Khi tuyến giáp hoạt động quá sức, nhiều hormone dư thừa được sản sinh thì sẽ dẫn đến bệnh basedow. Nữ giới bị basedow có mang thai được không? Chị em cần chú ý điều gì nếu bị basedow khi mang thai? Những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp mẹ giảm bớt lo lắng.
Bệnh basedow là gì?
Bệnh Basedow là một chứng rối loạn hệ miễn dịch, xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức. Bệnh còn được gọi với nhiều cái tên khác như bệnh Parry, bệnh Graves, bệnh cường giáp tự miễn.
Tuyến giáp là cơ quan nội tiết, nằm ở cổ. Nhiệm vụ của tuyến giáp là sản xuất ra hormone tham gia vào các quá trình quan trọng trong cơ thể. Nếu tuyến giáp làm việc quá tải, hormone tuyến giáp tiết vượt mức cho phép gây nên bệnh “cường giáp”.
Người mắc bệnh basedow có triệu chứng gì?
Trước khi giải đáp câu hỏi “Basedow có mang thai được không?” thì bạn hãy tìm hiểu xem các dấu hiệu mắc bệnh là gì. Khi bị mắc bệnh Basedow, cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bao gồm:
-
Người mệt mỏi, thường bị lo lắng, bồn chồn
-
Nam giới thấy ngực phát triển bất thường
-
Nhiều vấn đề về thị giác như mờ mắt, song thị…
-
Mắt lồi
-
Tinh thần mất tập trung
-
Bướu cổ
-
Tiết mồ hôi nhiều, thường xuyên đi tiểu
-
Kinh nguyệt rối loạn
-
Thèm ăn, giảm cân không rõ nguyên do
-
Người run rẩy
-
Tim đập nhanh, bất thường
Đôi khi các dấu hiệu của bệnh Basedow có thể giống triệu chứng nhiều bệnh lý khác. Để có thể chẩn đoán bệnh chính xác, bạn hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Nhờ đó, bạn sẽ được chỉ định liệu pháp điều trị phù hợp.
Người bị basedow có mang thai được không?
Đối với sức khỏe nói chung và chức năng sinh sản nói riêng, tuyến giáp đóng vai trò quan trọng. Bộ phận này tiết hormone tham gia nhiều vào quá trình mang thai và nuôi con. Vậy nếu chị em chẳng may bị basedow có mang thai được không?
Theo các chuyên gia y tế, nếu nữ giới tích cực điều trị bệnh, tuân thủ đúng liệu trình và chữa trị hiệu quả thì họ vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Tuy vậy, để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất và an toàn cho mẹ, bệnh nhân hãy điều trị bệnh ổn định trước khi muốn có thai và sinh con.
Trong trường hợp chị em uống thuốc điều trị bệnh kéo dài thì cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc có nên tiếp tục dùng thuốc trong thời gian mang thai hay không. Mẹ bầu hãy thăm khám thường xuyên, theo dõi tình trạng bệnh để can thiệp kịp thời nếu có triệu chứng.
Nếu bệnh cường giáp chưa khỏi mà bệnh nhân mang thai thì sẽ đối mặt với nguy cơ biến chứng thai kỳ cao. Mẹ bầu có thể bị sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Nếu cơn nhiễm độc giáp kịch phát xảy ra thì tính mạng của cả 2 mẹ con đều bị đe dọa. Tóm lại, bị bệnh basedow có mang thai được không? Với thắc mắc “Bị bướu basedow có mang thai được không?” thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, bạn cần làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Bà bầu bị cảm lạnh có nguy hiểm không? Nên ăn uống như thế nào?
Những lưu ý đối với người bị basedow mang thai
Bị basedow có nên mang thai hay không còn phụ thuộc vào thể trạng từng người. Nếu mang thai và mắc bệnh basedow, mẹ hãy cân nhắc cẩn thận và lưu ý những điều sau:
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống với thực phẩm tốt cho sức khỏe là một yếu tố quan trọng khi bạn thắc mắc bệnh cường giáp có mang thai được không. Mẹ bầu hãy bổ sung các chất sau:
-
Selen, sắt, kẽm có nhiều trong thịt bò, cải bó xôi, các loại hạt, thịt lợn…
-
Chất béo Omega-3 có trong các loại thực phẩm như hạt lanh, cá hồi, cải bó xôi…
-
Vitamin A với các thực phẩm có màu vàng cam như khoai lang, cà rốt, mơ, xoài…
-
Vitamin nhóm B, vitamin D giúp cung cấp nhiều dinh dưỡng cho tuyến giáp hoạt động tốt. Các loại thực phẩm mẹ nên ăn là súp lơ, rau lá xanh đậm, thịt lợn, củ cải đỏ, nấm, gan động vật, cá béo. Ngoài ra, mẹ cũng nên thường xuyên phơi nắng sớm.
-
Uống nhiều nước để cơ thể không bị mất nước và chất điện giải.
Kiêng ăn thực phẩm không tốt cho sức khỏe
Mẹ bầu bị basedow kiêng ăn gì? Danh sách những món mẹ nên hạn chế ăn là:
-
Món ăn giàu iot khiến hoạt động của tuyến giáp tăng lên, làm trầm trọng tình trạng bệnh. Mẹ cần hạn chế ăn muối, tảo bẹ, rong biển, hải sản.
-
Cà phê sẽ kích thích tuyến giáp tiết nhiều hormon thyroxin khiến bộ máy trong cơ thể hoạt động nhanh bất thường, tỏa nhiều nhiệt. Cơ thể lúc nào cũng khó chịu, nóng nảy.
-
Sữa tươi nguyên kem chứa nhiều chất béo, không tốt cho chức năng tiêu hóa của người bệnh. Mẹ bầu nên dùng loại sữa đã được tách kem.
-
Sản phẩm làm từ bột mì, bột gạo ít dưỡng chất, khó tiêu, lượng đường huyết cao. Mẹ cần hạn chế tiêu thụ bánh mì và mì ống.
-
Thực phẩm chứa nhiều đường như mứt, thạch, nước ngọt gây tăng mức độ hồi hộp của bệnh nhân.
-
Thịt đỏ với hàm lượng cao cholesterol và chất béo bão hòa, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch.
-
Dầu thực vật hydro hóa như bơ thực vật, bánh quy giòn rất giàu chất béo chuyển hóa gây tác động tiêu cực đến cholesterol tốt trong cơ thể, các triệu chứng bệnh cũng trầm trọng hơn.
-
Thức uống chứa cồn như rượu bia làm hạn chế hấp thụ canxi, biến chứng loãng xương.
Thường xuyên đi khám bác sĩ
Tuy đáp án của câu hỏi “Bệnh basedow có mang thai được không?” là được nhưng mẹ bầu cần theo dõi cẩn thận. Liều lượng thuốc sẽ thường xuyên được điều chỉnh trong quá trình mang thai. Mẹ cần tuân thủ nghiêm khuyến cáo của bác sĩ về liều lượng và thời gian tái khám bệnh. Ở giai đoạn khởi trị, mẹ có thể cần phải đi khám bệnh mỗi tuần 1 lần. Vào giai đoạn ổn định, mỗi 2 - 4 tuần thì mẹ sẽ phải tái khám 1 lần.
Mắc bệnh basedow gây ảnh hưởng khá lớn đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề bị basedow có mang thai được không. Trước khi mang thai, chị em hãy đến bác sĩ kiểm tra sức khỏe rõ ràng để chuẩn bị cho hành trình mang thai được an toàn nhất.