zalo
Tất tần tật những điều phụ nữ cần lưu ý khi chuẩn bị mang thai
Chuẩn bị mang thai

Tất tần tật những điều phụ nữ cần lưu ý khi chuẩn bị mang thai

Đào Nhàn
Đào Nhàn

31/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chuẩn bị trước khi mang thai là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết để thai nhi được phát triển toàn diện. Tuy nhiên nhiều cặp vợ chồng vẫn chưa nhận thức được vấn đề này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn 10+ điều cần biết trước khi mang thai.

Mang thai và sinh con khỏe mạnh là niềm mong ước của mọi cặp vợ chồng. Tuy nhiên, trên thực tế lại không phải ai cũng biết cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ được tốt. Nhất là trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ và bé cực kỳ nhạy cảm dễ chịu ảnh hưởng.

Mọi yếu tố tác động cả bên trong và bên ngoài đều có thể gây hại cho mẹ và bé như: môi trường độc hại, lối sống tình dục thiếu lành mạnh, dinh dưỡng không an toàn cho sức khỏe, yếu tố di truyền và một số bệnh lý làm suy giảm sức khỏe thai kỳ,...

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những yếu tố trên kết hợp với sự thiếu hiểu biết trong quá trình chuẩn bị mang thai của các ông bố, bà mẹ là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi mang thai. Điển hình như:

  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

  • Bé chậm phát triển.

  • Tăng tỷ lệ sảy thai, sinh non.

  •  Mẹ có nguy cơ mắc các bệnh tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, trầm cảm,...

Vậy phụ nữ nên chuẩn bị gì trước khi mang thai để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra? Dưới đây là 16 điều cần làm trước khi mang thai để bảo vệ sức khỏe cho 2 mẹ con được tốt nhất:

Khám sức khỏe, sàng lọc di truyền

Khám sức khỏe sinh sản và sàng lọc các yếu tố di truyền trước khi có ý định mang thai là điều vô cùng cần thiết. Điều này nhằm đảm bảo mang đến một thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển tốt cho đến khi chào đời.

Khám sức khỏe sinh sản

Quá trình kiểm tra sức khoẻ sinh sản sẽ bao gồm những cuộc xét nghiệm nhỏ như: xét nghiệm trứng, tinh trùng, hormone sinh dục, và các bệnh về lây nhiễm.

  • Đối với nữ giới: Thời điểm tốt nhất để kiểm tra sức khoẻ sinh sản là sau chu kỳ kinh nguyệt 3-7 ngày. Để cho ra kết quả chính xác nhất, cặp vợ chồng không nên quan hệ trong thời gian này. Ngoài ra, bạn hãy nhớ để bụng “rỗng” khi đi khám vì một số hạng mục yêu cầu lấy mẫu sạch để làm xét nghiệm.

  • Đối với nam giới: Các cuộc xét nghiệm ở phái nam chủ yếu thiên về số lượng, chất lượng, hình thái và mật độ tinh dịch. 

Vợ chồng đi khám sức khỏe và sàng lọc di truyền trước khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các cuộc xét nghiệm liên quan đến sức khỏe sinh sản có tác dụng chẩn đoán xem cơ thể đã sẵn sàng cho việc mang thai hay chưa. Đối với những cặp vợ chồng đã muốn có con từ lâu nhưng mãi vẫn chưa thụ tinh thành công thì nên yêu cầu bác sĩ tiến hành kiểm tra khác để tìm ra nguyên nhân gốc.

Xem thêm: 

Khám yếu tố di truyền cho thai nhi

Khám yếu tố di truyền nhằm mục đích xác định tỷ lệ con có nguy cơ mắc các bệnh từ bố hoặc mẹ cao hay không. Một trong những bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi rất cao như: các bệnh về máu, bệnh huyết áp, bệnh tim bẩm sinh,... Để tiến hành xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu hoặc mẫu nước bọt của bạn.

Tất cả các cặp vợ chồng đều nên đi tham vấn di truyền để xác định trước những nguy cơ sau này và có phương án tốt nhất cho 2 mẹ con. Bạn cần có những sàng lọc từ sớm như double test, trip test, hoặc chọc ối đúng thời điểm thích hợp.

Điều trị, tầm soát bệnh tật có ảnh hưởng đến thai kỳ

Điều trị dứt điểm các bệnh ở những cặp vợ chồng là một điều vô cùng cần thiết khi chuẩn bị cho việc mang thai. Nếu không có biện pháp khắc phục bệnh kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: bệnh di truyền, trẻ chậm phát triển, nguy cơ dị tật bẩm sinh cao,...

Điều trị rứt điểm các bệnh liên quan đến sức khỏe thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là một số căn bệnh mà các cặp vợ chồng cần đặc biệt lưu tâm:

  • Các bệnh ở phụ nữ trên 35 tuổi thường hay gặp như: tiểu đường, huyết áp, rối loạn hormone sinh dục, các bệnh về phụ khoa,...

  • Nữ giới có một số bệnh nền như thiếu máu, bệnh tim, tuyến giáp, thoát vị đĩa đệm, u tuyến yên,... cần được tư vấn riêng và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để không gây tác dụng phụ.

  • Chị em nên bổ sung dinh dưỡng để tránh gặp phải những nguy cơ từ lần mang thai đầu như: sảy thai, sinh non, lưu thai, tiền sản giật,...

  • Nam giới cần điều trị các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản như: bệnh nam khoa, tắc ống dẫn tinh, tinh trùng loãng,...

Tiêm vaccine phòng bệnh

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu sẽ hoạt động không bình thường, làm tăng  nguy cơ lây nhiễm bệnh. Vì vậy, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

Những vacxin thường được tiêm phòng để chuẩn bị có bầu là:

  • Tiêm phòng Rubella hoặc mũi tổng hợp Sởi – quai bị – Rubella: Biến chứng do các căn bệnh này gây ra là rất nghiêm trọng, mẹ bầu có nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc trẻ bị dị tật bẩm sinh. Thời điểm tốt nhất để tiêm mũi này là 3 tháng trước khi mang thai. 

  • Tiêm phòng cúm: Chi phí cho một mũi tiêm phòng cúm khá rẻ, vì vậy chị em không nên bỏ qua. Nếu không may thai phụ bị cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ và sử dụng quá nhiều thuốc thì trẻ có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao.

  • Tiêm phòng thuỷ đậu: Theo thống kê, có khoảng 2% mẹ bầu bị mắc thuỷ đậu trong 5 tháng đầu thời kỳ mang thai. Mặc dù tỷ lệ này là không cao, nhưng chị em cũng nên cân nhắc để phòng ngừa hiểm họa trong tương lai.

  • Tiêm phòng viêm gan B: Đây là một căn bệnh có nguy cơ lây truyền vô cùng cao. Vì vậy, nữ giới nên tiêm phòng bệnh viêm gan B càng sớm càng tốt.

Chuẩn bị tâm lý, tinh thần làm mẹ

Trong thời gian mang thai và sinh con, phụ nữ sẽ trải qua nhiều biến đổi bất thường về tâm lý. Có những người rất dễ dàng để vượt qua, những cũng có nhiều trường hợp dẫn tới trầm cảm sau sinh, thậm chí là trong cả thai kỳ. 

Tìm hiểu thông tin về bệnh trầm cảm sau sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để có một tinh thần vững chắc, bạn nên tìm hiểu thông tin về căn bệnh trầm cảm mà phụ nữ chuẩn bị mang thai cần biết. Đồng thời, áp dụng các biện pháp giúp cơ thể cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn để sẵn sàng chiến đấu với trầm cảm sau sinh.

Ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai

Nếu cặp vợ chồng đã xác định chuẩn bị có em bé thì hãy dừng sử dụng biện pháp tránh thai ngay bay giờ, đặc biệt là các loại thuốc tránh thai khẩn cấp. Bạn nên dừng các biện pháp phòng ngừa mang thai ít nhất 3 tháng để đưa cơ thể trở về trạng thái bạn đầu và chu kỳ kinh nguyệt ổn định lại.

Tính ngày rụng trứng

Nữ giới cần tính ngày rụng trứng để tăng tỷ lệ thụ thai thành công. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu bạn đang mong ngóng mang thai mà mãi vẫn chưa thể thụ tinh thành công thì cũng đừng sốt ruột. Nguyên nhân có thể xuất phát từ thời điểm thụ thai. Các cặp vợ chồng nên tìm hiểu về thời điểm “vàng” (thường là ngày 11-21 của chu kỳ kinh cuối) để tăng khả năng thụ tinh thành công.

Bổ sung axit folic

Axit folic là một loại chất không thể thiếu cho vợ chồng chuẩn bị trước khi có thai, chất này sẽ có tác dụng giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Nam giới muốn bổ sung axit folic có thể ăn thực phẩm giàu kẽm và vitamin e, còn nữ giới nên bổ sung vitamin tổng hợp.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng 

Trước tiên, chị em cần bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt, nữ giới cần tăng cường hàm lượng protein, sắt, canxi và axit qua các loại đậu, rau xanh, ngũ cốc. Đồng thời chị em nên giảm các loại thực phẩm nhiều giàu mỡ không tốt cho sức khoẻ như: đồ nướng, soda, khoai tây chiên,...

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, phần lớn người Việt Nam bị thiếu hụt lượng omega 3 do thói quen ăn uống, vậy nên phụ nữ muốn có con cần tăng cường ăn cá chứa omega 3. Tuy nhiên, các chị em nên tránh ăn cá nhiều thuỷ ngân. Phụ nữ có thể mua thêm thực phẩm chức năng để bổ sung các dinh dưỡng cần thiết như: sắt, kẽm, vitamin D, B12,...

Đến gặp nha sĩ

Để chuẩn bị sức khỏe trước khi có bầu, một cuộc hẹn với nha sĩ là vô cùng cần thiết. Bạn cần kiểm tra nồng độ progesterone để tránh mắc các bệnh về nha khoa khi cơ thể có nhiều biến đổi về nội tiết tố trong thời gian thai kỳ. 

Rèn luyện thể dục nâng cao thể chất

Bạn cần rèn luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Vận động thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm stress và thúc đẩy quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn.

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khoẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, bạn nên chọn những bài tập vừa với sức khỏe của bạn thân như: yoga, earobic hoặc bơi lội. Đặc biệt, nữ giới có thể tham gia các lớp học yoga tiền sản ở bệnh viện hoặc các câu lạc bộ để giúp cơ thể dẻo dai và quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi.

Từ bỏ chất kích thích, chất gây nghiện

Cả nam giới và nữ giới nên bỏ ngay thói quen sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia ngay bây giờ. Các loại chất này làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc trẻ bị dị tật bẩm sinh. Đối với nam giới, thuốc là làm giảm số lượng và chất lượng sinh trùng khiến tỷ lệ thụ thai thành công giảm sút.

Ngoài ra, phụ nữ chuẩn bị mang thai không nên dùng quá 200ml cà phê mỗi ngày. Nguyên nhân là trong cà phê có chứa chất kích thích giảm khả năng sinh sản.

Hạn chế sinh sống và làm việc trong môi trường độc hại

Thường xuyên tiếp xúc với các chất phóng xạ hoặc hóa chất tại nơi là việc sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai, thậm chí là gây vô sinh hiếm muộn ở nam giới và nữ giới. Ngoài ra, bạn nên cẩn thận khi sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tẩy rửa,...

Kiểm soát cân nặng

Duy trì cân nặng phù hợp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cân nặng phù hợp là yếu tố quan trọng để chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh. Để xác định điều này, bạn có thể tính toán theo chỉ số khối cơ thể BMI. Nếu bạn không nằm trong khoảng cân nặng cho phép thì nên đi khám để có cách điều chỉnh.

Sẵn sàng tài chính

Để chào đón một đứa trẻ ra đời, gia định bạn sẽ phải chuẩn bị rất nhiều thứ, và tài chính là một điều không thể bỏ qua. Vì vậy, ngay từ khi chuẩn bị cho mang thai bạn cần đủ chi phí để chi cho một số khoản cần thiết sau:

  • Tiền khám thai định kỳ và chuyển dạ.

  • Tiền mua quần áo, thuốc men cho mẹ bầu.

  • Tiền mua quần áo và các vận dụng cá nhân cần thiết cho bé.

  • Tiền mua sữa.

  • Tiền dự phòng bệnh tật trong tương lai.

  • Tiền trong thời gian nghỉ thai sản.

Một số mẹo giúp các cặp đôi giảm nỗi lo tài chính khi sinh con là: mua bảo hiểm, hạn chế chi phí không cần thiết, mở sổ tiết kiệm hoặc tiết kiệm với heo đất. Việc dự trù trước các khoản cần chi tiêu sẽ giúp vợ chồng có kế hoạch tiết kiệm và tạo dựng thêm nguồn thu nhập nếu cần thiết.

Tìm hiểu kiến thức chăm sóc sức khỏe thai kỳ

Theo thống kê của WHO, cứ 1,5 triệu trẻ chào đời lại có 2-3% trẻ mắc bệnh dị tật bẩm sinh như: hội chứng Down, Edwards, thiếu men G6PD,...Do vậy, việc thực hiện xét nghiệm tầm soát dị tật để chuẩn bị trước khi có bầu là vô cùng quan trọng.

Một số xét nghiệm sàng lọc dị tật trước khi sinh gồm:

  • Siêu âm.

  • Double test.

  • Triple test.

  • Phương pháp NIPT.

Xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với những chị em chuẩn bị mang thai lần đầu cần tiêm đủ 2 mũi uốn ván, cụ thể:

  • Mũi 1: Tiêm khi thai kỳ bắt đầu từ tuần 20 tuần 20 trở lên, không nên tiêm quá sớm vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Mũi 2: Tiêm ít nhất trước khi sinh 1 tháng.

Ngoài ra, trong thời gian mang bầu chị em có thể gặp một số bệnh lý do nội tiết tố trong cơ thể hoạt động không ổn định. Thai phụ nên uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ để cơ thể nhanh chóng khoẻ mạnh và tránh những thuốc không dành cho người mang thai.

Tìm hiểu thông tin các bệnh viện phụ sản uy tín

Chọn ra một bệnh viện phụ sản uy tín để mẹ bầu vượt qua chướng ngại vật cuối cùng là yêu tố nên được cân nhắc sớm. Cặp vợ chồng có thể tham khảo thông tin từ người thân, bạn bè hoặc các trang mạng xã hội uy tín.

Ngoài khả năng tài chính, cặp đôi nên cân nhắc các yếu tố khác như trang thiết bị y tế, đi lại thuận lợi để tiện chăm sóc cho mẹ và bé sau khi sinh.

Trên đây là top những điều cần biết cho vợ chồng chuẩn bị mang thai. Mong rằng những điều Monkey vừa chia sẻ giúp các cặp đôi thuận lợi chào đón trẻ ra đời.

Trying to get pregnant - Ngày truy cập: 31/05/2022

https://www.nhs.uk/pregnancy/trying-for-a-baby/trying-to-get-pregnant/

7 Tips for Getting Pregnant Faster - Ngày truy cập: 31/05/2022

https://www.webmd.com/baby/features/7-tips-getting-pregnant-faster

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey