Mẹ bầu tuần 20 đã có thể cảm nhận rõ được sự hiện diện của thai nhi. Đây là một dấu mốc quan trọng của cả bé và mẹ trong suốt thai kỳ. Vậy thai phụ cần tìm hiểu và chuẩn bị những gì để không bỏ lỡ giai đoạn này?
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi
Một nửa thai kỳ đã đi qua và các bé yêu đã có những sự thay đổi và phát triển hơn so với những tháng trước.
-
Cơ thể phát triển hơn với chiều dài khoảng 15 đến 20cm và cân nặng là từ 0,28 đến 0.39kg.
-
Da có một lớp phủ được gọi là chất gây giúp bảo vệ làn da mỏng manh của bé không bị nứt nẻ, trầy xước.
-
Não bộ và hệ thần kinh cũng có những sự phát triển nhất định và bé đã
-
Có thể phân biệt được sáng tối dù mí mắt vẫn chưa mở cho đến cuối kỳ mang thai của mẹ bầu.
-
Do việc hình thành phản xạ nên mỗi ngày bé nuốt vài chục ml nước ối giúp vị giác của bé dần hoàn chỉnh hơn.
Bà bầu tuần 20 có gì khác?
Mẹ bầu 20 tuần sẽ cảm nhận được rất rõ những sự thay đổi của bản thân.
-
Tử cung bắt đầu phát triển to ngang vùng rốn và ngày càng to dần lên còn vòng eo thì dần biến mất. Do bụng to dần dẫn đến nhiều bất tiện trong các hoạt động thường ngày và cả việc đi lại.
-
Xuất hiện những triệu chứng khó chịu của thai kỳ như đau lưng, mỏi gối.
-
Cơ thể nặng nề hơn khiến cho các cơ đường tiết niệu bị giãn ra và dễ bị nhiễm khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang. Điều này khiến cho việc đi vệ sinh khó khăn và đau rát hơn.
-
Hơi thở sẽ sâu hơn, cơ thể đổ nhiều mồ hôi và thèm ăn hơn trước đó.
Một số triệu chứng mẹ bầu tuần 20 có thể gặp
Ở mọi thời điểm của thai kỳ, thai phụ đều phải đối mặt với những triệu chứng khác nhau. Mẹ bầu tuần 20 cũng không ngoại lệ.
Ợ nóng, khó tiêu
Hiện tượng ợ nóng xuất hiện rất phổ biến, đặc biệt là ở nửa cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hóc môn progesterone và sự chèn ép của tử cung lên dạ dày khiến acid trào vào thực quản tạo thành chứng ợ nóng rất khó chịu.
Việc thường xuyên bị ợ nóng là nguyên nhân gây ra khó tiêu ở phụ nữ có thai. Đề đối phó với những cơn ợ nóng trong thai kỳ, các bà bầu tuần thứ 20 nên có một chế độ ăn uống khoa học và hạn chế ăn no nhé.
Chóng mặt, nhức đầu
Phụ nữ mang thai thường bị chóng mặt, nhức đầu. Ở giai đoạn này lượng máu
trong cơ thể mẹ tăng 30% do thai nhi phát triển làm cho huyết áp của mẹ tăng lên nhanh dẫn đến chóng mặt. Đặc biệt là khi thời tiết khô nóng hay ở trong không gian ngột ngạt thì thai phụ rất dễ mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt.
Ngoài ra, các bà bầu tuần thứ 20 bị mất nước, chán ăn,... cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Để khắc phục tình trạng này, phụ nữ mang thai nên nghỉ ngơi trong các không gian thông thoáng, ngồi xuống và đứng dậy từ từ, uống nhiều nước lọc, nước trái cây đề tích lũy năng lượng tránh chóng mặt vì hiện tượng giảm đường huyết.
Khó thở
Khi mang thai, hóc môn của mẹ thay đổi ảnh hưởng đến phổi và có khả năng kích thích vào trung tâm hô hấp ở não của mẹ bầu dẫn đến mẹ bầu cảm thấy khó thở và thường thở gấp hơn bình thường.
Khi cảm thấy khó thở, các mẹ hãy đổi tư thế để giải phóng đường thở. Ngoài ra, các mẹ hãy thường xuyên tập những bài tập như yoga, đi bộ, bơi lội… Vì chúng giúp điều hòa và kiểm soát hơi thở rất tốt. Mẹ cũng không nên làm việc nặng và làm việc quá sức.
Lượng máu tăng
Khi mang thai, mẹ thường tăng sinh nhịp tim và tăng sinh máu để có thể cung cấp đủ máu nuôi thai nhi. Vì vậy mà lượng mạch máu tăng sinh và lưu lượng máu cũng đòi hỏi nhiều hơn ở các bộ phận như tử cung, nhau thai hay vú,…
Điều này dẫn đến áp lực thành mạch cũng tăng lên nên huyết áp của mẹ bầu sẽ tăng nhẹ.
Để phòng ngừa tăng huyết áp quá cao, mẹ bầu nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ rau xanh, chất xơ, chất đạm, protein và tránh sử dụng các chất kích thích.
Chuột rút
Chuột rút là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu tuần 20. Chuột rút thường không nguy hiểm đến sức khỏe và sẽ tự hết sau khi sinh em bé nhưng nó gây đau nhức và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ. Để hạn chế chuột rút các mẹ hãy vận động vừa phải và uống đủ nước.
Phù nề
Khi thai càng lớn sẽ gây nên áp lực, chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới khiến cho những tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tim bị dồn ép. Dần dần máu sẽ bị dồn nhiều ở chân, gây hiện tượng phù bàn chân và mắt cá.
Thai phụ nên đi giày thoải mái và không mặc quần quá bó để hạn chế hiện tượng phù nề.
Lỗ rốn nhô ra ngoài
Trong thai kỳ, trọng lượng cơ thể mẹ tăng lên đáng kể và tử cung mở rộng tạo không gian cho em bé lớn lên. Ngoài ra, cơ thể phụ nữ mang thai cũng tích trữ nhiều chất lỏng khiến cho bụng mẹ ngày càng to lên và rốn căng ra, lỗ rốn nhô ra ngoài. Đây là một hiện tượng bình thường và sẽ hết sau khi sinh.
Bụng bầu
Bụng bầu của mẹ sẽ to dần theo sự phát triển của em bé. Khi bụng to lên thì trọng tâm cơ thể của mẹ sẽ dời ra phía trước khiến cho việc mẹ bầu đứng, cử động hay đi bộ đều thay đổi. Đôi khi, nếu không cẩn thận các mẹ còn dễ bị chúi ngã về trước.
Cân nặng
Các bà bầu tuần thứ 20 đều có cân nặng tăng trung bình khoảng 5kg so với trước đó. Cân nặng của các mẹ khi mang thai hợp lý nhất là nên duy trì tăng 0,4 kg/tuần. Đối với phụ nữ có thai có cân nặng thấp hơn trung bình thì mức độ tăng cân cần duy trì 0,5 kg/tuần.
Da
Khi mang thai các sắc tố melanin của da tăng lên sẽ làm xuất hiện các mảng da tối màu hơn trên trán, má, nách, cổ, ngực của mẹ bầu.
Ngoài ra, các nốt ruồi và tàn nhang cũng trở nên đậm hơn. Tuy nhiên, nếu thấy nốt ruồi cũ có sự thay đổi đáng kể về kích thước, hình dạng thì bạn nên đi khám bác sĩ.
Tóc và móng
Tóc và móng của các bà bầu tuần thứ 20 có xu hướng phát triển nhanh hơn bình thường. Móng tay thường mềm lại, giòn hoặc khô. Còn mái tóc thì có cảm giác như dày hơn, trông bóng mượt và khỏe mạnh hơn so với tóc lúc bình thường.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp thai phụ sẽ bị rụng tóc trong vòng sáu tháng sau sinh.
Cử động thai
Cử động thai hay thai máy là khi em bé có những cử động như xoay trở mình, giơ tay, đạp chân mà người mẹ có thể cảm nhận được. Thông thường, mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động thai vào tuần thứ 20 của thai kỳ. Một số mẹ có thể cảm nhận sớm hơn từ tuần 18.
Xem thêm: Những lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu 19 tuần
Lời khuyên của chuyên gia
Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia dành cho bà bầu tuần 20 cho thai kỳ khỏe mạnh.
Chế độ ăn uống
Phụ nữ có thai nên xây dựng cho bản thân một thực đơn khoa học và đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé nhưng vẫn phải kiểm soát sự tăng cân vừa phải khoảng 0,5kg/tuần:
-
Ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm sạch, lành mạnh, tăng cường khẩu phần rau xanh và trái cây trong thực đơn.
-
Nên bổ sung sắt bằng cách uống viên sắt hoặc sử dụng thực phẩm giàu sắt như: thịt nạc đỏ, thịt heo, đậu khô, rau bina,... Hoặc kết hợp với các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao.
-
Ăn nhiều các loại hạt như macca, hạnh nhân, óc chó sẽ làm giảm nguy cơ dị ứng của con sau khi chào đời và giúp tăng cường trí não cho thai nhi do chúng có chứa nhiều protein, khoáng chất và AHA.
Vận động
Việc vận động của phụ nữ mang thai là cần thiết nhưng nên tránh các hoạt động mạnh, quá sức.
-
Không đi xa nếu không thực sự cần thiết, không nên lái xe đặc biệt là xe ô tô bởi bụng to sẽ hạn chế khả năng điều khiển vô lăng.
-
Hạn chế tập luyện quá sức vì dễ dẫn đến chấn thương khi tập luyện quá sức.
-
Không đứng hoặc ngồi quá lâu, nên duỗi chân, vẩy tay hoặc đứng lên đi bộ nhẹ nhàng sau mỗi 5 đến 10 phút khi phải giữ một tư thế.
-
Nên thực hiện các bài tập với cường độ vừa phải, thực hiện bài tập aerobic, yoga,... dành cho bà bầu sẽ giúp thai phụ giãn cơ, giảm đau lưng, giảm huyết áp hiệu quả.
Trang phục
Lựa chọn trang phục phù hợp giúp thai phụ hoạt động thoải mái hơn:
-
Chọn những đôi giày dễ đi, rộng rãi không kích chân.
-
Chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát
-
Mua đồ bầu sớm vì với những bé phát triển nhanh thì quần áo của mẹ sẽ sớm bắt đầu trở nên chật chội.
Các xét nghiệm cần làm
Tuần thứ 20 là thời điểm mà cả mẹ và bé cần làm một số xét nghiệm giúp phát hiện sớm bất thường để xử lý kịp thời.
-
Các xét nghiệm xác định cân nặng, mức độ phát triển, và kiểm tra sự xuất hiện các dị tật ở thai nhi nên được thực hiện vì em bé đã phát triển hoàn thiện.
-
Xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh di truyền hoặc bệnh lây từ mẹ sang con để bác sĩ có thể sớm can thiệp nếu cần thiết.
-
Thai phụ nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm nguy cơ tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ để tránh ảnh hưởng đến cả bé và mẹ.
Thai giáo đúng cách
Bé có thể nghe được âm thanh bên ngoài từ tuần thứ 16 của thai kỳ. Lúc này, bố hãy thay mẹ trò chuyện, giao tiếp với bé. Việc này sẽ cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ và giúp bố mẹ gắn kết với thai nhi hơn. Trẻ được thai giáo sớm qua giao tiếp có khả năng biết nói cao hơn so với các bạn cùng tuổi.
Ngoài việc trò chuyện với con hàng ngày, bố mẹ hãy cho bé nghe những bài hát hoặc câu chuyện ngắn. Đây cũng là một trong những phương pháp thai giáo đang được rất nhiều bố mẹ áp dụng giúp con thông minh hơn ngay từ trong bụng mẹ.
Nếu bạn chưa biết tìm nguồn bài hát và câu chuyện phù hợp cho em bé ở đâu thì hãy tham khảo app VMonkey có các bài hát, câu chuyện bằng tiếng Việt đã được chọn lọc kỹ càng bởi các chuyên gia giúp kích thích sự phát triển tư duy, khả năng nhận biết và cảm xúc của bé.
Cùng với đó, app Monkey Stories có bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh. Các bé hoàn toàn có thể tiếp thu được ngôn ngữ mới ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Nghe tiếng Anh ở thời điểm này sẽ rất có lợi cho việc học ngoại ngữ của bé sau khi chào đời.
Hy vong các mẹ bầu tuần 20 sau khi đọc bài viết trên đã nắm bắt được những kiến thức cần thiết trong giai đoạn này. Hãy luôn ghi nhớ và thực hiện theo lời khuyên của chuyên gia mẹ nhé!
Week 20 – your 2nd trimester - Truy cập ngày 12/05/2022
https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-20/
20 Weeks Pregnant: Your Baby's Development - Truy cập ngày 12/05/2022
https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/20-weeks-pregnant
20 Weeks Pregnant: You’re Halfway There! What to Expect - Truy cập ngày 12/05/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/20-weeks-pregnant