiều. Hai hormone này kích thích mạnh việc hình thành các phân tử tiền hắc tố melanin làm tăng sắc tố da. Cũng chính vì vậy mà các vết rạn da khi mang bầu hình thành và bắt đầu sẫm màu, một số mẹ còn xuất hiện các vết thâm nám.

Mẹ bầu tăng cân quá nhanh

Chỉ trong 9 tháng mẹ bầu tăng 7 đến 15kg, thậm chí là hơn đã khiến lớp da bị kéo giãn đột ngột gây rạn da. Đặc biệt lớp da ở phần bụng, bởi đây là phần cơ thể mà da giãn nhiều nhất để ổ bụng vừa cho con nằm thoải mái. Việc bị giãn da đột ngột khiến độ đàn hồi của da cũng kém hơn nhiều so với bình thường. 

Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên kiểm soát tăng cân vừa phải. Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tốt cho da hơn. Mẹ cũng có thể sử dụng các loại kem dưỡng lành tính để giảm bớt tình trạng này.

Do cơ địa, di truyền

Cơ địa cũng là yếu tố khiến da có bị rạn hay không. Nếu mẹ nào có cơ địa da bền vững, khỏe mạnh thì sẽ ít bị rạn và vết rạn mờ hơn. Ngược lại, nếu mẹ nào cơ địa da yếu, da mỏng thì sẽ rạn nứt nhiều hơn.

Trên đây là top 7 nỗi khổ bà bầu tháng cuối phải chịu. Không chỉ dừng lại ở 7 nỗi khổ này, mẹ bầu còn có thể gặp các tình trạng như đau nhức lưng, đau vùng chậu, đau răng lợi, bụng căng cứng,... khiến mẹ mệt mỏi. Vì vậy đây là thời điểm mẹ rất cần sự giúp đỡ và yêu thương của bố. Cánh mày râu hãy “ga lăng” hơn, chiều chuộng hơn và quan trọng là thấu hiểu cho những nỗi đau của mẹ bầu nhé!

The Pregnancy Diaries: Why The Last Month Is The Hardest - Ngày truy cập: 18/09/2022

https://www.acsh.org/news/2017/09/29/pregnancy-diaries-why-last-month-hardest-11893

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!