Ba tháng đầu và cuối thai kỳ là thời điểm mẹ bầu hay đi tiểu nhiều nhất. Vậy bà bầu tháng cuối đi tiểu nhiều là do đâu? Có nguy hiểm hay không và mức độ đi tiểu như thế nào là hợp lý? Trong bài viết này, Monkey sẽ giải đáp rõ những câu hỏi đó, đồng thời “bật mí” cho các mẹ cách giảm bớt triệu chứng đi tiểu nhiều rất hiệu quả.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối đi tiểu nhiều
Bà bầu tháng cuối đi tiểu nhiều là tình trạng xảy ra rất phổ biến không có gì là lạ. Điều này xuất phát từ sự thay đổi của cơ thể khi mang thai, thói quen của mẹ bầu hay thậm chí là cả yếu tố bệnh lý. Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân gây ra chứng đi tiểu nhiều ở bà bầu tháng cuối.
Nội tiết tố thay đổi
Khi mang thai, nồng độ hCG trong cơ thể tăng cao, khiến cho lưu lượng máu tăng cao ở vùng chậu, tử cung và thận. Từ đó, bàng quang của thai phụ bị chèn ép, dẫn đến cảm giác buồn tiểu thường xuyên xuất hiện.
Bàng quang phải chịu nhiều áp lực
Sức chứa bình thường của bàng quang dao động từ 400-500ml nước tiểu. Tuy nhiên, khi tử cung ngày càng to do thai nhi phát triển đã chèn ép vào bàng quang, khiến bàng quang không thể chứa được nhiều nước tiểu. Điều này đã thúc ép mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần hơn để giải quyết áp lực cho bàng quang. Tình trạng này sẽ không còn xuất hiện sau khi mẹ sinh em bé.
Lượng chất lỏng dư thừa
Khi mang thai, thận phải làm việc với công suất cao hơn rất nhiều lần so với bình thường. Nguyên nhân là do lượng máu trong cơ thể mẹ bầu tăng cao tới hơn 50% so với thời điểm trước khi mang thai. Vì vậy, thận cần hoạt động hết công suất để xử lý và đưa chất lỏng dư thừa đến bàng quang và đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
Tăng tĩnh mạch
Trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ, hệ tuần hoàn của bà bầu tăng khiến hệ bài tiết tiết ra nhiều nước tiểu hơn. Đó là một trong những lý do khiến bà bầu tháng cuối đi tiểu nhiều lần.
Thói quen mẹ bầu uống nhiều nước
Uống nhiều nước là lý do khiến bất kỳ ai chứ không chỉ riêng bà bầu tháng cuối đi tiểu nhiều. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ cần bố trí thời gian và lượng nước bổ sung cho cơ thể hợp lý. Tốt nhất không nên uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ khiến mẹ đi tiểu nhiều lần trong đêm, dẫn đến mất ngủ.
Các bệnh lý gây nên
Ngoài yếu tố thói quen và sinh lý kể trên thì bà bầu tháng cuối đi tiểu nhiều còn do một số bệnh lý gây nên. Điển hình nhất có thể kể đến các loại bệnh gồm: nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bàng quang và bệnh tiểu đường thai kỳ. Đây đều là những loại bệnh xuất hiện rất phổ biến ở phụ nữ mang thai.
-
Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang có thể khiến phụ nữ mang thai tháng thứ 9 đi tiểu nhiều và kèm các triệu chứng khác như: đi tiểu ra máu, tiểu đau, nóng rát khi đi tiểu. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gia tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, đe dọa sự an toàn của cả mẹ và thai nhi.
-
Tiểu đường thai kỳ cũng là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm đối với bà bầu. Bệnh không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiễm khuẩn niệu và nhiều biến chứng thai sản khác. Vì vậy, mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cần lưu ý đi khám định kỳ để có biện pháp xử lý kịp thời với các nguy cơ có thể xảy ra.
Bà bầu tháng cuối đi tiểu bao nhiêu lần mỗi ngày là bình thường?
Tình trạng bà bầu tháng cuối đi tiểu nhiều xảy ra tuy phổ biến nhưng các mẹ cũng cần nắm rõ các vấn đề: đi tiểu bao nhiêu lần mỗi ngày là bình thường hay đi tiểu mức độ như nào là bất bình thường? Từ đó chúng ta có thể tầm soát các vấn đề nguy hiểm được một cách tốt nhất.
Theo các chuyên gia, tần suất đi tiểu của mẹ bầu ngoài phụ thuộc vào thói quen của mẹ còn phụ thuộc vào độ tuổi của thai nhi. Tần suất đi tiểu nhiều nhất ở bà bầu sẽ rơi vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân bởi đây là các giai đoạn cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi nhất. Còn trong tam cá nguyệt thứ hai, cơ thể mẹ đã quen với sự có mặt của em bé và áp lực từ tử cung lên bàng quang cũng giảm bớt nên mẹ không đi tiểu quá nhiều.
Trong tháng cuối cùng của thai kỳ, trung bình mỗi ngày mẹ bầu sẽ đi tiểu từ 6-7 lần. Mẹ có thể đi tiểu tối thiểu 4 lần và tối đa 10 lần trong ngày. Nếu thấy đi tiểu quá nhiều hoặc quá ít so với con số nêu trên, mẹ bầu cần tiếp tục theo dõi sự thay đổi của cơ thể và đi khám ngay khi thấy có những điểm bất thường xảy ra.
Xem thêm:
- Bà bầu tháng cuối bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?
- Bà bầu tháng cuối đi tiểu ra máu tuyệt đối không được chủ quan vì những lý do này!
Bà bầu tháng cuối đi tiểu nhiều có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, bà bầu tháng cuối đi tiểu nhiều có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, sự thay đổi nội tiết tố và yếu tố bệnh lý. Hầu hết phụ nữ mang thai tháng cuối thường xuyên buồn tiểu là do sinh lý và nội tiết tố thay đổi nên các mẹ không cần quá lo lắng. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi mẹ sinh em bé, cơ thể trở lại bình thường.
Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý tình trạng buồn tiểu nhiều xảy ra là do bệnh lý thì sẽ rất nguy hiểm. Nếu bà bầu tháng cuối đi tiểu nhiều thấy các dấu hiệu đi kèm như: tiểu buốt, tiểu đau, cảm giác nóng rát khi đi tiểu hoặc kèm lẫn máu,...thì cần đi khám càng sớm càng tốt.
Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của bé.
Đối với thai nhi, nguy cơ bị nhiễm khuẩn sơ sinh, sảy thai, sinh non,...rất có khả năng sẽ xảy ra. Còn với thai phụ, nếu mẹ bị viêm đường tiết niệu tại thận (còn gọi là viêm đài bể thận cấp tính hay nhiễm trùng thận) thì vi khuẩn còn có thể xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng đường huyết. Tình trạng này rất nguy hiểm cho tính mạng của sản phụ và thai nhi nên mẹ bầu cần được điều trị sớm.
Ngoài ra, bà bầu tháng cuối đi tiểu nhiều cũng cần cẩn trọng với bệnh tiểu đường thai kỳ. Cùng với triệu chứng đi tiểu nhiều, thai phụ bị tiểu đường còn thường xuyên cảm thấy khát nước, thị lực giảm, cơ thể mệt mỏi.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ gồm có: gia tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu, sinh non, mẹ bầu bị tăng huyết áp, đa ối, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh mổ,....Mẹ bầu cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán sớm và hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất, đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.
Cách khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều cho bà bầu sắp sinh
Đi tiểu nhiều lần trong ngày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi mà còn khiến cuộc sống sinh hoạt của mẹ bị đảo lộn, gặp nhiều phiền toái. Để giảm bớt những tác động tiêu cực xảy ra, bà bầu có thể áp dụng các biện pháp giúp giảm bớt triệu chứng đi tiểu nhiều khi mang thai tháng cuối như sau:
-
Trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước.
-
Đi tiểu trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng đi tiểu đêm.
-
Tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu như: đồ uống có ga, nước ngọt, cà phê, trà, soda, đồ ngọt...
-
Cúi người về phía trước trong lúc đi tiểu để tạo lực chèn ép vào bàng quang, đẩy hết nước tiểu ra ngoài. Như vậy, bàng quang sẽ chứa được nhiều nước tiểu hơn và lâu có cảm giác buồn tiểu.
-
Đi tiểu ngay khi có nhu cầu. Việc mẹ bầu buồn tiểu sẽ khiến sàn cơ chậu bị yếu đi, dẫn đến hậu quả là mẹ bị đi tiểu mất kiểm soát.
-
Thực hiện bài tập kegel giúp kiểm soát cơ sàn chậu khoảng 3 lần/ngày với 10 – 20 cơn co thắt trong 10 giây. Với cách tập luyện này, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái và khỏe khoắn hơn hơn khi giảm bớt được triệu chứng đi tiểu nhiều. Cách tập như sau:
-
Bước 1: Xác định vị trí cơ sàn chậu bằng cách ngừng tiểu khi mẹ bầu đang đi tiểu. Khi cơ sàn chậu khép lại, nước tiểu sẽ ngừng chảy.
-
Bước 2: Sau đó thực hiện động tác này lặp đi lặp lại khoảng 4-5 lần giữ trong khoảng 10 giây.
-
Giữ tâm trạng thật thoải mái để giúp bàng quang không phải chịu nhiều áp lực.
Trên đây là tổng hợp rất đầy đủ các vấn đề liên quan đến bà bầu tháng cuối đi tiểu nhiều mà Monkey muốn chia sẻ đến các chị em. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp các mẹ đang gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều giảm bớt triệu chứng và có sức khỏe tốt để đón bé chào đời.
Frequent urination during pregnancy - Ngày truy cập: 15/09/2022
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/frequent-urination-during-pregnancy