zalo
10+ dấu hiệu có thai 7 tuần chính xác và những điều bà bầu cần biết
Chuẩn bị mang thai

10+ dấu hiệu có thai 7 tuần chính xác và những điều bà bầu cần biết

Đào Nhàn
Đào Nhàn

25/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Phụ nữ mang thai thường có nhiều biến đổi về tâm lý cũng như sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chị em không tinh ý cũng rất khó để phát hiện thai kỳ. Vì vậy, trong bài viết này Monkey sẽ chia sẻ những dấu hiệu có thai 7 tuần dễ nhận biết nhất.

Thai nhi 7 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai nhi 7 tuần tuổi đã có nhiều phát triển rõ rệt, kích thước bào thai to hơn và có hình dạng như một quả mâm xôi. Trung bình, bé có chiều từ 1-1,5 cm. Đặc biệt, tuần thứ 7 đi siêu âm bác sĩ sẽ nghe được nhịp đập của tim thai qua máy.

Thai nhi 7 tuần có chiều dài trung bình từ 1-1,5cm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khác với tuần 6, bàn tay và bàn chân của bé ở thời kỳ này đã hình thành ngón có màng. Phần xương đuôi đang bắt đầu nhỏ lại và sẽ biến mất trong một vài tuần sau đó.

Về cấu tạo bên trong cơ thể, các tế bào thần kinh, cơ quan nội tạng bắt đầu phát triển. Biểu hiện rõ nhất là ống thở được hình thành và kéo dài từ cổ đến các nhánh nhỏ trong phổi. Thận của thai nhi đang dần ổn định và bắt đầu xử lý chất thải trong cơ thể, sau đó bé sẽ  sản xuất nước tiểu.

Các dấu hiệu có thai 7 tuần dễ nhận biết

Ngoài biểu hiện phổ biến nhất là chậm kinh thì trên thực tế chị em có thể nhận biết dấu hiệu có thai 7 tuần qua những biến đổi của cơ thể được Monkey liệt kê dưới đây.

Buồn nôn

Phần lớn phụ nữ mang thai 7 tuần có cảm giác buồn nôn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất ở phụ nữ là cảm giác buồn nôn. Theo thống kê, có khoảng ⅔ mẹ bầu thường xuyên khó chịu và buồn nôn với một số mùi như: mùi mắm, kem đánh răng, mùi cơm sôi,... Hiện tượng này sẽ giảm dần ở hầu hết phụ nữ khi bước sang thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít mẹ bầu bị chứng nôn cho đến khi chuyển dạ.

Ngực thay đổi

Phụ nữ mang thai 7 tuần thường cảm thấy phần ngực sưng đau, núm vú đen sạm và quầng vú to ra. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do hormone thai kỳ hCG tăng cao khiến cho ngực bị ảnh hưởng. 

Những cơn đau sẽ giảm dần cho đến khi cơ thể có khả năng kiểm soát sự rối loạn của nội tiết tố. Để giảm cảm giác khó chịu thì chị em nên chọn những loại áo ngực rộng và có tính co dãn để không gây áp lực lên vùng ngực.

Đi tiểu nhiều lần

Một trong những dấu hiệu có thai 7 tuần phổ biến là đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là tiểu đêm. Nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai đi tiểu nhiều gấp 2-3 lần người bình thường là do lượng máu tăng cao khiến cho thận phải hoạt động liên tục. 

Phụ nữ mang thai đi tiểu nhiều gấp 2-3 lần người bình thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên cũng không vì lý do này mà chị em hạn chế uống nước để giảm cảm giác buồn tiểu. Bạn cần uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày từ các nguồn như: nước lọc, nước canh, trái cây, nước ép,...

Vị giác thay đổi

Hormone hCG tăng cao trong suốt thời kỳ thai nghén sẽ khiến cho vị giác của mẹ bầu có sự thay đổi lớn. Chẳng hạn như thấy buồn nôn khi nhìn thấy món cá yêu thích hoặc bỗng dưng thèm ăn một món mà trước đây bạn rất ghét. 

Mệt mỏi

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thường cảm thấy mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc thậm chí là kiệt sức do nồng độ progesterone tăng cao. Đây là một dạng hormone có tác dụng ngăn ngừa có bóp tử cung và ức chế khả năng miễn dịch sớm, từ đó giúp bé lớn lên khỏe mạnh suốt 9 tháng 10 ngày. 

Nhiệt độ cơ thể tăng

Nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng do nội tiết tố thay đổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thận nhiệt của bà bầu thường cao hơn 1-3 độ so với người bình thường. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do rối loạn nội tiết tố ở đầu thai kỳ. Đôi khi mẹ bầu còn bị phát ban, mọc mụn thậm chí là bật quạt giữa mùa đông. Để giảm cảm giác khó chịu thì chị em nên chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát và mỏng nhẹ.

Tâm trạng thay đổi thất thường

Thay đổi tâm trạng là một dấu hiệu có thai 7 tuần rất phổ biến. Mẹ bầu có sự thay đổi này là do ảnh hưởng của nội tiết tố đến chất dẫn truyền thần kinh. Tuy nhiên không phải phụ nữ nào cũng có phản ứng khác nhau với điều này, có người thì thấy hưng phấn, nhưng có người lại lo âu, stress thậm chí là trầm cảm khi mang bầu.

Xem thêm:

Táo bón

Hàm lượng hormone progesterone tăng cao khiến cho quá trình tiêu hoá hoạt động kém đi và dẫn tới tình trạng táo bón. Tình trạng này sẽ kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai ở mẹ bầu. Để khắc phục bệnh táo bón, chị em nên tích cực bổ sung chất xơ và uống đủ lượng nước mà cơ thể cần.

Chuột rút

Chuột rút là dấu hiệu có thai 7 tuần phổ biến. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chuột rút là một hiện tượng sinh lý vô cùng bình thường khi mang bầu. Mặc dù nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của 2 mẹ con nhưng lại khiến cho chị em đau đớn và đi lại khó khăn. Tình trạng này thường xảy ra ở vùng bàn chân, đùi và bắp chân. Để giảm thiểu nguy cơ bị chuột rút thì bà bầu không nên ngồi hoặc nằm một chỗ trong thời gian dài mà nên đi lại thường xuyên.

Dịch âm đạo tiết ra nhiều

Một trong những dấu hiệu có thai 7 tuần khá phổ biến là dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Chị em sẽ cảm thấy khó chịu, hoặc ướt át mặc dù chỉ ngồi yên một chỗ. Khi dịch âm đạo ra nhiều, bà bầu nên vệ sinh thật sạch sẽ vùng kín để đảm bảo vệ sinh và phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

Tăng cân

Cân nặng của bà bầu có thai 7 tuần sẽ tăng từ vài trăm đến vài kilogam tuỳ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Lúc này, chị em nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát để dễ chịu hơn và thực hiện hoạt động hàng ngày một cách dễ dàng.

Chậm kinh

Phụ nữ không có kinh nguyệt khi đang mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chậm kinh là dấu hiệu mang thai được nhiều người biết đến nhất. Phụ nữ có kinh hàng tháng đều mà bị chậm từ 5 ngày đổ lên thì chứng tỏ bạn đã mang thai. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do trứng đã làm tổ ở thành tử cung và không thể tiếp tục rụng nữa. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất thì chị em nên căn cứ vào những dấu hiệu có thai 7 tuần khác nữa.

Cách xác định khả năng mang thai 7 tuần chính xác

Mang thai 7 tuần là một trong những khoảng thời gian khó khăn nhất mà phụ nữ cần vượt qua. Việc xác định thai kỳ một cách chính xác giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị tốt nhất để bước vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2.

Dùng que thử thai

Sử dụng que thử thai là cách đơn giản nhất để xác định xem bản thân mình có mang thai hay không. Trên thị trường hiện có 2 loại que thử thai phổ biến là hiện thị kết quả bằng vạch hoặc kết quả bằng chữ. Tuy nhiên loại que thử bằng vạch hồng là sản phẩm phổ biến và được ưa chuộng hơn cả.

Dùng que thử thai là phương pháp xác định thai kỳ đơn giản nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thông thường, chị em có thể sử dụng que thử thai vào bất cứ thời điểm nào ở trong ngày nhưng để kết quả chính xác nhất thì buổi sáng sau khi thức dậy là khoảng thời gian “vàng”. Nguyên nhân là lúc này nước tiểu đậm đặc và chứa hormone hCG ở mức cao nhất.

Siêu âm thai

Bên cạnh những dấu hiệu có thai 7 tuần thì chị em nên sử dụng cả phương pháp siêu âm thai. Điều này không những giúp mẹ bầu xác định thai kỳ chính xác mà còn dễ dàng kiểm soát được sự phát triển của bé, đánh giá nhau thai và tìm ra những điểm bất thường giúp cho bé được an toàn tuyệt đối.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu thực chất là cuộc kiểm tra nồng độ hormone sinh sản Beta-Hcg có trong nước tiểu. Loại hormone này thường xuất hiện ngay sau khi thụ tinh thành công và nó là bằng chứng rõ ràng nhất của việc mang thai. Căn cứ theo khoa học, bà bầu mang thai 7 tuần thường có hàm lượng hCG rơi vào khoảng 7 650-229 000 mlU/ml/

Cần làm gì khi thấy dấu hiệu có thai 7 tuần?

Bước vào giai đoạn giữa của thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi phát triển mạnh đồng thời bà bầu cũng cảm nhận được nhiều sự thay đổi rõ rệt. Bên cạnh niềm vui lớn lao khi có sự xuất hiện của thành viên mới thì chị em tuyệt đối không được quên làm những việc quan trọng sau:

Khám thai

Đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khoẻ của 2 mẹ con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai nhi đạt 7-8 tuần tuổi là thời gian tốt nhất để đi khám thai lần đầu tiên. Việc này sẽ giúp bà bầu nắm được tình hình sức khoẻ của bản thân và theo dõi sự phát triển của bé. Khi đi khám thai, chị em phải trải qua những xét nghiệm cơ bản như:

  • Xác định chỉ số BMI thông qua chiều cao và cân nặng.

  • Đo huyết áp để chẩn đoán nguy cơ mắc chứng tiền sản giật.

  • Xét nghiệm nước tiểu để đo nồng độ hCG.

  • Kiểm tra vị trí làm tổ của bào thai.

  • Xác định ngày sinh dự kiến.

  • Xét nghiệm máu để tiêm vacxin phòng bệnh.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé, sau khi nhận biết dấu hiệu có thai 7 tuần thì chị em nên tăng cường ăn những thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu axit folic: Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 400-600mcg axit folic trong một ngày. Đây là loại vitamin vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các bệnh sứt môi, hở hàm ếch, dị tật bẩm sinh,... Axit folic thường có nhiều trong gan động vật, ngũ cốc, rau xanh, cam, đậu nành,...

  • Thực phẩm giàu sắt: Sắt rất cần thiết cho phụ nữ mang thai để tăng cường sức đề kháng và hạn chế nguy cơ sinh non. Hàm lượng sắt bà bầu nên bổ sung trong thời gian này là 45-90mg/ngày. Một số thực phẩm giàu sắt gồm rau dền, cải xoăn, cải bó xôi, ngũ cốc, bánh mì nguyên hạt,...

  • Thực phẩm giàu canxi: Cung cấp đủ canxi giúp bé xây dựng hệ xương vững chắc ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Vì vậy, chị em nên bổ sung canxi thông qua chế phẩm từ sữa, tôm, đồng, cá hồi,...

  • Thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất: Các loại dinh dưỡng này rất cần thiết để củng cố và tạo các mô mới giúp cho thai kỳ luôn khoẻ mạnh. Protein, vitamin và khoáng chất thường có nhiều trong: thịt, cá, trứng, đậu nành, rau xanh và trái cây tươi.

Cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, để bảo vệ sức khoẻ của 2 mẹ con thì chị em nên hạn chế và ăn những loại thực phẩm sau:

  • Đồ ăn tái, sống hoặc nhiễm độc.

  • Sữa tươi tiệt trùng.

  • Đồ ăn sẵn chứa nhiều giàu mỡ.

  • Các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,..

  • Tránh các loại thực phẩm gây sảy thai như: đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, khoai tây mầm, nhãn, dứa,...

Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học

Phụ nữ mang thai 7 tuần cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học theo những tiêu chí mà Monkey đề cập dưới đây:

  • Hạn chế sinh hoạt tình dục ở mức tối đa trong 3 tháng đầu thai kỳ.

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 4-5 bữa chính để tránh tình trạng buồn nôn,

  • Xét nghiệm máu để xem bản thân có thiếu máu hay không, từ đó có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

  • Vệ sinh cơ quan sinh dục thật sạch sẽ để phòng ngừa các bệnh phụ khoa.

  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ cuộc vượt cạn trong thời gian tới.

  • Không đi dép cao, mặc quần áo bó sát người.

Một số lưu ý dành cho phụ nữ mang thai 7 tuần

Không chỉ riêng giai đoạn mang thai 7 tuần mà chị em cần biết cách cân bằng cảm xúc cũng như sức khoẻ của mình trong suốt thời gian thai nghén.

Sức khỏe tinh thần

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ rất khó để ổn định cảm xúc vì ảnh hưởng của triệu chứng ốm nghén khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng kiểm soát chúng bằng cách suy nghĩ tích cực và tránh xa những vấn đề tiêu cực.

Nghe nhạc để giảm cảm giác khó chịu do ảnh hưởng của dấu hiệu có thai 7 tuần. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chị em hãy làm những điều mình ưa thích như xem phim, nghe nhạc hoặc trò chuyện cùng người thân trong gia đình. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tập thiền để cân bằng lại cảm xúc mỗi khi cảm thấy khó chịu.

Sức khỏe thể chất

Một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng là chìa khoá để bé phát triển toàn diện. Ngoài chế độ dinh dưỡng chuẩn khoa học thì chị em nên luyện tập một vài môn thể thao cơ bản như: bơi lội, yoga, đi bộ hoặc đạp xe. Điều này rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu để tránh được bệnh tiểu đường thai kỳ và dễ dàng kiểm soát được cân nặng.

Bên cạnh đó, chị em cũng nên giảm bớt lượng công việc hàng ngày để có nhiều thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân hơn. Mang thai tuần thứ 7 sẽ rất khó chịu nên mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan.

Trên đây là những dấu hiệu có thai 7 tuần phổ biến và 3 điều quan trọng cần làm ngay sau khi xác định thai kỳ. Mong rằng, với thông tin vừa được Monkey chia sẻ sẽ giúp chị em thuận lợi vượt qua thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất đầy khó khăn.

7 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More - Ngày truy cập: 24/07/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-symptoms-week-7

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!