zalo
Triệt lông có lợi ích gì? Chuẩn bị mang thai có nên triệt lông không?
Chuẩn bị mang thai

Triệt lông có lợi ích gì? Chuẩn bị mang thai có nên triệt lông không?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

12/12/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chuẩn bị mang thai có nên triệt lông? Hay triệt lông có ảnh hưởng gì đến sức khỏe thai kỳ hay không luôn là nỗi lo lắng của phụ nữ. Trong bài viết này, Monkey sẽ giải đáp rõ những thắc mắc đó và gợi ý cách triệt lông an toàn nhất.

Lợi ích của triệt lông

Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi chuẩn bị mang thai triệt lông được không, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu  triệt lông là gì và lợi ích của nó.

Triệt lông là một thủ thuật được thực hiện bằng nhiều cách như: dùng nhíp, dao cạo, laser, xung điện nhằm mục đích loại bỏ phần lông không mong muốn trên cơ thể. Sự xuất hiện của những đám lông dài, dày và đen trên cánh tay, chân, nách hay thậm chí là vùng kín khiến các chị em mất đi sự tự tin, quyến rũ của mình. Lợi ích của việc triệt lông không chỉ dừng lại ở tính thẩm mỹ mà còn nhiều yếu tố khác.

Triệt lông có nhiều lợi ích. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tăng tính thẩm mỹ

Khi triệt lông, vùng da của nữ giới không còn xuất hiện những đám lông đen dày đặc. Thay vào đó, vùng da sẽ trở nên trắng sáng hơn, bớt thâm nám, các lỗ chân lông thu nhỏ. Điều này giúp làm tăng thêm tính thẩm mỹ, giải thoát nỗi phiền toái cho phái đẹp.

Ngăn ngừa nguy cơ viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng lông mọc ngược, các sợi lông cuộn tròn lại, phát triển trong da mà không thể vươn ra ngoài. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:

  • Lớp sừng trên da quá dày.

  • Lông mỏng và yếu, không thể đâm mọc ra bên ngoài như bình thường.

  • Nhổ lông không đúng cách khiến da bị tổn thương.

  • Da khô.

  • Da bị dị ứng mỹ phẩm, hóa chất.

  • Quần áo chật mặc bó sát vào người.

Lông cuộn tròn không thể mọc ra khỏi bề mặt da là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể gây ngứa ngáy, mưng mủ. Sau khi triệt lông, các tế bào chết trên da cũng được lấy đi, giúp ngăn ngừa nguy cơ bị viêm nang lông. Bởi thế mà hầu hết các chị em đều lo lắng giai đoạn mang bầu hoặc chuẩn bị mang bầu có triệt lông được không?

Loại bỏ mùi hôi

Sạch lông giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu trên cơ thể. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia cho biết, mồ hôi của cơ thể vốn không có mùi. Tuy nhiên chúng ta lại ngửi thấy mùi hôi của cơ thể rất khó chịu là do vi khuẩn sống ký sinh ở trên da, đồng thời phá vỡ cấu trúc của mồ hôi và tạo thành mùi. Trong khi các lớp lông lại là một trong những tác nhân giúp vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Do đó, nếu loai bỏ lông trên cơ thể thì mùi hôi của cơ thể cũng sẽ được hạn chế.

Khi mùi hôi của cơ thể ngày càng lấn át, tâm lý  phụ nữ chắc chắn sẽ cảm thấy rất khó chịu/ Điều này hoàn toàn không tốt cho quá trình thụ thai chút nào. Nhưng nếu loại bỏ lông trên cơ thể thì mùi hôi của cơ thể cũng sẽ được hạn chế, giúp tinh thần thoải mái hơn và gia tăng cơ hội thụ thai. Vì vậy, các chị em thắc mắc chuẩn bị mang bầu có nên triệt lông không cũng là điều rất dễ hiểu. Họ muốn chuẩn bị sẵn sàng cả về thể chất lẫn tinh thần để thai kỳ luôn được khỏe mạnh.

Tự tin khi giao tiếp

Người ta thường nói, mang thai và sau sinh là giai đoạn “tiều tụy” nhất của phụ nữ. Lý do bởi nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng rất nhiều đến cơ thể của sản phụ. Hơn nữa, nhiều người thậm chí còn ít có thời gian chăm sóc cho bản thân, khiến họ ngày càng trở nên tự ti, ngại giao tiếp.

Trong khi đó, việc triệt lông sẽ giúp cho vùng da đó trở nên sáng, mịn hơn, không còn những mùi hôi khó chịu của cơ thể. Nhờ vậy mà các chị em có thể tự tin hơn khi giao tiếp với những người xung quanh, không còn nỗi lo khi người khác ngửi thấy mùi hôi, hay thấy những vết thâm, xạm trên cơ thể mình. Bởi vậy mà nhiều phụ nữ vẫn đang đi tìm câu trả lời cho thắc mắc chuẩn bị mang thai có triệt lông được không?

Xem thêm:

Đang chuẩn bị mang thai có nên triệt lông?

Có nhiều phương pháp triệt lông. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trước khi trả lời cho câu hỏi “chuẩn bị mang thai có nên triệt lông?”, chúng ta cần hiểu rõ hơn về các phương pháp triệt lông phổ biến hiện nay.

  • Sử dụng Laser: Phương pháp này là chiếu một chùm sáng lên da nhằm mục đích vô hiệu hóa các nang lông. Tùy vào từng trường hợp, thời gian điều trị có thể vài phút hoặc vài giờ, sau một thời gian cũng có thể mọc lại dài và đen hơn. Nhiều người da mẫn cảm còn có thể bị sưng, bỏng.

  • Sử dụng xung điện: Cách này sẽ dùng một kim nhỏ để chèn vào các nang lông, sau đó phát ra xung điện để phá hủy nang lông. Vùng da được tẩy lông có thể bị tối màu, khi thực hiện thường bị đau.

  • Waxing: Là dùng sáp nóng để bôi lên vùng da có nhiều lông. Sau khi lớp sáp khô cứng lại sẽ từ từ bóc ra, kéo theo lớp lông trên da. Bên trong sáp có chứa thuốc gây tê với tác dụng giảm đau, hóa chất để phá vỡ protein của lông dẫn đến rụng lông dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi triệt lông bằng cách này, bạn vẫn có thể bị đau trong quá trình bóc, thậm chí da bị mẩn đỏ, dị ứng,...

  • Nhổ bằng nhíp: Cách này rất đơn giản thường được dùng để nhổ lông ở vùng nách. Tuy nhiên, lông có thể mọc trở lại nhanh chóng với mức độ đen và dày nhiều hơn. Cách này còn khiến lỗ chân lông bị to ra, nguy cơ bị viêm nang lông, viêm hạch bạch huyết, thâm đen vùng da,...

  • Dùng dao cạo lông: Khi dùng dao để loại bỏ lông, chúng sẽ mọc lại rất nhanh chóng, cứng và đen hơn. Ngoài ra, nếu tiến hành cạo lông không cẩn thận có thể bị xước da, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Qua liệt kê những phương pháp triệt lông kể trên có thể thấy, dùng nhíp và dao cạo lông là hai cách có thể sử dụng trước khi mang thai. Tuy nhiên, cách này vẫn tiềm ẩn nguy cơ khiến phụ nữ bị viêm nhiễm và lông vẫn mọc lại trong thai kỳ.

Không nên triệt lông trước khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Còn với các phương pháp triệt lông còn lại có sử dụng hóa chất, tia laser nếu áp dụng có thể gây ra những tác động ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể, các hóa chất đó có thể khiến cho da bị kích ứng, viêm nhiễm. Đặc biệt, hóa chất còn có thể tồn tại lâu trong cơ thể, điều này hoàn toàn không tốt đối với sự phát triển của thai nhi sau này.

