Nhiều người quan niệm, sữa và các thực phẩm từ đậu nành có thể làm suy giảm sinh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Vậy trên thực tế quan niệm này đúng hay không? Người chuẩn bị mang thai có nên uống sữa đậu nành? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Chuẩn bị mang thai có nên uống sữa đậu nành hay không?
Theo ý kiến của các chuyên gia, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên uống sữa đậu nành bởi các thành phần trong đó chủ yếu là axit folic, vitamin, protein, canxi, sắt, kali,...Đây đều là những dưỡng chất rất cần thiết đối với sự hình thành, phát phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Trong đó:
-
Hàm lượng protein giúp cân bằng các hormone sinh sản, kích thích trứng rụng để tăng cơ hội thụ thai.
-
Isoflavon là chất có tác dụng làm cho lớp nội mạc tử cung dày lên. Nhờ vậy mà sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh có thể làm tổ trong tử cung chắc chắn hơn, giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị sảy thai.
-
Bên cạnh đó, isoflavon cũng góp phần ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư vú, ung thư buồng trứng. Phụ nữ bị mắc các căn bệnh này đa số đều bị vô sinh, khó có thể sinh con.
-
Sữa đậu nành chứa hàm lượng canxi cao, hỗ trợ xương và răng của thai nhi phát triển, cứng chắc, giúp mẹ giảm nguy cơ bị loãng xương do thiếu canxi trong thai kỳ.
-
Axit folic trong sữa đậu nành bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
-
Chất xơ vừa có thể kiểm soát được lượng đường trong máu, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp mẹ bầu không gặp tình trạng táo bón khi mang thai.
-
Đạm cũng là thành phần rất giàu có trong sữa đậu nành, cung cấp năng lượng cho mẹ và tốt cho sự phát triển hoàn thiện của trẻ nhỏ.
-
Các loại vitamin A, E, B, K, D cùng các khoáng chất như canxi, sắt, kali,...trong sữa đậu nành nhiều tương đương với sữa bò, giúp cho thai nhi phát triển tốt nhất và tốt cho hệ tim mạch, giảm cholesteron trong máu.
Có thể thấy, sữa đầu nành rất giàu chất dinh dưỡng và mỗi chất trong đó lại đảm nhiệm những vai trò khác nhau tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, uống sữa đậu nành mỗi ngày là điều rất nên làm trước giai đoạn mang thai.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều loại sữa này có thể dẫn đến phản tác dụng, đồng thời xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tác dụng phụ khi uống sữa đậu nành không đúng cách
Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe mẹ và bé thì sữa đậu nành còn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt nếu chúng ta uống quá nhiều. Cụ thể như:
-
Mẹ có nguy cơ bị dị ứng với các triệu chứng nổi bật như: phát ban, ngứa ngáy khắp người, nôn mửa, chóng mặt và khó thở.
-
Nguy cơ bị sốc phản vệ sau khi uống sữa đậu nành. Đây là biến chứng dị ứng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu uống một lượng lớn sữa.
-
Chất isoflavone có trong sữa đậu nành được liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu.
-
Chất isoflavone có chức năng giống estrogen nên khi tiêu thụ một lượng lớn sữa nó có thể làm giảm tác dụng của estrogen. Hậu quả là dẫn tới các khối u được hình thành hoặc thai nhi bị dị dạng.
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào khuyến cáo phụ nữ chuẩn bị mang thai không nên uống sữa đậu nành để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên, dựa trên những lợi ích khi uống sữa đậu nành mang lại cho sức khỏe là rất lớn nên chúng ta có thể uống để bổ sung dưỡng chất. Song để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì việc uống sữa đậu nành với mức độ vừa phải là hết sức quan trọng.
Xem thêm:
- Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên uống gì giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt?
- Triệt lông có lợi ích gì? Chuẩn bị mang thai có nên triệt lông không?
Hướng dẫn chị em uống sữa đậu nành đúng cách trước khi mang thai
Trong sữa đậu nành rất dồi dào chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển tốt nhất của thai nhi. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận những tác động tiêu cực đến sức khỏe do sữa đậu nành gây ra khi chúng ta uống quá nhiều.
Vì vậy, để tránh nguy cơ gặp các phản ứng phụ và biến chứng nguy hiểm khi uống sữa đậu nành, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:
-
Uống sữa đậu nành đều đặn mỗi ngày nhưng không vượt quá 300 - 500 ml, tương đương khoảng 2 ly.
-
Khám sức khỏe và hỏi ý kiến bác sĩ trước lựa chọn sữa đậu nành để bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai để tránh tình trạng dị ứng với bất cứ thành phần nào trong sữa.
-
Uống sữa không đúng cách, phản khoa học có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và con.
-
Tránh ăn trái cây thuộc họ cam, quýt sát với thời điểm uống sữa đậu nành. Bởi chúng gây kết tủa với thành phần protein trong sữa, dẫn đến hậu quả là bị tiêu chảy.
-
Nên uống cùng các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bánh ngọt,...
-
Lựa chọn sữa đậu nành được sản xuất rõ ràng, đảm bảo chất lượng, thương hiệu uy tín để tốt cho sức khỏe.
Như vậy, thắc mắc “chuẩn bị mang thai có nên uống sữa đậu nành?” đã được giải đáp rất rõ ràng trong bài viết này. Các chị em hãy luôn ghi nhớ, uống đúng liều lượng, đúng khoa học là yếu tố quan trọng để giúp cho mẹ khỏe, bé phát triển tốt.
Is It Safe to Consume Soy Products While Pregnant? - Ngày truy cập: 23/05/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/soy-pregnancy