zalo
Mẹ bầu 21 tuần cần lưu ý và chuẩn bị những gì?
Thai kỳ

Mẹ bầu 21 tuần cần lưu ý và chuẩn bị những gì?

Thúy Anh
Thúy Anh

16/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

mẹ bầu 21 tuần, cảm giác gắn kết với thai nhi ngày càng rõ nét. Nắm bắt sự thay đổi của cơ thể và sự phát triển của thai nhi sẽ giúp mẹ trang bị thêm kiến thức chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng phù hợp.

Sự phát triển của thai nhi 

Thai nhi được 21 tuần tuổi là đang ở tháng thứ 5 thai kỳ với sự phát triển như sau:

  • Kích cỡ ngang 1 quả chuối, cân nặng 340g, dài khoảng 18cm. Tuy không phát triển với tốc độ chóng mặt như giai đoạn trước nhưng vẫn sinh trưởng nhanh.

  • Hệ tiêu hóa dần hoàn thiện, bé bắt đầu nuốt dịch màng ối.

  • Tế bào não tăng trưởng nhanh.

  • Xương cứng hơn, tủy xương bắt đầu sản xuất tế bào máu.

  • Mọc lông trên cơ thể và lông mày.

  • Bé gái hình thành âm đạo và tử cung, bé trai hình thành tinh hoàn.

  • Tay chân cân xứng hơn.

  • Chuyển động được cảm nhận rõ rệt.

  • Vị giác phát triển.

  • Tai hoàn thiện chức năng, có thể nghe được hầu hết mọi âm thanh ngoài tử cung.

  • Phân biệt được sáng tối.

  • Môi, mí, mắt và lông mày rõ nét, chồi răng tí hon bên dưới lợi bắt đầu hình thành.

Thai nhi 21 tuần tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những thay đổi trên cơ thể bà bầu tuần 21

Khi mang thai tuần thứ 21, mẹ có thể gặp những thay đổi sau:

Bụng to lên từng ngày

Bụng mẹ bầu 21 tuần tiếp tục to lên từng ngày. Cân nặng tăng thêm từ 4.5kg đến 6.3kg so với lúc bắt đầu mang thai. Đến giai đoạn này, mẹ không thể nào giấu được tình trạng bụng to lên nữa.

Bụng mẹ to lên từng ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hệ nội tiết

Vào giai đoạn đầu khi mới mang thai, nồng độ hormone progesterone thường cao hơn hormone estrogen một chút. Tuy nhiên, đến tháng này thì mức estrogen tăng nhanh, sẽ bắt kịp hàm lượng progesterone vào tuần 22.

Da thai phụ tiết nhiều dầu hơn, mặt nổi mụn trứng cá. Để đối phó tình trạng này, mẹ hãy dùng xà phòng nhẹ hoặc sữa rửa mặt để rửa sạch vùng bị mụn đều đặn 2 lần mỗi ngày. Thai phụ không nên tự ý dùng thuốc hay kem trị mụn nếu không được bác sĩ cho phép.

Mẹ dễ bị mụn trứng cá. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các loại dược phẩm điều trị mụn sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng.

Ngoài ra, hệ nội tiết thay đổi cũng là một nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai dễ rơi vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân trong thai kỳ.

Thai máy

Thai nhi đã có thể cử động được tất cả các cơ và bé còn thực hiện được nhiều động tác khác nhau. Mẹ có thể cảm nhận được thai máy rõ ràng. Ở tuần 21, các cú đã của bé mạnh hơn, sôi động hơn so với cảm giác bong bóng khí nhỏ trong bụng mẹ ở tháng trước.

Chứng đau đầu

Hormone thai sản tăng sẽ khiến mẹ bầu đối mặt với chứng đau đầu. Khi bị tình trạng này, bạn hãy nằm thư giãn trong phòng tối, đắp khăn mát lên mắt hoặc ăn một chút đồ ăn nhẹ. Nếu mẹ đột nhiên bị đau đầu dai dẳng kèm theo ảnh hưởng thị lực thì bạn cần đến bác sĩ ngay. 

Triệu chứng đau đầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dịch âm đạo

Dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn, lỏng, màu trắng hoặc trong, không mùi. Nhiều thai phụ đã dùng băng vệ sinh hàng ngày để đối phó với triệu chứng này. Tuy nhiên, băng vệ sinh lại dễ khiến vi khuẩn phát triển. Nếu mẹ bầu thấy ngứa và nóng rát khi đi tiểu thì hãy gặp bác sĩ để được kê thuốc điều trị nấm.

Dịch âm đạo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cảm giác như kim chích ở tay

Khi mang thai tuần 20, bạn sẽ có cảm giác như tay đang bị kim chích. Đây là hội chứng ống cổ tay do dịch quanh dây thần kinh cổ tay bị nghẽn, tác động lên ngón cái và trỏ. Phương pháp vật lý trị liệu và mang nẹp tay có thể hạn chế cảm giác tê bì và đau đớn.

Tâm lý

Mẹ bầu 21 tuần sẽ có cảm giác háo hức, hồi hộp, gắn kết hơn với thiên thần nhỏ. Tuy nhiên, một vài trường hợp lại cảm thấy lo lắng, bồn chồn bứt rứt do việc kiểm tra sàng lọc thai nhi vài tuần trước đôi khi đã phát hiện các khả năng xấu nhưng chưa thể xác định rõ ràng. Mẹ hãy trao đổi với bác sĩ về nỗi lo lắng đó.

 

Thường xuyên lo lắng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những cơn co thắt

Các cơn co thắt không đau diễn ra ở phần trên tử cung cũng sẽ được thai phụ cảm nhận rõ ràng. Đây là hiện tượng cơ thể bạn đang tập để chuẩn bị cho cơn chuyển dạ thực sự trong tương lai.

Một số thay đổi khác

Các thay đổi khác xảy ra với cơ thể phụ nữ mang thai tuần 21 là:

  • Giãn tĩnh mạch do lưu lượng máu tăng lên. Cẳng chân và bàn chân bị sưng vào cuối ngày.

  • Xuất hiện vết rạn trên bụng, đùi, hông, mông và ngực.

  • Huyết áp thấp hơn bình thường.

  • Ngực phát triển lớn hơn, xuất hiện các giọt dịch màu hơi vàng hoặc chứa nước trên núm vú hay còn gọi là sữa non.

  • Đau vùng lưng dưới do trọng tâm cơ thể thay đổi làm tăng áp lực lên vùng lưng. Ngoài ra, hormone relaxin có tác dụng làm giãn nở dây chằng và khớp còn là nguyên nhân gây đau lưng.

  • Dễ bị viêm nướu răng.

  • Ợ nóng, khó tiêu: Mẹ bầu nên tránh ăn cay, thức ăn nhiều dầu mỡ và chất kích thích.

  • Móng tay, móng chân mọc nhanh do hormone thai kỳ thay đổi và sự lưu thông máu trong cơ thể.

  • Chuyển dạ giả với các cơn co thắt tử cung xảy ra với tần suất thường, kéo dài thời gian khác nhau. Khi mẹ thay đổi tư thế nằm, đứng dậy và di chuyển thì những cơn đau này sẽ biến mất.

  • Khẩu vị tăng: Mẹ bầu nên mang theo các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe như nho khô, hạt…

Những thay đổi ở phụ nữ mang thai 21 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những xét nghiệm nào mẹ mang thai 21 tuần cần thực hiện?

Thai phụ 21 tuần sẽ được thực hiện những xét nghiệm và siêu âm thai bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu để đo lượng đường và hàm lượng chất đạm trong cơ thể.

  • Siêu âm thai giúp kiểm tra nhịp tim.

  • Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài.

  • Kiểm tra chiều cao đỉnh tử cung.

  • Xem thai phụ có bị giãn tĩnh mạch chân hay phù tay chân không.

  • Xem xét các dấu hiệu không bình thường mà thai phụ thường xuyên gặp phải để đưa ra phương án khắc phục, tránh ảnh hưởng thai nhi.

Một số xét nghiệm cần làm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Mẹ bầu tuần 20 cần biết những gì? 

Lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu 21 tuần

Để hành trình mang thai diễn ra thuận lợi, các bác sĩ có một số lời khuyên dành cho phụ nữ mang thai:

Chế độ dinh dưỡng

Mẹ bầu cần:

  • Không nên uống trà và cà phê để tránh cản trở quá trình hấp thu và tiết axit của dạ dày.

  • Uống từ 6 đến 8 cốc nước mỗi ngày.

  • Ăn các loại trái cây ít ngọt như nước dừa, cam…

  • Ăn nhiều rau xanh để cung cấp vitamin B cần thiết cho cơ thể.

  • Bổ sung ít nhất 30 mg sắt mỗi ngày để sản sinh hồng huyết cầu, tránh thiếu máu. Thai phụ có thể nạp sắt vào cơ thể thông qua chất bổ sung hoặc các thực phẩm có nhiều chất sắt như thịt bò, rau bina, tôm, cá mòi, hàu, trái cây sấy khô, rong biển…

  • Hạn chế tiêu thụ cafein vì nó sẽ làm giảm hấp thu sắt của cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tập thể dục nhẹ nhàng

Thai phụ hãy chọn các bài tập thể dục có cường độ nhẹ nhàng để tập luyện khi mang thai, điển hình là đi bộ hoặc yoga. Mỗi ngày đi bộ 30 phút sẽ giúp cơ thể kích thích sự hoạt động của nhu động ruột, phòng ngừa táo bón.

Một số bài tập thể dục cho mẹ bầu trong giai đoạn này là:

  • Tập xương chậu với bóng giúp củng cố cơ bụng khi mang thai: Mẹ ngồi trên sàn với phần lưng tựa vào bóng tập thể dục, mông không chạm sàn, chống 2 tay lên hông. Thực hiện đẩy lưng lên cao một chút, giữ yên trong vài giây rồi trở về tư thế ban đầu.

  • Bài tập kegel giúp tăng cường sự vững chắc cho nhóm cơ che chở, hỗ trợ cơ quan vùng chậu. Mẹ hãy thắt chặt cơ vùng chậu trong 10 giây rồi thả lỏng bình thường. Mỗi ngày, thai phụ nên tập kegel ít nhất 2 lần, mỗi lần 4 - 5 hiệp.

Bài tập yoga dành riêng cho bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bổ sung sắt

Việc bổ sung sắt sẽ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Mẹ bầu 21 tuần có thể ăn các thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, tôm, cá mòi, hàu, rau bina, rong biển, trái cây sấy khô, hạn chế tiêu thu cafein. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định mẹ sử dụng chất bổ sung sắt.

Duy trì cân nặng

Từ tuần 21, thai nhi sẽ phát triển nhanh nên chị em cần tăng thêm 400g mỗi tuần. Vào tháng thứ 6 thai kỳ, mẹ bầu nên tăng từ 1.6kg đến 2.2kg và duy trì mức tăng này là hợp lý.

Nên duy trì cân nặng hợp lý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chăm sóc da

Phụ nữ mang thai nên chọn kem dưỡng ẩm, mỹ phẩm trang điểm không chứa dầu và chất kích thích da. Mẹ không nên dùng thuốc trị mụn đường uống hoặc chỉ sử dụng theo bác sĩ kê đơn. Đối với những vết rạn da trên bụng, chị em có thể bắt đầu sử dụng kem chống rạn da.

Nên chăm sóc da hàng ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bố mẹ cần làm gì?

Khi thai được 21 tuần, các cặp vợ chồng hãy bắt đầu nghĩ đến kế hoạch nuôi con sau này, phương pháp dạy con như thế nào. Dưới đây là một số điều bố mẹ cần chú ý:

  • Thường xuyên trò chuyện với bé, cho bé nghe nhạc không lời, nhạc nhẹ để kích thích sự phát triển tư duy. Bố mẹ có thể cho bé làm quen với tiếng Anh từ sớm thông qua các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh trên app Monkey Stories. Ngoài ra, các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt trên app VMonkey cũng được nhiều bố mẹ lựa chọn để kết nối với trẻ.

  • Thai phụ nên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, đi giày bệt, tránh ngồi bắt chéo chân hoặc đứng quá lâu.

  • Tiếp tục khám thai định kỳ.

  • Tham gia lớp học tiền sản để có thêm kinh nghiệm mang thai và sinh em bé.

  • Chuẩn bị cảm xúc, đặt tên, chuẩn bị ngân sách nuôi bé.

Phần mềm VMonkey - Trợ thủ đắc lực cho quá trình thai giáo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu 21 tuần nhận được nhiều kiến thức hữu ích khi mang thai. Tuy có nhiều thay đổi trên cơ thể nhưng mẹ đừng quá lo lắng nhé! Mẹ hãy giữ một tinh thần thoải mái để có đủ sức khỏe tận hưởng thời gian này.

Week 21 – your 2nd trimester - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-21/

21 Weeks Pregnant - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-21.aspx

Week 21 of Your Pregnancy - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.verywellfamily.com/21-weeks-pregnant-4159022

21 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Truy cập ngày 12/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/21-weeks-pregnant

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey