zalo
Sự thay đổi quan trọng của mẹ bầu tuần 36
Thai kỳ

Sự thay đổi quan trọng của mẹ bầu tuần 36

Thúy Anh
Thúy Anh

22/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nhiều thai phụ vào thời điểm này rất chú trọng sức khỏe bởi sẽ có những thay đổi nhất định với mẹ bầu tuần 36. Bởi bước sang giai đoạn này, ít nhiều mẹ sẽ háo hức, chờ đợi sinh linh bé nhỏ chào đời. 

Sự phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi

Tuần 36 cũng chính là dấu mốc quan trọng đánh dấu thời gian con chuẩn bị chào đời. Tuy là thế, mẹ bầu tuần 36 vẫn cần chú ý rằng, con vẫn sẽ có nhiều sự phát triển khác.

  • Kích thước thai to xấp xỉ bó cải, dài khoảng 47 cm, nặng khoảng 2,7kg. 

  • Thai dịch chuyển dần xuống dưới đường sinh.

  • Tốc độ tăng trưởng chậm lại để có thể nằm gọn trong đường sinh chật hẹp cũng như tích lũy năng lượng cho lần chuyển dạ sắp tới.

  • Lớp sáp bã nhờn bao quanh cơ thể biến mất. Nó được đưa vào dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa hoạt động. Vì thế, sau khi chào đời, phân màu xanh đen xuất hiện là điều vô cùng bình thường.

  • Thính giác phát triển, trở nên nhạy cảm hơn, có thể nghe được nhiều loại âm thanh khác nhau của môi trường bên ngoài.

  • Xương hộp sọ chưa được phát triển cứng cáp, liền hẳn vì còn cả quá trình lọt lòng phía trước. Vào giai đoạn này, hầu hết xương vẫn còn mềm và sẽ cứng cáp trong 1,2 năm đầu đời.

  • Hệ tuần hoàn đã được hoàn thiện.

  • Các tế bào miễn dịch đã sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.

  • Hệ tiêu hóa vẫn đang quen với việc trao đổi chất thông qua dây rốn nên vẫn chưa thực sự phát triển toàn diện.

Thai nhi tuần thứ 36 phát triển như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số triệu chứng thai phụ 36 tuần thường gặp

Cùng với sự thay đổi của thai nhi, mẹ bầu tuần 36 cũng sẽ có một số triệu chứng phổ biến như:

  • Thai nhi dịch chuyển xuống âm đạo, ít không gian để di chuyển nên ít cử động, ít đạp hơn, cơ thể không phải chịu những cú đạp từ thai.

  • Ợ nóng và khó tiêu: Tình trạng này diễn ra bởi sức ép của thai lên dạ dày và ruột rất lớn. Cách hạn chế duy nhất chính là chia khẩu phần ăn ra làm nhiều bữa.

  • Đến những tuần cuối, tình trạng đi vệ sinh thường xuyên vẫn sẽ diễn ra. Thai đã dịch chuyển xuống vùng xương chậu, chuẩn bị được sinh ra nên bàng quang chịu áp lực lớn. Tuy thế nhưng việc uống đủ nước là không thể thiếu, vẫn phải đảm bảo lượng nước ối cho thai nhi.

  • Đường tiêu hóa cũng bị chèn ép khi thai di chuyển, gây ra hiện tượng táo bón, khó tiêu. Các bài tập giúp tăng độ khỏe và độ dẻo dai cho cơ chậu cùng với việc vận động thường xuyên sẽ giảm tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.

  • Dịch âm đạo có chứa máu: Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và khác nhau ở mỗi người. Nguyên nhân là do tử cung vào tuần 36 vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương khi thai tụt xuống.

  • Bụng bị căng cứng do thai to khiến cho da bị tổn thương, thiếu độ ẩm. Vì thế bị kích ứng và ngứa ngáy là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay, trên thị trường bày bán khá nhiều sản phẩm dưỡng da bụng cho phụ nữ có thai hiệu quả, chất lượng.

  • Tuần 36 là giai đoạn cơ thể cần tích trữ chất lỏng. Nếu như những tháng trước, tình trạng phù nề chỉ xảy ra ở bàn tay, bàn chân thì tới thời kỳ này có thể bị cả trên mặt.

  • Sắp bước vào giai đoạn sinh nở, không khó tránh khỏi sự căng thẳng, hồi hộp xen cùng một chút lo âu. Tình trạng mất ngủ cũng từ đây mà sinh ra. Ngoài ra, có thể là do tác động từ các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, tư thế nằm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Mẹ có thể gặp tình trạng mất ngủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự thay đổi đối với mẹ bầu 36 tuần

Bà bầu tuần 36 cũng sẽ cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể mình vào giai đoạn sắp sinh này:

  • Việc thai nhi phát triển quá lớn, chiếm hầu hết không gian trong tử cung khiến cho xương chậu bị đau. Những bài tập giãn cơ, massage hay tắm bằng nước ấm có thể xoa dịu cơn đau nhức này.

  • Dịch nhầy có màu trắng hoặc hồng nhạt xuất hiện. Đây chính là dấu hiệu của tử cung đang dần mở ra, sẵn sàng cho một cuộc vượt cạn.

  • Bụng dưới chịu áp lực nhiều bởi hiện tượng sa bụng khiến cho việc đi lại khó khăn hơn bao giờ hết.

  • Những cơn co thắt diễn ra với tần suất nhiều hơn, mức độ nghiêm trọng hơn.

  • Cơ thể có phần chậm chạp, nặng nề hơn.

  • Với chiếc bụng to, mọi hành động, cử chỉ sẽ trở nên vụng về, lúng túng.

  • Ngực căng, lớn hơn bởi chứa nhiều sữa.

Bà bầu tuần thứ 36 có nhiều sự thay đổi đáng kể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bà bầu tuần thứ 36 cần lưu ý những gì?

Vì là những tuần cuối, cùng với sự thay đổi của cơ thể và thai nhi, mẹ bầu tuần 36 cần lưu ý nhiều hơn tới sức khỏe và tinh thần.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng vào tuần 36 là tiền đề quyết định tới sức khỏe của cả phụ sản và thai nhi. Vì thế, mẹ bầu nên:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, uống đủ 2 hoặc 3 lít nước trong vòng 11- 12 lần. Việc chia nhỏ giúp hạn chế việc đi vệ sinh quá nhiều lần trong ngày.

  • Nên ăn và uống nhiều loại thực phẩm có nhiều sắt để có đủ lượng máu cần thiết: Thịt bò, súp lơ, đậu nành, rau lá xanh đậm, trứng,...

  • Không nên ăn đồ ăn quá mặn, ăn ít muối. Bởi muối có tính giữ nước, làm tăng tần suất đi vệ sinh.

  • Bổ sung thêm cả các chất dinh dưỡng khác như canxi, xơ: Hải sản, rau củ,...

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vận động

Theo nhiều nghiên cứu cũng như các lời khuyên của bác sĩ, bà bầu tuần 36 cần vận động nhẹ nhàng, tập những bài tập thích hợp cho mẹ bầu. Việc này nhằm lưu thông đường huyết, giúp hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả hơn. 

Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, việc vận động thường xuyên giúp quá trình vượt cạn của phụ nữ mang thai sẽ dễ dàng hơn.

Nên đi bộ nhẹ nhàng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chuẩn bị về tâm lý

Thời điểm này là giai đoạn mà mẹ bầu tuần 36 không chỉ chuẩn bị đồ dùng cho con mà còn phải giữ vững được tâm lý trước và sau khi vượt cạn.

  • Luôn giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan. Bởi tâm lý, cảm xúc của người mẹ sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới thai nhi sau này.

  • Chuẩn bị chu đáo, đầy đủ mọi vật tư cần thiết. Nếu như chưa có kinh nghiệm, hãy tìm sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, người thân.

  • Nên đọc những cuốn sách hướng dẫn cách chăm sóc cũng như dạy dỗ trẻ từ khi mới lọt lòng. Kiến thức này không chỉ hữu ích mà còn giúp tâm lý được thoải mái.

Nên chuẩn bị kiến thức chăm sóc trẻ từ bây giờ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sự gắn kết với gia đình

Ngoài việc các mẹ bầu chú ý giữ gìn sức khỏe, gia đình cũng là yếu tố quan trọng giúp bà bầu 36 tuần có được tâm trạng lạc quan, vui vẻ. 

Người bố có thể kết hợp với mẹ chuyện trò, tâm sự cùng với con hàng ngày. Hoặc đơn giản, bố có thể cho con nghe nhạc, nghe những câu chuyện ngắn. Đây là một trong những phương pháp giáo dục được nhiều chuyên gia khuyến khích. 

Nếu như bạn chưa tìm được nguồn bài hát, câu chuyện phù hợp với thai nhi thì có thể tham khảo qua app VMonkey và  Monkey Stories . 2 app này chứa đựng cả một kho tàng những câu chuyện và bài hát dành cho thai nhi, đặc biệt là vào tuần 36. 

Với app VMonkey, con có thể được nghe hát, nghe kể chuyện bằng tiếng Việt. Còn nếu cha mẹ muốn con tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm, đặc biệt là tiếng Anh thì có thể sử dụng Monkey Stories.

 Phần mềm Monkey Stories - Kho tàng sách nói tiếng Anh cho bé. (Ảnh: Monkey)

Quan hệ khi mang thai tuần thứ 36

Nhiều mẹ bầu vẫn lo ngại rằng việc quan hệ tình dục vào tuần thứ 36 sẽ gây ảnh hưởng xấu tới con. Nhưng theo kết quả của nhiều nghiên cứu, thai nhi vào thời kỳ này đã được bảo vệ bởi một lớp túi ối. 

Trong trường hợp không có bất cứ biến chứng thai kỳ nào xảy ra, việc quan hệ khi đang mang thai ở tuần thứ 36 vẫn đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh quan hệ nếu như xuất hiện những triệu chứng như:

  • Khi vỡ ối mà quan hệ thì sẽ bị nhiễm trùng.

  • Cổ tử cung không được khỏe, gặp một vài vấn đề. Khi quan hệ, nguy cơ rất cao sẽ xảy ra tình trạng chuyển dạ sớm, sảy thai,...

  • Nếu như sinh đôi, nên tránh quan hệ tình dục.

Một số trường hợp nên hạn chế quan hệ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý chuyển động của em bé

Tuần thứ 36 là thời điểm mà thai nhi không còn đạp mạnh như trước mà sẽ chỉ có những cử động nhẹ nhàng. Tuy sẽ giảm đau đớn cũng như khó chịu nhưng mẹ bầu vẫn cần chú ý đến cử chỉ của con hàng ngày. Nếu như không cảm nhận được chuyển động của bé trong một thời gian dài (nửa ngày), mẹ nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra.

Thường xuyên kiểm tra chuyển động của thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tìm hiểu về tình trạng bong nút nhầy cổ tử cung

Nút nhầy tử cung là một nhóm rất nhiều ống chất nhầy hay còn được gọi là mạng lưới niêm mạc tử cung. Nút nhầy này được hình thành nhằm bảo vệ thai nhi khỏi tình trạng nhiễm khuẩn trong suốt quá trình mang thai.

Hiện tượng bong nút nhầy rất hay xảy ra khi những cơn gò đau bụng chuyển dạ xuất hiện. Hãy tưởng tượng rằng, nút nhầy này có đặc điểm khá giống tinh trùng, đặc và dính, màu sữa chua. 

Nút nhầy bong ra bị đào thải ra ngoài qua âm đạo. Đây là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ cần đặc biệt lưu tâm.

Bong nút nhầy là dấu hiệu điển hình của việc sắp sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tìm hiểu về các giai đoạn chuyển dạ

Chuyển dạ thường diễn ra qua 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Cổ tử cung mở rộng bao gồm pha tiềm tàng và pha tích cực.

  • Giai đoạn 2: Giai đoạn sổ thai, thai bắt đầu đi ra ngoài.

  • Giai đoạn 3: Giai đoạn sổ nhau. Đây là lúc em bé đã sinh thành công và cuống rau được kéo ra ngay sau đó.

Chuyển dạ có những dấu hiệu vô cùng rõ ràng mà mẹ bầu có thể nhận biết ngay lập tức:

  • Xuất hiện nhiều cơn gò mạnh, liên tục.

  • Âm đạo bị chảy máu.

  • Bụng đau dữ dội.

  • Nước ối bị vỡ và chảy ra.

  • Thai nhi không còn cử động hoặc chỉ cử động ít.

Các giai đoạn của quá trình chuyển dạ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dự phòng sinh sớm

Tuần 36 cũng là thời điểm con sắp chào đời. Tuy nhiên, không phải trường hợp mang thai nào cũng sẽ đủ tháng đủ ngày là sinh. 

Vì thế, bà bầu nên chuẩn bị sẵn những kế hoạch cho việc sinh sớm. Những đồ dùng vật tư cần thiết cho cả con và mẹ nên được sắp xếp sẵn trong một chiếc vali hoặc túi, làn,...

Giai đoạn cuối, mẹ bầu tuần 36 cũng có thể bị tăng giảm cân đột ngột. Đây cũng được coi là một trong những dấu hiệu sắp sinh. Và điều này hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Nên chuẩn bị sẵn đồ sơ sinh cho bé phòng trường hợp sinh sớm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu 35 tuần đau bụng lâm râm và những điều cần biết

Sinh con ở tuần thứ 36 có sao không?

Thực tế, việc sinh con trước tuần 37 được coi là một trường hợp sinh non. Khi sinh con vào tuần 36, trẻ có nguy cơ bị mắc hội chứng suy hô hấp RDS. Theo thống kê, có khoảng 0,8% trẻ sơ sinh tử vong vì sinh non tuần 36.

Phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng mẹ bầu mà thời gian sinh sẽ lệch khoảng 1-2 tuần so với dự kiến. Vì thế, thai phụ nên chú ý giữ vững tâm lý cũng như bảo đảm sức khỏe cho cả trường hợp bị sinh non.

Việc sinh con ở tuần 36 không phải là hiếm. Do đó, để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và con, bà bầu nên làm theo lời khuyên và căn dặn của bác sĩ, thăm khám thường xuyên để tránh được những tình huống xấu nhất.

Lưu ý việc sinh con trong tuần thai này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như vậy, mẹ bầu tuần 36 nên chú ý đến những thay đổi về cơ thể cũng như của thai nhi. Việc giữ gìn sức khỏe, vận động lành mạnh và khám sức khỏe thường xuyên không chỉ giúp cả mẹ và bé khỏe mà còn tránh được tình trạng sinh non, sảy thai.

36 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 22/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-36.aspx

36 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 22/05/2022

https://www.babycenter.com/pregnancy/week-by-week/36-weeks-pregnant

36 Weeks Pregnant: Everything You Need to Know - Truy cập ngày 22/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/36-weeks-pregnant

Week 36 – your 3rd trimester - Truy cập ngày 22/05/2022

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-36/

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey