zalo
Phân biệt 7 dấu hiệu có thai và có kinh chính xác giúp chị em tránh nhầm lẫn
Chuẩn bị mang thai

Phân biệt 7 dấu hiệu có thai và có kinh chính xác giúp chị em tránh nhầm lẫn

Đào Nhàn
Đào Nhàn

12/12/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hội chứng tiền kinh nguyệt ở nữ giới khá giống với dấu hiệu mang thai trong những tuần đầu của thai kỳ. Điều này làm cho nhiều mẹ bầu hoang mang và nhầm lẫn. Vậy dấu hiệu có thai và có kinh khác nhau như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Tại sao dấu hiệu sắp đến tháng và có thai dễ nhầm lẫn?

Hầu hết phụ nữ đều xuất hiện hội chứng tiền kinh nguyệt. Đây là một nhóm những thay đổi về thể chất và tinh thần ở nữ giới liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do cơ thể sản sinh nhiều hormone estrogen và progesterone - nội tiết tố sinh sản ở phái nữ.

Hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra hàng loạt các biến đổi về tinh thần như: thay đổi cảm xúc,  dễ cáu gắt, trầm cảm và các triệu chứng về thể nhất là mệt mỏi, đau lưng, đau tức ngực, co thắt vùng bụng. Đó đều là những dấu hiệu có thai giống có kinh. 

Hội chứng tiền kinh nguyệt ở phái nữ xuất hiện 1-2 tuần trước kỳ kinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, nếu là hội chứng tiền kinh nguyệt thì các thay đổi này thường xuất hiện 1-2 tuần trước kỳ kinh nguyệt và dừng lại khi bắt đầu có hành kinh tháng. Chính vì vậy, chị em cần phải phân biệt phân biệt dấu hiệu có thai và có kinh để phát hiện thai kỳ sớm nhất và chuẩn bị thật tốt cho thời gian 9 tháng 10 ngày sắp tới.

Phân biệt dấu hiệu có thai và có kinh

Thông thường các dấu hiệu có thai giống có kinh, nhưng nếu để ý, bạn sẽ dễ dàng phân biệt được chúng thông qua những đặc trưng riêng. Cụ thể:

Đau ngực

Đau ngực vừa là dấu hiệu mang thai vừa là triệu chứng tiền kinh nguyệt rất điển hình. Chúng ta có thể phân biệt đau ngực kinh và đau ngực có thai như sau:

Đau ngực khi mang thai: Đau ngực là một trong những dấu hiệu có thai sớm mà phần lớn mẹ bầu đều gặp phải. Tình trạng này sẽ khiến cho vùng ngực trở nên nhạy cảm hơn, căng tức ngực, đầu vú đen sạm. Ngay sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công, mẹ bầu sẽ có hiện tượng đau ngực trong vòng 1-2 tuần do nồng độ hormone sinh sản progesterone tăng cao.

Phái nữ trong thời gian này không chỉ có bầu ngực to hơn mà còn kéo theo những cơn đau âm ỉ. Lúc này, chị em nên chọn những loại áo lót cotton rộng rãi, có tính co dãn để tránh tác động vào ngực và gây cảm giác khó chịu.

Nồng độ hormone progesterone tăng cao khiến cho phần ngực căng tức. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đau ngực khi có kinh: Rất nhiều phụ nữ gặp phải hội chứng căng tức ngực trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Các cơn đau này sẽ chuyển từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng, đặc biệt là vào trước ngày hành kinh xuất hiện. Tình trạng đau ngực có xu hướng nặng hơn ở phái nữ trong độ tuổi sinh nở.

Chảy máu âm đạo

 Âm đạo ra máu là một trong những dấu hiệu có kinh và có thai hàng đầu khiến chúng ta dễ dàng bị nhầm lẫn. 

Chảy máu âm đạo khi mang thai: Tuy đây là dấu hiệu có thai và có kinh giống nhau nhưng hiện tượng này xảy ra khi mang thai thường có màu nhạt hơn màu máu kinh và tiết ra số lượng ít hơn. 

Máu báo thai xuất hiện là do lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương trong quá trình bào thai làm tổ ở thành tử cung. Dấu hiệu có thai sớm này thường diễn ra trong vòng 1-3 ngày và ngắn hơn so với kỳ kinh nguyệt thông thường.

Chảy máu âm đạo khi có kinh: Ngày “đèn đỏ” của nữ giới là dấu hiệu quan trọng để nhận biết một chu kỳ kinh nguyệt mới. Hiện tượng này thường kéo dài từ 3-7 ngày với màu đỏ đậm và đôi khi kèm theo máu đông.

Thay đổi tâm trạng

Tâm trạng thay đổi cũng là dấu hiệu tiền kinh nguyệt và mang thai mà chúng ta cần phân biệt để tránh bị nhầm lẫn.

Thay đổi tâm trạng khi mang thai: Mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi về cảm xúc trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai. Biểu hiện rõ nhất là chị em đang vui sướng, mong chờ điều gì đó nhưng có thể khóc và buồn bã ngay lập tức.

Bà bầu bị thay đổi cảm xúc trong suốt thời gian có thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu chị em gặp tình trạng buồn bã diễn ra trong thời gian dài thì phải thật cẩn thận vì rất có thể đó là biểu hiện của chứng trầm cảm khi mang thai. Vấn đề này cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh gây nguy hiểm cho 2 mẹ con.

Thay đổi tâm trạng khi có kinh: Đây là một dấu hiệu có thai giống có kinh nhưng điểm khác biệt lớn nhất là nữ giới bị kích thích và dễ nóng giận hơn. Triệu chứng này thường kéo dài từ 3-5 ngày trước kỳ kinh nguyệt và biến mất hẳn hẳn khi bước vào chu kỳ mới. Cách tốt nhất để bạn ổn định tâm trạng là tập thể dục hoặc ngồi thiền.

Mệt mỏi

Khi chu kỳ kinh nguyệt sắp diễn ra hoặc mẹ mới cấn bầu đều có cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa dấu hiệu có kinh và có thai nằm ở chỗ:

Mệt mỏi khi mang thai: Trong những tuần đầu của thai kỳ, hàm lượng hormone progesterone tăng đột biến khiến cho nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt, hiện tượng này trở nên nghiêm trọng ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và giảm dần khi bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ. Để bảo vệ tốt sức khoẻ thì chị em nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học.

Mệt mỏi khi có kinh: Người mệt mỏi đi kèm với tình trạng mất ngủ là những triệu chứng đặc trưng của tiền kinh nguyệt. Tuy nhiên, chị em không nên quá lo lắng vì chúng sẽ biến mất sau 1-2 ngày có kinh.

Xem thêm:

Buồn nôn, nôn

Buồn nôn khi mang thai: Một trong những dấu hiệu có thai và có kinh giống nhau nữa là buồn nôn và nôn. Đối với phụ nữ mang bầu thì đây được gọi là chứng ốm nghén đầu thai kỳ. Ước tính, có đến 50-90% nữ giới bị buồn nôn trong suốt thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, thậm chí kéo dài cho đến khi sinh nở.

Hơn 50% mẹ bầu bị buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Buồn nôn khi có kinh: Nhiều chị em gặp tình trạng kỳ kinh đến muộn thường hoài nghi không biết bản thân có mang thai hay không. Cách tốt nhất để xác định chính xác là dựa vào chứng buồn nôn. Thông thường, hội chứng tiền kinh nguyệt không xuất hiện các cơn buồn nôn. Vậy nên, tỷ lệ mang bầu là không cao.

Thèm ăn

Trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt hoặc mới cấn bầu, phụ nữ thường có cảm giác thèm ăn. Chúng ta cần nắm rõ nét đặc trưng của triệu chứng đó để phân biệt có kinh và có thai chính xác.

Thèm ăn khi mang thai: Dấu hiệu có thai và có kinh thường bị nhầm lẫn nhiều nhất là thay đổi sở thích khi ăn uống. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai thì ngoài cảm giác thèm ăn thì chị em còn cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy một số mùi nồng như: kem đánh răng, nước mắm, nước hoa,...

Thèm ăn khi có kinh: Theo thống kê, có đến ½ chị em có sở thích ăn uống thay đổi khi bắt đầu kỳ kinh. Bạn có thể rất thích ăn đồ ngọt như: kem, socola, kẹo hoặc các sản phẩm từ sữa.

Đau bụng

Ngoài những triệu chứng kể trên thì đau bụng cũng là một trong những dấu hiệu xuất hiện cả tiền kinh nguyệt và mang thai. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng phân biệt có thai và sắp có kinh khi bị đau bụng.

Đau bụng khi mang thai: Trong thời gian đầu thai kỳ, đôi khi chị em sẽ bị chuột rút nhẹ và cảm giác như dấu hiệu có thai giống có kinh. Các cơn đau thường tập trung ở phần bụng, phần lưng nên mẹ bầu cần chú ý đến sức khoẻ của mình và hạn chế vận động mạnh.

Phụ nữ bị chuột rút ở bụng trước kỳ kinh 2 ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đau bụng khi có kinh: Nữ giới sẽ gặp tình trạng chuột rút ở bụng trong 24-48 giờ trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới. Tình trạng này sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau 5-7 ngày.

Những dấu hiệu có thai đặc trưng mẹ cần biết

Trên thực tế, đa số phụ nữ đều xác định thai kỳ đều dựa vào hiện tượng bị trễ kinh. Vì vậy, sau phần chia sẻ vừa rồi, Monkey tin rằng các chị em đã biết cách so sánh dấu hiệu có kinh và có thai. Ngoài ra thì mẹ bầu cũng có thể nhận biết qua những biến đổi đặc trưng của cơ thể. 

Thân nhiệt tăng cao

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai là thân nhiệt bà bầu tăng nhẹ khi có sự xuất hiện của thiên thần nhỏ trong bụng. Theo các chuyên gia, thân nhiệt của phụ nữ mang thai cao hơn khá nhiều so với người bình thường. Tuy nhiên điều này lại khiến nhiều chị em nhầm lẫn với một số căn bệnh như là: cảm cúm, sốt rét,...

Phụ nữ mang thai có thân nhiệt cao hơn bình thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thậm chí, một số trường hợp bà bầu có thân nhiệt quá cao còn xuất hiện mụn, vết rôm sảy giống em bé.  Lúc này, bà bầu nên lựa chọn quần áo cotton rộng rãi, thoáng mát và uống nhiều nước ép để cơ thể dễ chịu hơn.

Táo bón và đầy hơi

Đây là một trong những dấu hiệu có thai và có kinh hoàn toàn khác nhau. Nhiều chị em sẽ cảm thấy táo bón, bụng khó chịu do đầy hơi trong một vài tuần đầu mang thai. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do nội tiết tố trong cơ thể tăng cao, từ đó khiến cho hệ tiêu hoá hoạt động kém hiệu quả và gây nhiều rắc rối khi đi vệ sinh.

Đau lưng

Đau lưng do phần dây chằng bị dãn ra. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một trong những sự khác nhau giữa có thai và có kinh là bà bầu sẽ cảm thấy đau mỏi lưng và dọc xương sống. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do dây chằng phải dãn ra để thích nghi với sự phát triển của bào thai ở trong tử cung. Cách tốt nhất để giảm thiểu cơn đau là thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, luyện tập thể dục nhẹ nhàng và tránh vận động mạnh.

Hoa mắt, chóng mặt

Hoa mắt, chóng mặt chính là câu trả lời cho thắc mắc dấu hiệu có thai và có kinh giống nhau không? Hầu hết phụ nữ sắp có kinh đều không bị hoa mắt, chóng mặt. Nhưng với phụ nữ mới mang thai thì rất hay gặp phải hiện tượng này.

Nguyên nhân là bởi khi có bầu, bào thai cần một lượng máu lớn. Trong khi đó, cơ thể mẹ không cung cấp đủ nên dẫn đến thiếu máu. Lúc này, chị em nên bổ sung nhiều sắt qua thực phẩm chức năng và chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Cách phân biệt dấu hiệu có thai và có kinh chính xác

Qua những chia sẻ ở trên, Monkey đã giúp các chị em nắm rõ dấu hiệu có kinh và có thai khác nhau như thế nào. Nếu cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu có thai giống có kinh thì dưới đây là 3 cách đơn giản để chị xem dễ dàng xác định thai kỳ chính xác nhất.

Sử dụng que thử thai

Để que thử thai cho ra kết quả chính xác và nhanh nhất thì chị em nên sử dụng sau 1-2 tuần trễ kinh. Đây là một loại xét nghiệm đơn giản mà chị em có thể tự làm tại nhà để xác định thai kỳ dựa vào nồng độ hormone HCG có trong nước tiểu. 

Dùng que thử thai sau 1-2 tuần chậm kinh để có được kết quả chính xác nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, nếu nữ giới đang sử dụng thuốc lợi tiểu thì que thử thai sẽ không cho ra kết quả chính xác. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra xác định thực hư dấu hiệu mang thai và sắp có kinh, đồng thời nhận được tư vấn tốt nhất từ bác sĩ.

Siêu âm

Cách đơn giản để phân biệt dấu hiệu có thai và có kinh là đi siêu âm. Điều này không chỉ giúp chị em xác định chính xác thai kỳ mà còn phát hiện được những dấu hiệu bất thường để có phương án điều trị.

Trong lần khám thai đầu tiên này, bác sĩ sẽ kiểm tra một số thông tin cơ bản như:

  • Xác định thai kỳ.

  • Đo nhịp tim thai.

  • Xác định ngày sinh dự kiến.

  • Kiểm tra vị trí thai làm tổ.

  • Kiểm tra sức khỏe buồng trứng, tử cung, bánh nhau.

  • Tìm ra bất thường (nếu có).

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu để chẩn đoán nồng độ hormone HCG. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xét nghiệm máu là cách xác định dấu hiệu sắp có kinh và có thai chính xác được rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Thực chất đây là một cuộc kiểm tra nồng độ hormone HCG có trong nước tiểu của phụ nữ để xác định người đó có mang thai hay không. Nồng độ HCG đạt cực đại khi thai nhi được 2,5 tháng và duy trì cho đến khi chuyển dạ.

Tóm lại, bài viết này đã giúp các chị em hiểu rõ dấu hiệu có kinh khác có thai như thế nào. Với 7 dấu hiệu có thai và có kinh phổ biến cùng 5 biểu hiện đặc trưng của thai kỳ được nhắc đến trong bài viết này, hy vọng các chị em có thể sớm phát hiện “tin vui” và chủ động lên kế hoạch cho thời gian sắp tới.

Ngoài ra, nếu còn ba mẹ cần biết điều gì liên quan đến sức khỏe, chăm sóc và nuôi dạy con, hãy nhanh tay truy cập website Monkey.edu.vn ngay nhé. Đây là nơi tổng hợp và chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích, đồng thời cung cấp giải pháp hỗ trợ ba mẹ dạy con học giỏi Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh. Ba mẹ hãy dành chút thời gian tìm hiểu về các sản phẩm ứng dụng giáo dục của Monkey để có cách giúp con học giỏi nhé.

Trọn bộ ứng dụng học tập Monkey - Giúp con phát triển toàn diện tư duy và ngôn ngữ.

Xem thêm:

How to tell the difference between PMS and pregnancy symptoms - Ngày truy cập: 10/08/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323122

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!