zalo
Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ chín được không? - Lời khuyên từ bác sĩ
Thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ chín được không? - Lời khuyên từ bác sĩ

Thúy Anh
Thúy Anh

08/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Đu đủ là loại trái cây có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, vị ngọt của đu đủ lại khiến nhiều người e ngại, đặc biệt là những người bị cao huyết áp hoặc đái tháo đường. Liệu thai phụ bị tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ chín được không?

Giá trị dinh dưỡng bên trong đu đủ 

Trước khi tìm hiểu câu hỏi “Tiểu đường thai kỳ có ăn được đu đủ không”, mẹ nên biết một vài thông tin sau. Một trong những loại trái cây có chứa nguồn vitamin, khoáng chất và dưỡng chất phong phú là đu đủ. 

Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu được rằng, đu đủ có chứa nhiều chất đạm, chất béo, carbohydrate, chất xơ, B-carotene, Lycopene cùng nhiều vitamin A, vitamin nhóm B, chất sắt, canxi, kali, magie…

Hàm lượng đường trong quả đu đủ chỉ khoảng 8.3g trong một quả đu đủ chín. Trong khi đó, lượng nước lại chiếm đến 70% vô cùng có ích cho cơ thể. 

Với những thành phần trên, ăn đu đủ rất tốt cho tim mạch, tăng cảm giác no lâu, giảm thèm ăn, giúp lượng đường trong máu được ổn định.

Giá trị dinh dưỡng của đu đủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ chín được không?

Mẹ đã bao giờ nghe đến thông tin là ăn đu đủ khi đang mang thai sẽ gây sảy thai chưa? Điều này đúng nếu như thai phụ ăn đu đủ chưa chín. Mẹ có thể ăn đu đủ chín mà không lo bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tóm lại, thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không? Đáp án là được. Mẹ bầu có thể ăn đu đủ chín bình thường. Hàm lượng đường trong đu đủ chín ở mức thấp nên sẽ không gây tăng đường huyết sau khi ăn. 

Thêm vào đó, đu đủ chín cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu, do đó đây là một loại trái cây rất tốt mà mẹ nên bổ sung vào cơ thể.

Đu đủ xanh không tốt cho bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lợi ích bất ngờ của đu đủ đối với người tiểu đường thai kỳ

Ăn đu đủ trong thai kỳ sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu, chẳng hạn như:

Giúp tăng cường sức đề kháng

Hàm lượng beta carotene trong quả đu đủ cao hơn so với các loại trái cây khác. Khi tiền chất vitamin A này đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp làm tăng sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể chống lại một số căn bệnh nguy hiểm.

Giúp bổ sung vitamin

Đu đủ chín chứa nhiều vitamin như B1, B2, B6, C, PP… Đặc biệt, vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa. Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 thì quá trình chuyển hóa bị cản trở dẫn đến nhiều tổn thương ở tim mạch và hệ thần kinh trong giai đoạn mang thai. 

Bên cạnh đó, vitamin B2 trong quả đu đủ còn giúp phát triển thị giác, cơ quan trong cơ thể cùng hệ thần kinh của thai nhi.

Đu đủ bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giúp cung cấp các khoáng chất

Nguồn magie, kali, kẽm, canxi, sắt phong phú trong quả đu đủ vô cùng cần thiết cho thai nhi phát triển. Ngoài ra, khi ăn đu đủ thì mẹ bầu còn ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ.

Nhờ thành phần kali cao, mẹ bầu ăn đu đủ chín sẽ được giảm thiểu tình trạng chuột rút. Chưa kể, thể tích máu của thai phụ có thể tăng lên đến 50% trong thai kỳ. Bổ sung kali từ đu đủ có công dụng cân bằng nước và điện giải ở các tế bào.

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Mẹ bầu luôn cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện. Tuy nhiên, việc ăn nhiều có thể khiến mẹ bị tăng cân. Một loại thực phẩm lý tưởng vừa có nguồn dinh dưỡng dồi dào lại vừa không chứa nhiều calo, không gây tăng cân cho mẹ chính là đu đủ.

Đu đủ giúp mẹ kiểm soát cân nặng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hạn chế tình trạng táo bón

Việc cung cấp quá nhiều chất khi mang thai khiến mẹ bầu dễ đối mặt với tình trạng táo bón. Mẹ nên ăn đu đủ chín để ngăn ngừa hiệu quả điều này. Nguyên nhân là các vitamin nhóm B trong quả đu đủ chín hết sức có lợi cho hệ tiêu hóa.

Giúp bảo vệ xương khớp

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu sẽ thường xuyên bị tê cứng, đau nhức các khớp ngón tay, khuỷu tay, hông và đầu gối. Điều này khiến mẹ đi lại gặp khó khăn. Mẹ hãy bổ sung đu đủ với một lượng vừa phải để bổ sung thêm vitamin ngăn ngừa được các triệu chứng này, bảo vệ sụn, khớp chắc khỏe.

Đu đủ giúp bảo vệ xương khớp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường cần lưu ý gì khi ăn đu đủ?

Hiểu được mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ chín được không thì chưa đủ. Mẹ hãy lưu ý thêm những điều sau để việc ăn loại quả này phát huy tối đa hiệu quả:

  • Không nên ăn đu đủ quá lạnh: Mẹ nên gọt đu đủ và ăn trực tiếp, không nên ướp lạnh rồi mới ăn.

  • Không nên ăn quá nhiều cùng lúc để tránh bị vàng da ở mu bàn tay, lòng bàn tay, bàn chân. Việc ăn quá nhiều đu đủ còn khiến ruột già làm việc nhiều, tạo thêm áp lực cho hệ tiêu hóa.

  • Những mẹ bầu hay gặp vấn đề về hô hấp, hen suyễn thì nên hạn chế ăn đu đủ. Chất papain có trong loại quả này sẽ khiến mẹ bị sổ mũi, nghẹt mũi, dị ứng nắng, khó thở.

  • Không được ăn hạt đu đủ vì chúng có chứa độc.

  • Mỗi tuần, mẹ chỉ nên ăn đu đủ từ 2 đến 3 lần để kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất.

Những lưu ý đối với người mang thai bị tiểu đường khi ăn đu đủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Bị tiểu đường thai kỳ ăn chuối được không? Cần lưu ý gì?

Một số loại quả tốt cho bà bầu bị tiểu đường

Ngoài đu đủ, vẫn có một số loại trái cây mà mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn nhằm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Điển hình là:

  • Roi: Có tác dụng giải tỏa cơn khát, ngăn ngừa đi tiểu nhiều và khống chế tốt lượng đường trong máu.

  • Cam: Chứa nhiều vitamin C giúp cải thiện tình trạng bệnh.

  • Lê: Hàm lượng chất xơ phong phú, ít đường.

  • Bưởi: Các thành phần của quả bưởi có chức năng tăng cường chức năng huyết quản và tiêu viêm, giảm nguy cơ mắc đột quỵ, giảm cholesterol và triglycerid, tốt cho tim mạch. Ở mẹ bầu bị tiểu đường, vị đắng của quả bưởi còn hỗ trợ quá trình điều trị, giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng, hạn chế nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mẹ bị tiểu đường có thể ăn roi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc “Bị tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ chín được không?”. Khi mắc bệnh, mẹ hãy chú trọng việc lựa chọn trái cây và thời điểm ăn để tránh đường huyết bị tăng đột ngột nhé! 

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!