Hơn nữa, trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ còn thay đổi nội tiết tố, khiến lông có thể mọc trở lại. Vậy chuẩn bị có thai triệt lông được không? Câu trả lời của các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ chuẩn bị mang thai là không nên triệt lông để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Mách bạn phương pháp triệt lông tự nhiên an toàn cao

“Chuẩn bị có thai có triệt lông được không?” Câu trả lời là không nếu phụ nữ lựa chọn các phương pháp triệt lông. Tuy nhiên, với những người có lông mọc nhanh và dày, gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống thì có thể áp dụng một số phương pháp triệt lông tự nhiên để đảm bảo an toàn cao cho sức khỏe. Dưới đây là một số phương pháp triệt lông tự nhiên như:

Triệt lông bằng quả bơ

Triệt lông bằng bơ xay nhuyễn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dùng bơ xay nhuyễn, sau đó bôi lên vùng da có nhiều lông cần triệt. Đợi một lát cho bơ dính rồi dùng giấy miết nhẹ theo chiều ngược lông mọc. Ngoài tác dụng để triệt lông, bơ còn giúp bổ sung vitamin A, C và E, hỗ trợ làn da trắng sáng, mềm mại.

Triệt lông bằng hỗn hợp chanh, đường và mật ong

Trộn đều hỗn hợp chanh, đường, mật ong trước khi tẩy lông. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có bầu hoặc chuẩn bị có bầu triệt lông được không? Câu trả lời là có nếu bạn áp dụng phương pháp triệt lông tự nhiên từ hỗn hợp chanh, đường và mật ong. Cách làm là trộn đều hỗn hợp gồm: 1 thìa đường nhỏ, 1 thìa nước cốt chanh, 4 thìa mật ong rồi đun nhỏ lửa đến khi tan hết đường. Sau đó, đợi hỗn hợp hạ bớt nhiệt còn ấm ấm và bôi lên vùng lông cần triệt. Kết hợp sử dụng một mảnh vải mỏng ấn vào vùng da bôi hỗn hợp đó khoảng 30 giây. Cuối cùng, lột bỏ tấm vải theo chiều ngược của lông mọc, các sợi lông, tế bào chết sẽ bị lớp hỗn hợp kéo ra ngoài, đồng thời làm sạch da khỏi vi khuẩn.

Xem thêm:

Triệt lông bằng đậu nành và nghệ

Đậu nành và nghệ để triệt lông. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để thực hiện triệt lông bằng phương pháp này, ta cần trộn đều 2 thìa bột nghệ tươi và 1 lạng hạt đậu nành xay và một ít nước để hỗn hợp đặc quánh lại. Sau đó, dùng hỗn hợp đã trộn bôi đều lên vùng da cần triệt lông. Để khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước. Thực hiện 3-4 lần/tuần không chỉ giúp da sạch lông, sáng mịn mà còn cực kỳ tiết kiệm chi phí.

Dù thực hiện triệt lông bằng phương pháp thiên nhiên nào thì các chị em cũng cần lưu ý nên vệ sinh vùng da và tay sạch sẽ trước khi thực hiện. Điều này nhằm phòng ngừa nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập ngược vào cơ thể.

Qua bài viết này, các chị em đã hiểu chuẩn bị mang thai có nên triệt lông hay không. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé, các chị em không nên triệt lông trước khi mang thai. Nếu triệt lông thì các phương pháp từ thiên nhiên sẽ là lựa chọn an toàn hơn.

Ngoài ra, nếu còn thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe, chăm sóc và nuôi dạy con cái, ba mẹ hãy nhanh tay truy cập website Monkey.edu.vn nhé. Monkey không chỉ mang đến cho người đọc những bài viết chia sẻ kiến thức bổ ích mà còn cung cấp các ứng dụng hỗ trợ ba mẹ dạy con học giỏi môn Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh trước tuổi lên 10. Vì vậy, ba mẹ hãy nhấn nút “Nhận cập nhật” phía trên để không bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu về các sản phẩm của Monkey và bất cứ bài chia sẻ kiến thức bổ ích nào nhé.

Trọn bộ ứng dụng giáo dục Monkey - Giải pháp tuyệt vời giúp con phát triển toàn diện khả năng tư duy và ngôn ngữ.

How to Remove Hair During Pregnancy Safely - Ngày truy cập: 21/05/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/hair-removal

Is Laser Hair Removal Safe During Pregnancy? - Ngày truy cập: 21/05/2022

https://www.healthline.com/health/laser-hair-removal-pregnancy

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey