Bà bầu tháng cuối gò cứng bụng có phải là dấu hiệu sắp sinh hay không là điều rất nhiều chị em thắc mắc. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Bạn đọc hãy cùng Monkey tìm hiểu trong bài viết dưới đây để biết cách xử lý tốt nhất.
Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối bị gò cứng bụng
Bà bầu tháng cuối gò cứng bụng là hiện tượng rất nhiều người gặp phải. Thực tế, hiện tượng này đã bắt đầu xảy ra từ cuối tam cá nguyệt thứ 2. Đối với những mẹ bầu có vóc dáng vừa phải sẽ cảm nhận rõ nét hơn so với những mẹ hơi thừa cân.
Một số nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai tháng cuối bụng gò nhiều có thể kể đến như:
-
Thai nhi chuyển động: Sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn trong khi không gian bụng chật hẹp. Do đó, mỗi khi chuyển động, thai nhi sẽ tạo ra những “cú huých” khiến bụng cứng khi mang thai tháng thứ 9.
-
Áp lực của tử cung lên các bộ phận khác: Khi thai nhi ngày một lớn, khoang chậu và trực tràng cùng nhiều cơ quan bộ phận khác phải gánh chịu áp lực lớn từ tử cung. Từ đó cũng tạo ra hiện tượng căng cứng bụng khi mang thai tháng cuối.
-
Buồn tiểu: Việc mẹ bầu buồn tiểu mà chưa được giải quyết kịp thời cũng là nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối gò cứng bụng. Vì vậy, mẹ bầu không nên nhịn tiểu.
-
Táo bón: Mẹ bầu nên uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ chất xơ để cải thiện chứng táo bón giúp giảm bớt hiện tượng gò cứng bụng khi mang thai tháng cuối.
-
Tâm trạng của mẹ bầu thay đổi đột ngột như: hạnh phúc, buồn rầu, lo lắng,...
-
Ngoài ra, bà bầu tháng cuối bị gò cứng bụng còn do các nguyên nhân khác như: xoa bụng, xoa nắn đầu ti,...Những hành động này có thể khiến thai phụ có cơn chuyển dạ sinh con sớm hơn dự kiến. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu cần tránh thực hiện những hành động này.
Bụng gò cứng khi mang thai tháng thứ 9 có nguy hiểm không?
Các bác sĩ sản khoa cho biết, hiện tượng bà bầu tháng cuối gò cứng bụng xảy ra rất thường xuyên. Điều này hoàn toàn không đáng lo ngại khi nó không đi kèm với các triệu chứng khác như:
-
Đau lưng, đau bụng
-
Chuột rút
-
Chảy máu âm đạo
-
Buồn nôn, ói mửa nhiều
-
Khó thở
-
Giảm cân không rõ lý do
-
Vàng da
-
Tần suất cơn gò cứng bụng diễn ra 10 phút lần hoặc dày đặc hơn.
Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu mà Monkey vừa liệt kê trên đây, mẹ bầu cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời. Ngược lại, nếu không thấy dấu hiệu nào bất thường ngoài hiện tượng gò cứng bụng, mẹ chỉ cần nghỉ ngơi, thư giãn một lúc cơn gò sẽ tự động biến mất.
Xem thêm:
- Bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư có đáng lo ngại? Mẹ bầu nên làm gì?
- 8+ dấu hiệu có thai khi đang đặt vòng và những rủi ro mẹ bầu cần biết
Bà bầu tháng cuối bị gò cứng bụng có phải sắp sinh?
Rất nhiều người gặp tình trạng căng cứng bụng khi mang thai tháng cuối thắc mắc liệu đó có phải là dấu hiệu sắp sinh? Các chuyên gia cho biết, từ tuần thứ 37 của thai kỳ trở đi, các cơn gò xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần chính là dấu hiệu báo ngày em bé chào đời đang đến rất gần.
Lúc này, mẹ bầu cần chuẩn bị sẵn sàng các đồ dùng cần thiết khi nằm viện như quần áo, tã bỉm,... Cần tránh tình trạng mang quá nhiều hoặc quá ít sẽ dẫn đến nhiều bất cập.
Còn dấu hiệu báo chuyển dạ sinh con là khi các cơn gò xuất hiện thành từng cơn với tần suất dày đặc hơn khoảng hơn 6 lần trong 1 giờ và đi kèm với các dấu hiệu khác như:
-
Chuột rút vùng bụng dưới
-
Đau lưng dưới
-
Dịch âm đạo tiết ra nhiều và kèm máu báo
-
Đau tức vùng chậu, cảm giác em bé đang đẩy xuống
Khi thấy những dấu hiệu này xuất hiện, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để sinh con kịp thời và an toàn. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý nếu hiện tượng gò cứng bụng xuất hiện dồn dập ngay từ tuần thứ 37 rất có thể là dấu hiệu sinh non. Đặc biệt là những thai phụ có nguy cơ cao bị sinh non cần phải chú ý đến các dấu hiệu chuyển dạ khác để kịp thời được xử lý an toàn.
Ngược lại, nếu bà bầu tháng cuối gò cứng bụng với tần suất vừa phải và không kèm những dấu hiệu kể trên thì có thể yên tâm đó chỉ là cơn gò sinh lý. Mẹ chỉ cần nghỉ ngơi là cơn gò sẽ tự động biến mất.
Mang bầu 9 tháng có quan hệ được không và các vấn đề phụ nữ cần quan tâm?
Bà bầu tháng cuối mệt mỏi: “Đối phó” bằng cách nào?
Bà bầu tháng cuối nên đi bộ bao lâu để quá trình sinh nở dễ dàng hơn?
Bà bầu tháng cuối bị gò cứng bụng phải làm sao?
Khi bước sang giai đoạn cận kề ngày dự kiến sinh, mẹ bầu tháng cuối gò cứng bụng cần chú ý theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe thai kỳ. Điều này nhằm giúp mẹ bầu phán đoán đó có phải dấu hiệu sắp sinh hay không, đồng thời phát hiện kịp thời các nguy cơ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.
Dưới đây là các dấu hiệu mà phụ nữ mang thai tháng thứ 9 bị căng cứng bụng cần theo dõi như:
-
Tần suất các cơn gò xuất hiện khoảng bao nhiêu lần trong 10 phút hoặc trong 1 giờ.
-
Lưu ý đến các dấu hiệu chuyển dạ có thể xảy ra.
-
Chú ý đến chuyển động của thai nhi trong bụng.
Ngoài ra, khi các cơn gò bụng báo hiệu sắp sinh xuất hiện, bà bầu cần chăm sóc sức khỏe bản thân được tốt. Mẹ nên nghỉ ngơi bằng cách nằm hơi nghiêng về bên trái hoặc phải miễn sao mẹ cảm thấy dễ chịu nhất. Có thể kê thêm một chiếc gối dưới lưng để đỡ mỏi, giảm bớt áp lực.
Nếu chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ bầu chỉ cần nằm nghỉ ngơi khoảng 1 giờ thì các cơn co thắt tử cung, gò cứng bụng sẽ giảm và biến mất.
Thai phụ cần lưu ý tránh tư thế nằm ngửa vì sẽ khiến các cơn gò xảy ra nhiều hơn. Đồng thời mẹ cũng không nên nằm nghiêng hẳn về một bên bởi tư thế này sẽ rất khó cảm nhận rõ các cơn gò xuất hiện.
Ngoài ra, mẹ cần chú ý uống nhiều nước và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để giảm bớt cơn co gò và hỗ trợ quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn.
Như vậy, thông qua bài viết này chúng ta đã giải đáp được rất nhiều vấn đề liên quan đến hiện tượng bà bầu tháng cuối gò cứng bụng. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp các chị em đang mang thai sinh nở dễ dàng và an toàn nhất. Nếu ba mẹ cần biết điều gì liên quan đến mang thai, chăm sóc và nuôi dạy con, hãy nhanh tay truy cập website Monkey.edu.vn nhé!
Why your pregnant belly feels tight and heavy - Ngày truy cập: 11/08/2022
https://www.babycenter.com/pregnancy/your-body/stomach-tightening-during-pregnancy_40009094