zalo
43 tuổi có sinh con được không? Mang thai ngoài 40 tuổi cần lưu ý gì?
Chuẩn bị mang thai

43 tuổi có sinh con được không? Mang thai ngoài 40 tuổi cần lưu ý gì?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

18/12/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hiện nay, độ tuổi sinh con ở phụ nữ Việt Nam ngày càng tăng. Nhiều người sau 30, 40, thậm chí là 43 tuổi mới mang thai có bé đầu lòng. Vậy 43 tuổi có sinh con được không? Mẹ bầu có gặp nguy hiểm không? Mời bạn đọc bài viết này của Monkey để tìm ra câu trả lời.

Phụ nữ 43 tuổi có sinh con được không?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: thời điểm đẹp nhất để mang thai là phụ nữ trong độ tuổi 20-30. Sau 30 tuổi, các chức năng sinh sản bắt đầu suy giảm dần, đặc biệt là sau 40 tuổi khả năng sinh sản giảm mạnh vì số lượng trứng có khả năng thụ thai thấp.

Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, hơn 50% phụ nữ có vấn đề về sinh sản sau tuổi 40, khả năng có thai là 40-50%. Tuy nhiên, tỉ lệ phụ nữ 43 tuổi có thai chỉ còn 1-2%, một con số vô cùng mong manh.

43 tuổi có nên sinh con không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Song song với đó, phụ nữ mang thai ở tuổi 43 phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm. Điển hình nhất là khả năng sảy thai vô cùng cao, và một số căn bệnh khác như: tiểu đường, huyết áp. Đó là lý do vì sao mà rất nhiều cặp vợ chồng vẫn đang phân vân 43 tuổi có nên sinh con không?

Ngày nay, khoa học kỹ thuật vô cùng hiện đại nên phụ nữ 43 tuổi vẫn có khả năng sinh con nhờ vào phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm - xin trứng. Từ khi có phương pháp này, rất nhiều chị em lựa chọn đẻ con muộn. Thậm chí nhiều người còn được chẩn đoán suy buồng trứng, vô sinh vẫn có cơ hội mang thai. 

Chất lượng phôi thai được hình thành từ thụ tinh nhân tạo là vô cùng tốt. Hơn thế nữa, con sinh ra từ phương pháp này giữ được sức khoẻ bình thường như những đứa trẻ khác.

Những lợi ích khi mang thai ngoài 40 tuổi

Bất cứ điều gì cũng có những mặt tích cực và tiêu cực. Bên cạnh những nguy hiểm mà chị em có nguy cơ gặp phải khi mang thai ngoài 40, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của việc đẻ con muộn như:

Tài chính gia đình ổn định

Ở độ tuổi ngoài 40, hầu như cả vợ và chồng đều đã có công việc ổn định, mặc dù mức thu nhập có thể khác nhau nhưng ít nhất họ đủ điều kiện để nuôi một đứa trẻ. Thêm nữa, ở tuổi này con người đã có ý thức quản lý tài chính và dư ra tiền tiết kiệm hàng tháng. 

Tài chính gia đình ổn định. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chính vì thế mà con sinh ra sẽ được hưởng sự nuôi dạy một cách tốt nhất, họ đủ thu nhập để mua cho con đồ dùng tốt, cho con đi học tại ngôi trường chất lượng cao. Đồng thời, các bữa ăn hàng ngày của trẻ được cải thiện, nhằm đáp ứng sự phát triển một cách toàn diện.

Người mẹ chín chắn hơn

Điều này là vô cùng bình thường. Vì phụ nữ ở tuổi 40 đã trải qua những va vấp trong cuộc sống, không như những bà mẹ ở tuổi đôi mươi. Họ đủ kinh nghiệm để vượt qua những rào cản trong quá trình nuôi dạy con và biết đâu là thứ tốt nhất cho con. 

Một ví dụ rất điền hình là nhiều phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh vì những áp lực trong cuộc sống và suốt ngày phải ru rú trong nhà để chăm con. Tuy nhiên, với phụ nữ đã có tuổi thường rất thích khoảng thời gian này vì được ở bên cạnh con và thường coi đó là kì nghỉ sau nhiều năm làm việc vất vả.

Thai phụ có kinh nghiệm từ lần mang thai trước

Đây là một lợi ích vô cùng lớn của chị em khi mang thai sau 40 tuổi. Từ những kinh nghiệm rút ra của lần mang thai đầu, họ sẽ không bị bỡ ngỡ khi cơ thể cảm thấy bất thường hoặc con sinh ra có biểu hiện đặc biệt.

Thai phụ có kinh nghiệm từ lần mang thai trước. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hơn thế nữa, họ biết nuôi dạy con một cách khéo léo và hiểu được đâu là điều quan trọng nhất trong từng giai đoạn sống của con. Chẳng hạn như bé 1 tuổi nhiều gia đình thấy con thích ăn cơm đã bắt đầu tập cho con ăn, tuy nhiên điều này không tốt chút nào cho sự phát triển của trẻ. Vì trong thời gian này hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu, chỉ nên cho trẻ ăn cháo.

Gia đình ổn định, hạnh phúc

Thực tế ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ ly hôn giữa các cặp vợ chồng nhiều nhất là ở tuổi 20-30. Vì lúc này suy nghĩ của vợ chồng còn chưa chín chắn, họ không biết cách nhường nhịn nhau để cuộc sống gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, các cặp đôi ngoài 40 tuổi thì khác, họ hiểu được gia đình là quan trọng nhất và tinh tế trong từng cử chỉ để bảo vệ cuộc hôn nhân.

Đồng thời, những gia đình ngoài 40 tuổi sinh con là họ đã xác định trước chung sống với nhau lâu dài. Điều này hạn chế được tình trạng con sinh ra không nhận được sự nuôi dạy và chăm sóc của cả bố và mẹ.

Xem thêm: 

Những vấn đề, nguy cơ tiềm ẩn khi có thai ở độ tuổi ngoài 40

Chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực của việc mang thai muộn. Tuy nhiên, chị em phụ nữ cũng phải xác định trước những hiểm hoạ của có thai ngoài 40 để có cái nhìn khách quan nhất.

Tỷ lệ mang thai thấp

Tỷ lệ mang thai thấp. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ tuổi càng cao thì tỷ lệ mang thai càng thấp. Vì số lượng trứng sau 35 tuổi bị giảm mạnh. Theo thống kê của Đại học Sản phụ Hoa Kỳ, phụ nữ ở tuổi dậy thì có khoảng 300.000-500.000 tế bào trứng. Tuy nhiên, con số này giảm một cách đáng kể xuống chỉ còn 25.000 ở tuổi 40. Vì vậy, khả năng phụ nữ 43 tuổi có thai tuy vẫn có khả năng xảy ra nhưng tỉ lệ rất thấp.

Tăng nguy cơ sảy thai

Chị em mang thai ngoài 40 tuổi cần xác định trước là tỷ lệ sảy thai vô cùng cao. Thậm chí,  con số này còn lên đến 53%. Ngoài ra, chức năng nội tiết tố có dấu hiệu suy giảm và thành tử cung mỏng đi, nên thai phụ chỉ cần động mạnh là cũng có thể sảy thai.

Chính vì vậy, phụ nữ tuổi 40 phải đi kiểm tra định kỳ và liên tục hơn để phát hiện dấu hiệu bị sảy thai sớm nhất. Nhằm ngăn chặn kết quá không mong muốn xảy ra.

Những di chứng sau khi sinh

Thai phụ ngoài 40 tuổi có nguy cơ mắc các bệnh lý sau khi sinh như là:

Tiểu đường thai kỳ

Chị em trong quá trình mang thai thường thì nồng độ glucose trong máu tăng cao. Đặc biệt, phụ nữ ngoài 40 tuổi có nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường lên tới 74%. Căn bệnh này làm cho sức khỏe chị em suy giảm một cách đáng kể như là: đi lại khó khăn, người hay mệt mỏi, đau ê ẩm toàn thân,... nhiều dấu hiệu này cho thấy nguy cơ sảy thai cao.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hơn thế nữa, sau khi sinh mẹ bầu không kiểm soát được chế độ ăn uống nên rất khó để lấy lại vóc dáng như ban đầu. Vì vậy, thai phụ ngoài 40 cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, thăm khám bác sĩ thường xuyên và làm theo lời chỉ dẫn.

Tăng nguy cơ loãng xương

Di chứng của bệnh loãng xương thường biểu hiện rõ nhất khi phụ nữ về già. Nguy cơ chị em ngoài 40 mang thai mắc phải bệnh lý này cao gấp đôi so với những người bình thường. 

Chính vì di chứng không có biểu hiện ngay tức thì nên nhiều người thường bỏ qua và không quan tâm đến. Tuy nhiên, hậu quả về sau lại vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy trong thời kỳ mang thai, thai phụ nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng chắc khỏe xương hoặc uống thêm thực phẩm chức năng theo chỉ dẫn.

Nguy cơ sinh non

Tăng tỷ lệ sinh non. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phụ nữ có tuổi mang thai thường có bệnh tiền sử như là: tiểu đường, tim mạnh, huyết áp cao,... những căn bệnh này là nguyên nhân gây ra hiện tượng sinh non hoặc con sinh ra bị nhẹ cân. Bên cạnh đó, trẻ có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường hoặc tăng huyết áp cũng vô cùng cao.

Tỷ lệ thai nhi bị dị tật bẩm sinh

Nguyên nhân của bệnh dị tật bẩm sinh là do cơ thể mẹ quá tuổi dẫn đến khi mang bầu các nhiễm sắc thể bị biến đổi và gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Ngoài ra, chất lượng tinh trùng ở người chồng không tốt do sức khoẻ yếu hoặc tuổi tác cũng là nguy cơ gây nên dị tật.

Phụ nữ mang thai ở tuổi 43 cần lưu ý những gì?

Thông qua những lợi ích và nguy hiểm khi mang thai muộn kể trên, chắc hẳn các cặp vợ chồng đã có câu trả lời cho phụ nữ 43 tuổi có mang thai được không. Cũng từ đó, mỗi cặp vợ chồng có thể cân nhắc để đưa ra quyết định phụ nữ 43 tuổi có nên sinh con? Trong trường hợp quyết định muốn tiếp tục sinh con thì chị em cần lưu ý những điểm sau:

Xét nghiệm trước khi mang thai

Phụ nữ 43 tuổi có sinh con được không? Câu trả lời là có nếu các xét nghiệm trước khi mang thai không có vấn đề gì. Các chuyên gia khuyến cáo trước khi phụ nữ 43 tuổi có thai ngoài việc chuẩn bị tâm lý tốt còn phải kiểm tra toàn bộ cơ thể. Theo đó, bạn nên tiến hành khám các bộ phận sau:

  • Xét nghiệm gen.

  • Khám, sàng lọc máu.

  • Xét nghiệm nước tiểu.

  • Chụp X-quang phổi.

  • Siêu âm vú.

  • Khám phụ khoa như: u xơ cổ tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục, polyp cổ tử cung,...

Làm xét nghiệm trước mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc khám và sàng lọc trước khi mang thai giúp chị em xác định được căn bệnh của mình có ảnh hưởng gì đến quá trình thụ tinh không? Và con sinh ra có nguy cơ mắc phải di chứng nào không? Từ đó ngăn ngừa được nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh.

Khám thai định kỳ

Thông thường, thai phụ ngoài 40 tuổi phải đi khám thai nhiều hơn so với những người bình thường khác. Bạn nên tuân thủ lịch khám thai theo chỉ dẫn của bác sĩ để theo dõi và xử lý kịp thời bất kỳ tình huống đặc biệt nào.

Chế độ ăn dinh dưỡng

Bà mẹ mang thai ở tuổi 43 cần ăn đầy đủ 5 nhóm chất bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, chất khoáng. Đặc biệt là căn tăng thêm các loại vitamin bầu từ thịt, cá, trứng, sữa,.. để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé.

Chế độ ăn uống hợp lý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu nên chọn các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng như ở trong siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi. Cần tránh xa các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá,..

Phụ nữ nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tăng khả năng lưu thông máu trong cơ thể và hạn chế cơn thèm những thực phẩm không tốt trong thời kỳ thai nghén.

Luyện tập thể dục thường xuyên

Chị em nên duy trì thói quen luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Và nên chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, ngồi thiền, tập yoga,..

Luyện tập thể dục thường xuyên giúp thai phụ khỏe mạnh, tránh được nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Đồng thời, chị em dễ dàng lấy lại vóc dáng sau khi sinh.

Thông qua bài viết này, câu hỏi về phụ nữ 43 tuổi có sinh con được không đã được giải đáp. Vì vậy, các chị em tuổi cao nhưng vẫn muốn sinh con không cần quá lo lắng. Thay vào đó, hãy chăm sóc cơ thể thật tốt để bảo vệ an toàn cho mẹ và bé trong thời gian mang thai. 

Ngoài ra, nếu còn điều gì cần giải, ba mẹ hãy nhanh tay truy cập website monkey.edu.vn ngay nhé. Tại đây, chúng tôi thường xuyên cập nhật các bài viết chia sẻ kiến thức liên quan đến sức khỏe, chăm sóc và nuôi dạy con cái.

Đồng thời, Monkey còn phát triển và cung cấp các ứng dụng giáo dục như Monkey Junior, Monkey Stories, Monkey MathVMonkey. Đây đều là các ứng dụng áp dụng rất nhiều phương pháp giáo dục sớm hiện đại để giúp trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ một cách dễ dàng. Bởi vậy, những ai đã, đang và sắp làm cha mẹ thì ngoài việc tìm hiểu cách chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy con cái hãy nên tìm hiểu, lựa chọn các ứng dụng của Monkey càng sớm càng tốt nhé.

Trọn bộ ứng dụng giáo dục Monkey - Giải pháp số 1 giúp con giỏi tư duy và ngôn ngữ ngay từ nhỏ.

Xem thêm: 

What You Should Know About Having a Baby at 40 - Ngày truy câp: 27/04/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/having-a-baby-at-40#benefits

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey