Tùy từng trường hợp mang thai sẽ có dấu hiệu khác nhau và thời gian xuất hiện sớm hay muộn cũng khác nhau. Bài viết này Monkey sẽ tổng hợp 23 dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất. Khi có sự “nghi ngờ” mang thai, bạn nên kiểm tra lại bằng que thử hoặc siêu âm để biết chắc chắn hơn.
Nhận biết 20+ dấu hiệu mang thai chính xác nhất
Mang thai, sinh con và làm mẹ là một thiên chức vô cùng cao cả của người phụ nữ. Khi những dấu hiệu có thai đầu tiên xuất hiện đã khiến các chị em “vỡ òa” lên vì niềm hạnh phúc đó. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải ai cũng nắm rõ các dấu hiệu của có thai, đặc biệt là những người mang thai lần đầu.
Vậy phụ nữ mang thai có dấu hiệu gì? Dấu hiệu có thai chính xác nhất là như thế nào? Monkey sẽ nêu rõ ngay sau đây để giúp các chị em theo dõi sự thay đổi cơ thể của mình.
Ngực thay đổi
Đây là một trong những dấu hiệu có thai ban đầu ở phụ nữ rất dễ dàng nhận biết. Khi đó, vùng ngực của người mẹ sẽ cảm thấy sưng, đau, quầng vú rộng hơn, đầu vú nhô ra và màu thâm đen hơn. Giải thích cho sự thay đổi về hình dáng, kích thước của ngực là nồng độ hormone hCG trong cơ thể tăng cao. Sau 3 tháng đầu của thai kỳ, triệu chứng này sẽ dần dần biến mất.
Đi tiểu nhiều lần
Ngay từ khi mới cấn bầu, mẹ bầu đã bắt đầu cảm thấy buồn tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm. Hiện tượng này xảy ra cũng là do sự thay đổi nội tiết tố và kích thước tử cung tăng lên, gây áp lực lên bàng quang.
Tuy nhiên, đi tiểu nhiều lần cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh lý. Vì vậy, sau khi kiểm tra mà không có thai, các chị em cần lưu ý đi khám sức khỏe để phát hiện bệnh sớm hơn.
Buồn nôn
Có thể nói, buồn nôn chính dấu hiệu có thai rõ ràng nhất ở phụ nữ mới mang thai khoảng 1-2 tuần do sự gia tăng hormone estrogen và progesterone.
Thông thường, phụ nữ mang thai sẽ luôn có cảm giác buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn bất cứ lúc nào nhưng tập trung chủ yếu vào sáng sớm hoặc khi ngửi mùi đồ ăn,...Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, triệu chứng này sẽ giảm và mất hẳn. Chỉ có rất ít trường hợp cảm thấy buồn nôn đến tận khi sinh.
Thường xuyên buồn ngủ
Khi nói đến dấu hiệu có thai ở phụ nữ không thể không nhắc đến triệu chứng buồn ngủ thường xuyên của các chị em. Dù thời gian ngủ rất nhiều nhưng phụ nữ mới mang thai vẫn luôn cảm thấy buồn ngủ. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mang lại bị mất ngủ.
Đầy hơi
Khi nồng độ progesterone trong cơ thể tăng cao khiến các cơ trở nên “lười” hoạt động hơn, trong đó có các cơ bên trong ruột. Vì vậy, quá trình tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, xuất hiện các triệu chứng đầy hơi, ợ hơi.
Cổ tử cung ẩm ướt
Mỗi khi đến chu kỳ rụng trứng, cơ thể sẽ tiết ra chất nhầy cổ tử cung để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ tinh. Nếu trứng và tinh trùng không gặp được nhau, chất nhầy này sẽ khô sau khi rụng trứng 24 giờ.
Tuy nhiên, nếu quá trình thụ thai thành công, cơ thể sẽ tiếp tục sản xuất ra chất nhầy cổ tử cung khiến bạn luôn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu ở vùng âm đạo. Đây chính ra một trong những dấu hiệu có thai ban đầu rất chính xác.
Chậm kinh
Chậm kinh là dấu hiệu có thai rất rõ ràng mà mọi bà bầu nào cũng gặp. Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công, nồng độ hcG trong máu sẽ tăng lên và chu kỳ kinh nguyệt sẽ mất cho đến khi mẹ sinh xong một thời gian. Tuy nhiên, với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ khó phát hiện hơn nhờ dấu hiệu này.
Nướu sưng, đau
Chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc: mang thai thì liên quan gì đến nướu mà lại bị sưng đau? Trên thực tế, khi mang thai, cơ thể của mẹ phải tập trung một lượng lớn máu và chất lỏng đến để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này khiến các mô bị sưng, trong đó có cả nướu. Vì vậy, nếu thấy nướu sưng đau, mẹ cũng không nên loại trừ khả năng mang thai.
Chóng mặt, ngất xỉu
Hiện tượng chóng máu, thậm chí có thể dẫn đến ngất xỉu ở phụ nữ mới mang thai là do quá trình lưu thông máu tăng đột ngột khi nội tiết tố thay đổi. Khi đó, mạch máu giãn và tụt huyết áp khiến mẹ bầu cảm nhận rõ hơn triệu chứng này. Bên cạnh đó, việc nhận biết dấu hiệu có thai sau 5 ngày quan hệ sẽ giúp mẹ bầu có những sự chuẩn bị tốt hơn trong thời gian mang bầu sắp tới.
Chảy máu âm đạo
Có khoảng 25-30% phụ nữ mới mang thai sẽ xuất hiện dấu hiệu chảy máu âm đạo và bụng đau nhẹ. Nguyên nhân là do phôi thai được đưa vào sâu hơn tại lớp niêm mạc tử cung.
Nếu không để ý kỹ, chảy máu do mang thai rất dễ bị nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Để phân biệt nguồn gốc, nguyên nhân chảy máu, chúng ta cần dựa vào màu sắc mà lượng máu chảy.
Chảy máu âm đạo do mang thai thường ra rất ít, máu có màu nâu hoặc hồng nhạt thay vì đỏ tươi, đỏ sậm của kinh nguyệt. Hơn nữa, thời gian và lượng máu chảy ít sẽ càng khẳng định chính xác bạn đã mang thai.
Khẩu vị thay đổi
Trong giai đoạn mới cấn bầu, nồng độ homrone hCG tăng lên khiến bạn cảm thấy khẩu vị thay đổi một cách rõ ràng. Có thể bạn trở nên thèm thuồng món gì đó mà trước đó bạn không hay ăn, hoặc một số món khoái khẩu bỗng dưng khiến bạn sợ hãi.
Ngoài ra, các cơn thèm ăn cũng từ đó mà tăng lên, chiếc bụng của bạn luôn trong trạng thái bị bỏ đói. Vì vậy, khi chắc chắn mang thai, bạn nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để giúp bé phát triển tốt hơn.
Tiết nhiều nước bọt
Hầu hết các bà bầu đều sẽ cảm thấy nước bọt trong khoang miệng tiết ra nhiều hơn. Đây được xem là dấu hiệu khởi đầu của tình trạng ốm nghén, ợ hơi, ợ nóng, trào ngược axit,...
Táo bón
Táo bón thuộc nhóm các dấu hiệu có thai giai đoạn đầu và cũng xuất hiện cả ở những tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự phát triển của thai nhi gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người mẹ. Để giảm bớt tình trạng táo bón, mẹ nên uống nhiều nước và bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể.
Thay đổi tâm trạng thất thường
Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh. Điều này khiến mẹ bầu sẽ thay đổi tâm trạng một cách thất thường, đôi khi hưng phấn, khi lại trở nên lo lắng, buồn bã, chán nản. Hãy cố gắng để bản thân không rơi vào trạng thái tuột cảm xúc để phòng ngừa nguy cơ trầm cảm trước khi sinh.
Đau lưng
Cảm giác đau lưng khi có thai cũng rất dễ khiến nữ giới nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt đang đến gần. Nguyên nhân khiến mẹ bầu đau lưng là do tử cung phát triển, gây áp lực lên vùng sống lưng và tạo thành các cơn đau. Triệu chứng này sẽ thể hiện ngày càng rõ hơn khi thai nhi lớn hơn.
Tăng cân bất thường
Tăng cân, béo bụng là dấu hiệu có thai rất nhiều chị em bỏ qua. Họ đơn giản chỉ nghĩ rằng đó là vì cơ thể đang béo lên do ăn uống. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan với dấu hiệu tăng cân kết hợp với cảm giác thèm ăn khi chúng đang báo hiệu bạn có thai.
Khó thở, hụt hơi
Khi mang thai, cơ thể mẹ cần cung cấp một lượng lớn oxy để nuôi dưỡng thai nhi. Cùng với đó là sự tăng cao của hormone progesterone khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở, hụt hơi. Triệu chứng này thường xuất hiện rất rõ với những trường hợp mang thai lần đầu.
Nhiệt độ cơ thể tăng
Khi đến chu kỳ rụng trứng hoặc mang thai, hormone progesterone sẽ tiết ra nhiều hơn khiến thân nhiệt của người phụ nữ tăng lên khoảng 0,3-1 độ C. Vì vậy, nếu thấy dấu hiệu này kéo dài khoảng 2 tuần trở lên sau khi rụng trứng thì chứng tỏ trong bụng bạn đang có một sinh linh bé nhỏ.
Xem thêm:
- Yếu sinh lý có con được hay không? Làm gì để tăng khả năng thụ thai?
- Bị vô sinh có con được không? Các phương pháp hỗ trợ sinh sản
Nổi rôm sảy
Thân nhiệt tăng cao khi mang thai, mồ hôi không thoát kịp chính là tác nhân gây ra tình trạng rôm, sảy xuất hiện trên khắp cơ thể. Các vùng da dễ nổi rôm sảy, mụn nhọt tập trung ở nơi có nếp gấp hoặc cọ sát với quần áo thường xuyên.
Chuột rút
Phụ nữ mang thai sẽ dễ dàng cảm nhận được cơn đau do bị chuột rút. Hiện tượng này xảy ra khi trứng bắt đầu bám chặt vào thành tử cung, khiến tử cung bị kéo căng hơn trước đây, chèn ép lên các mạch máu ở dưới. Khi thai nhi càng phát triển, tần suất bị chuột rút sẽ tăng lên theo.
Bụng đau âm ỉ
Bụng đau âm ỉ thường đi liền với hiện tượng ra máu báo, ngực căng tức,...Triệu chứng này cũng rất giống với hiện tượng “đến tháng” của nữ giới. Các triệu chứng này đều khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Da hơi sạm
Dấu hiệu có thai còn thể hiện rất rõ ở làn da, màu sắc có xu hướng sạm đen hơn trước đây. Nhiều trường hợp có thể nổi mụn, nám, tàn nhang,...tùy vào cơ địa của từng người. Các vết thâm sạm trên làn da phân bố không đồng đều, có thể xuất hiện ở vùng quanh mắt hoặc qua mũi,...
Tóc thay đổi
Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu đã có thể cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của mái tóc. Dấu hiệu nhận biết cụ thể là tình trạng xơ, rối, tóc rụng nhiều,...
Những điều cần làm khi có dấu hiệu mang thai
Nếu để ý kỹ sự thay đổi của cơ thể, chúng ta hoàn toàn có thể biết dấu hiệu có thai xuất hiện khi nào. Khi thấy những dấu hiệu mang thai, các chị em cần lưu ý những vấn đề sau:
Thử thai tại nhà
Thử thai tại nhà là cách để giúp chúng ta xác nhận lại cơ thể có mang thai hay không. Cách kiểm tra rất đơn giản, thường được kiểm tra bằng que thử thai để đo nồng độ hCG từ nước tiểu. Thời gian thử thai bằng nước tiểu chính xác nhất là vào buổi sáng sớm.
Đi siêu âm thai
Sau khi thử thai tại nhà cho kết quả là “2 vạch”, điều đầu tiên các mẹ cần làm chính là đến các cơ sở khám, siêu âm thai để kiểm tra. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ xác định tình trạng phôi thai đã vào tử cung hay chưa, số lượng thai nhi, đo tuổi thai để xác định ngày dự kiến sinh,...
Siêu âm thai giúp các mẹ yên tâm hơn về sức khỏe của em bé trong bụng. Một số trường hợp không may như mang thai ngoài tử cung sẽ yêu cầu mẹ đình chỉ thai nghén sớm để bảo vệ tính mạng thai phụ. Để có kết quả siêu âm thai chính xác nhất, mẹ nên lựa chọn các cơ sở khám uy tín, chất lượng để thực hiện.
Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng
Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng là điều quan trọng đối với những bà mẹ mới cấn bầu. Bởi đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi bất kể những tác động nào từ bên ngoài, đặc biệt là những mẹ có tiền sử khó mang thai, dễ sảy thai,... Mẹ nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ về chế độ nghỉ ngơi phù hợp với thể trạng của mình.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Để giúp cho mẹ khỏe, giảm bớt các triệu chứng ốm nghén và thai nhi phát triển một cách tốt nhất cả về thể chất và trí não thì dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Ngay từ khi thấy có dấu hiệu mang thai sớm, mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có thể tăng lượng ăn theo nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, bổ sung các loại vitamin cần thiết từ thuốc bổ cũng là điều quan trọng không thể bỏ qua.
Củng cố kiến thức về thai sản
Cuối cùng, củng cố kiến thức về thai sản là điều không thể thiếu đối với những phụ nữ đang mang thai. Điều này sẽ giúp các mẹ chủ động hơn trong quá trình chăm sóc thai kỳ, giúp cho trẻ phát triển tốt nhất.
Những điều mà mẹ bầu cần tìm hiểu như: các loại bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi, khi mang thai nên ăn gì, uống gì để tốt cho con, các loại vaccine cần tiêm, thuốc bổ cần uống, phương pháp tầm soát dị tật thai nhi cần làm hoặc lựa chọn cơ sở y tế tốt để theo khám và sinh con,... Mẹ có thể truy cập danh mục Ba mẹ cần biết của Monkey để tìm hiểu kỹ hơn những thông tin kiến thức về thai sản luôn được cập nhật rất đầy đủ, chính xác.
Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu lựa chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF, thì các dấu hiệu có thai sau chuyển phôi sẽ có chút khác biệt, nến chị em cần phải lưu ý trường hợp của bản thân và tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa trước khi đựa ra kết luận chính xác cho tình trạng của mình.
Như vậy, bài viết này đã giúp các chị em nhận biết về những dấu hiệu có thai sớm nhất. Qua đó, hy vọng mẹ bầu sẽ biết cách chăm sóc bản thân thật tốt để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Pregnancy: Am I Pregnant? - Ngày truy cập: 27/05/2022
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9709-pregnancy-am-i-pregnant