zalo
Bị bệnh tim mang thai nguy hiểm như thế nào? Mẹ bầu mắc bệnh tim cần lưu ý gì?
Thai kỳ

Bị bệnh tim mang thai nguy hiểm như thế nào? Mẹ bầu mắc bệnh tim cần lưu ý gì?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

05/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Phụ nữ bị bệnh tim mang thai có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của thai phụ và thai nhi.  Vậy người bị bệnh nền tim mạch hoặc phát hiện bệnh tim trong quá trình mang thai cần phải gì để mang thai an toàn?

Mức độ nguy hiểm nếu bị bệnh tim khi mang thai

Theo số liệu thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng nửa triệu sản phụ tử vong do các biến chứng gây nên. Trong đó, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân phổ biến, với 12% là do tăng huyết áp và khoảng 20% do các bệnh tim. 

Còn tại Việt Nam, Bộ Y tế ước tính khoảng 220/100.000 trường hợp sinh đẻ sản phụ bị tử vong. Phụ nữ mang thai mắc bệnh tim thường liên quan đến van tim do di chứng thấp tim hoặc do bệnh tim bẩm sinh.

Tình trạng thai phụ tử vong do bệnh lý tim mạch ngày càng đáng báo động. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những con số trên đang báo động về sự an toàn của các thai phụ bị bệnh tim mạch. Các chuyên gia cho biết, khi mang thai, cơ thể của các mẹ bầu thay đổi về tâm sinh lý, huyết học, tuần hoàn, giải phẫu,... 

Với những người có hệ thống tim mạch khỏe mạnh hoàn toàn có thể thích ứng được với những thay đổi đó. Tuy nhiên, những sản phụ bị bệnh tim khi mang thai sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ lớn, dễ xảy ra tai biến, biến chứng nguy hiểm cho cả sản mẹ và bé. Vậy những nguy hiểm đó cụ thể là gì?

Ảnh hưởng của bệnh tim đến thai kỳ

Bệnh tim khi mang thai có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ mắc bệnh tim khi mang thai có thể thiếu oxy và chất dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Tùy vào từng giai đoạn thai kỳ và tình trạng bệnh của người mẹ có thể gây ra những biến chứng với mức độ khác nhau như:

  • Thai nhi gầy yếu, nhẹ cân so với tuổi thai

  • Thai chậm phát triển, bị suy thai mãn tính

  • Nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh cao, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh có tím.

  • Nguy cơ sảy thai, sinh non

  • Thai chết lưu trong tử cung hoặc chết khi chuyển dạ.

Ảnh hưởng của việc mang thai đến bệnh tim mạch

Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe thai kỳ mà người bị bệnh tim mang thai còn bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì gánh nặng cho tim ngày càng tăng lên khiến bệnh tim của thai phụ trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ.

Tình trạng bệnh tim có thể tăng nặng trong thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những nguy hiểm về sức khỏe mà thai phụ có thể sẽ phải đối mặt như:

  • Suy tim cấp

  • Rối loạn nhịp tim

  • Phù phổi cấp

  • Thuyên tắc mạch phổi

  • Tắc mạch do huyết khối

  • Thiếu máu trong thai kỳ

  • Tăng huyết áp thai kỳ gây biến chứng tiền sản giật, sản giật

  • Đột tử

Người mắc bệnh tim có mang thai được không?

Đối với người phụ nữ, được mang thai và sinh con là một niềm hạnh phúc vô cùng lớn. Tuy nhiên, vô vàn những nguy hiểm có thể xảy ra với người mắc bệnh tim bất cứ lúc nào. Chính vì thế, không ít người lo lắng rằng: bệnh tim có mang thai được không? 

Người mắc bệnh tim mức độ nặng không nên mang thai để tránh nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên thực tế, bệnh tim hiện nay đã có thể kiểm soát và điều trị ở những trường hợp mắc bệnh tim mức độ nhẹ nhờ sự phát triển của y học. Vì thế, sức khỏe của mẹ và bé không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, một số trường hợp thai phụ bị bệnh tim không nên mang thai như sau:

  • Những người có tăng áp lực động mạch phổi, đặc biệt là bệnh nhân có hội chứng Eisenmenger. Tỉ lệ sản phụ tử vong ở nhóm bệnh nhân này khoảng 30%.

  • Người bệnh có chức năng tim giảm, EF <30% sẽ không đáp ứng được với sự quá tải thể tích trong thời kỳ mang thai.

  • Những người bị giãn động mạch chủ, van động mạch chủ hai lá van, ...chưa được điều trị. Nếu động mạch chủ >45mm,nguy cơ vỡ động mạch chủ, bóc tách trong thai kỳ rất cao.

  • Người bị rối loạn nhịp tim mức độ nặng, tăng huyết áp chưa được kiểm soát tốt.

  • Người bị bệnh van tim (hẹp van tim, hở van tim) chưa được điều trị dứt điểm. 

  • Người mắc bệnh tim bẩm sinh có tím đã gây tăng áp lực động mạch phổi nặng, chưa được điều trị.

Như vậy, không chỉ riêng những người mắc bệnh tim mà cả phụ nữ bị bệnh tim bẩm sinh có mang thai được không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh thuộc mức độ nào. Hơn nữa, người bị tim bẩm sinh khi mang thai cũng có nguy cơ thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh cao hơn những đứa trẻ khác.

Nếu phụ nữ mắc các bệnh lý về tim mạch ở mức nghiêm trọng kể trên nếu chưa được điều trị có thể gây nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con bất cứ lúc nào. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất những trường hợp này không nên mang thai. Các trường hợp bị bệnh tim muốn có thai hoặc đã có thai thì nên giữ để sinh em bé hay không cần  hỏi ý kiến bác sĩ sản khoa và tim mạch.

Người bị tim mức độ nhẹ khi mang thai cần theo dõi chặt chẽ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, những trường hợp mắc bệnh nhẹ khi mang thai vẫn cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ. Ở tuần thứ 10 của thai kỳ, bác sĩ tim mạch có thể siêu âm tim để kiểm tra bào thai có bị tổn thương tim không, từ đó có cách xử lý phù hợp.

Đặc biệt, sản phụ còn phải tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe như:

  • Thực hiện chế độ ăn phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cho mẹ và thai nhi, tránh thiếu máu

  • Duy trì cân nặng vừa phải

  • Ăn ít hơn 2 gram muối trong ngày

  • Nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh

  • Nằm nghỉ nghiêng sang bên trái ít nhất 1 giờ/ngày

  • Khám định kỳ đầy đủ

  • Đến bệnh viện ngay khi có những triệu chứng bất thường để được kiểm tra và xử lý kịp thời

Phụ nữ bị bệnh tim khi mang thai cần lưu ý những gì?

Kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải

Phụ nữ mang thai tăng cân quá nhiều có thể gây ra các biến chứng về tim mạch, huyết áp, rối loạn lipid máu, thậm chí đột quỵ,... Vì thế, các chị em cần lưu ý duy trì cân nặng ở mức vừa phải, không để tăng cân quá nhiều, đặc biệt là tăng bất thường trong thời gian ngắn.

Ăn uống hợp lý góp phần duy trì cân nặng thai phụ ở mức phù hợp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chế độ ăn uống hợp lý

Không ít người cho rằng, mang thai là phải “ăn cho hai người” nên đã mất kiểm soát trong việc ăn uống. Bổ sung dinh dưỡng để tốt cho sự phát triển của thai nhi là hoàn toàn đúng nhưng cần phải đúng cách. Việc mẹ bầu ăn uống thừa đạm, đường và chất béo có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé. 

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ bị bệnh tim mang thai cần bổ sung nhiều rau củ quả tươi, không nên ăn các món chiên xào, ăn ít muối dưới 2 gram trong một ngày. Ăn mặn có thể khiến mẹ bầu tăng huyết áp, nguy cơ bị đau tim, suy tim và tai biến mạch máu não,...

Xem thêm:

Tránh hoạt động thể lực

Mẹ bầu bị bệnh tim không nên vận động mạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các hoạt động thể lực mạnh có thể gây sức ép lớn lên tim, khiến tim phải hoạt động quá tải. Đặc biệt là khi mang thai, sức khỏe yếu cùng với tình trạng bệnh sẽ không tốt cho sức khỏe người bệnh. 

Tuy nhiên, không phải vì thế mà thai phụ mắc bệnh tim không vận động gì cả, thay vào đó nên vận động nhẹ nhàng, giúp tăng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể. Đi bộ cũng tốt cho bệnh tim mạch và phụ nữ mang thai dễ sinh hơn. Mỗi ngày mẹ bầu có thể đi bộ 30 phút tùy thể lực của mình, đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ.

Bổ sung sắt

Nhu cầu tiêu thụ sắt trong giai đoạn mang thai lớn hơn rất nhiều so với người bình thường. Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ lượng sắt cần thiết có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ luôn cảm thấy mệt mỏi, tâm lý thay đổi, có thể căng thẳng, stress bởi áp lực công việc hoặc dễ dàng xúc động. Những yếu tố này có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mắc bệnh tim. Có thể thai phụ sẽ bị tim tăng nhanh, tâm thần bất ổn, người run, vã mồ hôi,...

Thư giãn, thoải mái, tránh căng thẳng để tốt cho sức khỏe mẹ và bé. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo dõi thai kỳ chặt chẽ bởi bác sĩ tim mạch và sản khoa

Bệnh lý tim mạch tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nên sức khỏe mẹ bầu cần phải được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình mang thai bởi sự kết hợp của khoa sản và khoa tim mạch. Các bác sĩ có thể theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe thai kỳ, đồng thời phát hiện được những bất thường có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. 

Bên cạnh đó, thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc bổ cho thai kỳ cũng được bác sĩ thuộc hai chuyên khoa bàn luận và thống nhất. Điều này nhằm tránh nguy cơ mẹ bầu sử dụng loại thuốc điều trị bệnh nhưng có nguy cơ gây dị tật thai nhi, ảnh hưởng đến thai kỳ.

Người bệnh tim cần lưu ý gì trước khi có ý định mang thai?

Khám sức khỏe tim mạch trước khi có ý định mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia khuyến cáo, trước khi có ý định mang thai, người bị bệnh tim cần đi khám sức khỏe để đánh giá tình trạng bệnh và nghe tư vấn của bác sĩ. Các chị em cần phải hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh tim khi mang thai, từ đó sẽ có những phương pháp chăm sóc, theo dõi phù hợp.

Ngoài việc chuẩn bị các loại thuốc điều trị, hỗ trợ cần sử dụng trước và trong khi mang thai, theo dõi thai kỳ sát sao thì mẹ cần lưu ý lựa chọn trước bệnh viện để sinh có chuyên khoa tim mạch. Những điều này nhằm giảm thiểu những nguy cơ không mong muốn có thể xảy ra trong giai đoạn thai kỳ của mẹ và bé.

Qua bài viết này, các chị em đã có thể hiểu rõ được những nguy hiểm mà người bị bệnh tim mang thai có thể phải đối mặt. Từ đó, người bệnh sẽ biết cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tốt hơn, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey