Phụ nữ mang thai ở những tuần cuối thai kỳ thường hay bị đau bụng. Thai phụ cần biết được những dấu hiệu và nguyên nhân khiến mẹ bầu 35 tuần đau bụng lâm râm. Mẹ cũng rất cần sự tư vấn của bác sỹ để có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Bà bầu 35 tuần đau bụng lâm râm là dấu hiệu gì?
Đau bụng lâm râm ở tuần thai thứ 35 có thể là dấu hiệu của sinh non, nhưng nhiều khi là dấu hiệu của cơn chuyển dạ giả.
Nếu là chuyển dạ giả, cơn đau bụng lâm râm sẽ hết sau một khoảng thời gian ngắn, đau với cường độ nhẹ và không kéo dài. Nếu là dấu hiệu của việc sinh non, cơn đau sẽ ngày một tăng, đau dữ dội hơn, cơn đau kéo dài và kèm chảy máu, chảy dịch âm đạo.
Cách tốt nhất là mẹ bầu đến gặp bác sĩ để kiểm tra âm đạo. Đồng thời xác định được sự thay đổi của cổ tử cung mới biết chính xác mình sắp sinh hay chưa.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng cuối đau bụng lâm râm
Mẹ bầu 35 tuần đau bụng lâm râm có thể do một trong số các nguyên nhân sau đây:
Cơ dây chằng bị chèn ép
Tuần thứ 35 của thai kỳ, thai nhi ngày một lớn thêm làm tử cung mở căng, dẫn đến các vùng cơ xung quanh bị chèn ép. Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau bụng lâm râm, âm ỉ như đau bụng kinh. Đau nhất là vùng bụng dưới vì các dây chằng bị thai nhi chèn ép nhiều.
Đây là lý do đơn giản nhất mà bà bầu có thể nghĩ đến trong giai đoạn này. Bởi vì có những thai phụ sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau bụng lâm râm từ tuần 35 trở đi, chứ không phải tới tuần cuối sắp sinh.
Do cơn gò tử cung
Cơn gò tử cung Braxton-Hicks là cơn gò sinh lý. Đây được xem là sự chuyển dạ giả, giúp mẹ bầu làm quen việc sinh nở sắp tới. Ở mẹ bầu mang thai tuần 35, số lần xuất hiện của cơn gò tử cung nhiều hơn trước với những biểu hiện cụ thể sau:
-
Chỉ là cơn đau nhẹ, hoặc bụng đau âm ỉ, thậm chí có lúc trở nên dữ dội.
-
Đau ở vùng xương chậu và bụng trước.
-
Cơn đau xuất hiện thoáng qua trong thời gian ngắn và biến mất sau khoảng 1 phút. Xuất hiện với cường độ khoảng 3 đến 4 lần trong ngày.
-
Cơn đau có thể giảm đi khi thai phụ thay đổi tư thế.
Mẹ vận động quá sức
Trong suốt thai kỳ, duy trì vận động với các bài tập thể dục nhẹ nhàng rất có lợi cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nếu là vận động quá sức sẽ phản tác dụng. Điều này có thể làm cho mẹ bị động thai và đau bụng lâm râm.
Mẹ bầu nên biết, vận động nhiều để cho dễ đẻ không đồng nghĩa với vận động quá sức. Khi 35 tuần, thai nhi đã khá lớn, bạn chỉ nên đi lại một cách nhẹ nhàng. Tuyệt đối không được mang vác đồ nặng quá sức và tập các bài thể dục phù hợp như yoga, bơi lội nhưng phải có ý kiến tư vấn của bác sĩ.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Sự tăng kích thước thai nhi ở tuần 35 khiến tử cung lớn thêm, chèn ép đường tiết niệu của người mẹ. Lúc này, nước tiểu có thể bị ứ đọng, tự trào ngược vào bàng quang, sau đó lên vùng niệu đạo. Dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu là rất cao.
Nếu thai phụ cảm thấy tiểu buốt và nóng rát, nước tiểu màu vàng hoặc đục, mẹ bị nóng sốt, mệt mỏi và đau bụng lâm râm. Đó có thể là do viêm đường tiết niệu.
Tuy nhiên, nhiễm trùng đường tiết niệu lại là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị sinh non nên bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ trong trường hợp này.
Bong nhau thai
Mẹ bầu 39 tuần đau bụng lâm râm có thể là dấu hiệu mẹ đang gặp tình trạng bong nhau thai. Nhau thai lúc này bị bong tách ra, không bám vào thành tử cung được nữa. Đây là triệu chứng khá nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Nếu mẹ có biểu hiện đau bụng lâm râm, thậm chí đau dữ dội, chảy dịch kèm xuất huyết âm đạo và bong nút nhầy, hãy nghĩ ngay đến nguy cơ bị bong nhau thai. Thai phụ cần đến bệnh viện để tiến hành thăm khám ngay.
Phụ nữ mang thai tuần thứ 35 đau bụng lâm râm có sao không?
Để xác định được mẹ bầu 35 tuần đau bụng lâm râm có nguy hiểm hay không, phải căn cứ vào việc xác định triệu chứng này do đâu mà có.
Đó có thể chỉ là biểu hiện sinh lý thông thường. Do thai nhi ngày một lớn, khiến cơ thể của mẹ xuất hiện một số triệu chứng làm mẹ bị đau bụng lâm râm. Bao gồm các triệu chứng sinh lý như cơn gò tử cung Braxton-Hicks, sự chèn ép thai nhi khiến bụng dưới bị đau, đau dây chằng hoặc do tình trạng táo bón, khó tiêu.
Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm của một số bệnh lý phổ biến hay xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đó là lúc mẹ cần phải đề phòng những biến chứng sau đây:
Sinh non
Nếu như phụ nữ mang thai ở tuần 35 bị đau bụng lâm râm, kèm một số biểu hiện sau đây, chính là dấu hiệu của việc bạn bị sinh non:
-
Hiện tượng thai máy bị giảm một cách đột ngột.
-
Tử cung bị co thắt, kèm chảy dịch nhiều và xuất huyết âm đạo.
-
Bị đau lưng liên tục, kéo dài.
Tiền sản giật
Tiền sản giật là hội chứng bệnh lý trước khi người mang thai bị sản giật - Co giật toàn thân không giải thích được. Hiện tượng này đặc biệt nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi.
Từ tuần 20 trở đi, 5% đến 7% phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng của tiền sản giật.
Để phòng tránh nguy cơ bị sản giật, mẹ bầu cần đi thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế. Nhất là khi bụng có dấu hiệu đau lâm râm, kèm theo là cảm giác buồn nôn, đau đầu, mờ mắt và bị phù chân.
Xem thêm: Tổng hợp những điều mẹ bầu tuần 35 cần phải biết
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mẹ bầu 35 tuần đau bụng lâm râm thường là biểu hiện của các triệu chứng sinh lý trong quá trình mang thai. Mặc dù khá an toàn nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Cách tốt nhất là hãy đến gặp bác sĩ để trực tiếp kiểm tra, xác định chắc chắn đó có phải là do sinh lý hay không.
Nếu là do bệnh lý như bong nhau thai và tiền sản giật, mẹ bầu cần ngay lập tức đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
Chuyên gia y tế sẽ làm các xét nghiệm, kiểm tra để chẩn đoán, xác định nguyên nhân cơn đau và đưa ra hướng xử trí phù hợp.
Mẹ bầu 35 tuần đau bụng lâm râm là triệu chứng tiềm ẩn nhiều nguy cơ với thai phụ. Trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và tìm tới bác sĩ đúng lúc là điều quan trọng giúp mẹ cập bến thai kỳ an toàn.
Abdominal Pain During Pregnancy: Common Causes and When to Call the Doctor - Truy cập ngày 21/05/2022
https://www.parents.com/pregnancy/my-body/aches-pains/pregnancy-abdominal-pain/
Abdominal Pain and Pregnancy: What to Know - Truy cập ngày 21/05/2022
https://www.webmd.com/parenting/abdominal-pain-and-pregnancy-what-to-know
What causes upper stomach pain in the third trimester? - Truy cập ngày 21/05/2022
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324736
Abdominal Pain During Pregnancy: Is It Gas Pain or Something Else? - Truy cập ngày 21/05/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/gas-pain-during-pregnancy