zalo
Bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư có đáng lo ngại? Mẹ bầu nên làm gì?
Thai kỳ

Bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư có đáng lo ngại? Mẹ bầu nên làm gì?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

12/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Theo các bác sĩ sản khoa, bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư là hiện tượng sinh lý bình thường và xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên chủ quan với các dấu hiệu khí hư do bệnh lý có thể gây hại đến thai nhi. Vậy chúng ta cần xử lý bằng cách nào?

Khí hư là gì?

Trước khi đi tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư, chúng ta cần nắm rõ khái niệm khí hư là gì?

Khí hư bình thường có màu trắng, nhầy, không mùi hoặc hơi tanh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các bác sĩ cho biết, khí hư còn được gọi là huyết trắng hay dịch âm đạo. Khí hư bình thường có đặc điểm nhận dạng là màu trắng, nhầy, mùi hơi tanh hoặc không có mùi.

Vai trò của dịch âm đạo  giữ ẩm, cân bằng môi trường âm đạo để phòng ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm. Đồng thời, khí hư còn là chất bôi trơn, tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng dễ dàng xâm nhập để gặp trứng và thụ tinh.

Ngoài ra, các đặc điểm của khí hư còn là dấu hiệu nhận biết tình trạng sức khỏe vùng kín của phái nữ. Sự thay đổi về màu sắc, số lượng dịch âm đạo tiết ra sẽ cho chúng ta biết “cô bé” đang gặp vấn đề bệnh lý nào đó.

Thông thường, khí hư sẽ bắt đầu xuất hiện ở nữ giới đến tuổi dậy thì và kết thúc khi bước sang giai đoạn mãn kinh. Trong đó, giai đoạn sinh sản từ 20-30 tuổi, đặc biệt là khi phụ nữ mang thai là thời điểm dịch âm đạo tiết ra nhiều nhất.

Mang thai là giai đoạn dịch âm đạo tiết ra nhiều nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, tình trạng bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư hơn bình thường khiến các chị em lo lắng, đặc biệt là những người mang thai lần đầu. Trên thực tế thì điều này xảy ra rất phổ biến. Nguyên nhân có thể do hiện tượng sinh lý bình thường hoặc do yếu tố bệnh lý.

Vì vậy, phụ nữ mang thai tháng thứ 9 cần chú ý theo dõi về đặc điểm màu sắc, lượng khí hư tiết ra thường xuyên. Nếu có dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đi khám sớm để điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi.

Nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư

Có 2 yếu tố sinh lý và bệnh lý là nguyên nhân chính khiến bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư. Cụ thể:

Yếu tố sinh lý

Khí hư ra nhiều trong giai đoạn mang thai là hiện tượng bình thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Khi mang thai tháng cuối, thai nhi đã quay đầu hướng về phía âm đạo để chuẩn bị chào đời. Vì vậy, vùng xương chậu của mẹ sẽ bị phần đầu của em bé chèn vào, gây áp lực khiến khí hư ra nhiều hơn. Thậm chí có những lúc mẹ bầu còn cảm thấy khí hư ra ồ ạt cảm giác như bị tiểu rắt. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn không đáng lo ngại, việc của mẹ là chỉ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh nguy cơ viêm nhiễm.

  • Lượng hormone thai kỳ thay đổi cũng là nguyên nhân khiến bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư hơn.

  • Càng gần giai đoạn sinh, khung xương chậu và thành âm đạo càng mềm hơn khiến khí hư tiết ra nhiều.

  • Ở tháng cuối của thai kỳ, nếu chất dịch nhầy ra có kèm máu thì rất có thể đó là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Lúc này, thai phụ cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để đảm bảo quá trình sinh nở được thuận lợi nhất.

Yếu tố bệnh lý

Trong thời gian mang thai, hormone của mẹ bầu có nhiều thay đổi. Thêm vào đó là các yếu tố ngoại cảnh tác động như: chế độ dinh dưỡng, vệ sinh không sạch sẽ, nguồn nước ô nhiễm,...tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. 

Do đó, bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư có thể do đang bị viêm nhiễm âm đạo hoặc đang mắc các bệnh về đường sinh sản như: polyp cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung, lộ tuyến cổ tử cung,...

Xem thêm:

Bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư cẩn trọng với yếu tố bệnh lý

Theo các chuyên gia, huyết trắng sinh lý thường chỉ được tiết ra ở mức độ vừa phải, nó chỉ ra nhiều khi:

  • Phụ nữ đang trong giai đoạn rụng trứng, tiền kinh nguyệt.

  • Nhu cầu quan hệ tình dục của nữ giới tăng cao.

  • Phụ nữ mang thai.

Bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư có thể do yếu tố bệnh lý gây nên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như vậy, bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư là hoàn toàn bình thường nếu có màu trắng trong, dai nhầy khá giống lòng trắng trứng gà, không mùi hoặc mùi hơi tanh. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý đi khám phụ khoa ngay khi thấy có yếu tố bệnh lý với biểu hiện là sự bất thường về màu sắc, số lượng dịch âm đạo tiết ra. Cụ thể:

  • Dấu hiệu bị viêm âm đạo: Khí hư ra nhiều có mùi hôi khó chịu, màu sắc thay đổi, vùng kín sưng đỏ có kèm cảm giác đau rát.

  • Dấu hiệu viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục: Khí hư nhiều và mùi chua khó chịu, màu sắc chuyển sang xanh, vàng hoặc xám, nâu.

  • Dấu hiệu nguy cơ bị sảy thai: khí hư ra nhiều kèm theo máu rải tải.

  • Dấu hiệu chuyển dạ: Khí hư ra kèm máu màu hồng hoặc màu đỏ sẫm.

Bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư kèm biểu hiện bất thường nên đi khám phụ khoa sớm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu cần lưu ý, ngay cả khi không thấy dấu hiệu âm đạo bị sưng tấy đỏ nhưng khí hư ra nhiều mà có mùi khó chịu cũng cần đi khám phụ khoa sớm. Với việc khám và tầm soát các bệnh phụ khoa kịp thời sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Bởi khi thai phụ mắc các bệnh về phụ khoa nhưng không được điều trị sớm sẽ gia tăng nguy cơ sinh non, gây suy giảm sức đề kháng của em bé ngay khi vừa mới chào đời. Từ đó, sức khỏe của bé sẽ yếu ớt, dễ dàng mắc các bệnh do vi khuẩn, virus xâm nhập hơn những đứa trẻ khác. Đặc biệt, bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư do bệnh phụ khoa có thể khiến trẻ sinh ra bị viêm da.

Phụ nữ mang thai tháng cuối ra nhiều khí hư nên làm gì?

Uống nhiều nước và vệ sinh vùng kín mỗi ngày để hạn chế khí hư ra nhiều. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, tình trạng bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư tuy xảy ra phổ biến nhưng chúng ta vẫn không nên chủ quan. Môi trường âm đạo luôn ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển.Vì vậy, để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm vùng kín xảy ra, mẹ bầu cần lưu ý:

  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ tối thiểu 2-3 lần/ngày. Nên lựa chọn loại dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp với môi trường âm đạo, được chiết xuất từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn, lành tính cho bà bầu.

  • Khi vệ sinh, mẹ bầu cần tránh thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo dễ gây ra trầy xước, môi trường thay đổi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

  • Tránh mặc quần áo bó, chật chội. Nên mặc các loại quần lót vừa vặn, thoáng mát và có khả năng hút ẩm tốt.

  • Thay quần áo hàng ngày, đặc biệt là đồ lót.

  • Nghỉ ngơi và làm việc điều độ, cần giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress.

  • Ăn uống đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, uống nhiều nước. Bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư không nên ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng có tính kích thích,...

  • Khám phụ khoa định kỳ và ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường để điều trị kịp thời.

Tóm lại, bà bầu tháng cuối ra nhiều khí hư hầu hết là hiện tượng sinh lý bình thường nên các chị em không cần quá lo lắng. Trường hợp có những bất thường xảy ra, các mẹ nên sắp xếp thời gian sớm để đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Như vậy, Monkey tin rằng các mẹ bầu sẽ có thai kỳ khỏe mạnh, giúp bé chào đời an toàn.

Vaginal discharge in pregnancy - Ngày truy cập: 11/08/2022

https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vaginal-discharge/

Vaginal discharge during pregnancy - Ngày truy cập: 11/08/2022

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/vaginal-discharge-during-pregnancy

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!