Tinh hoàn là bộ phận sinh dục quan trọng ở nam giới, nó quyết định trực tiếp đến quá trình sinh hoạt vợ chồng và khả năng sinh đẻ. Vì vậy, những vấn đề về tinh hoàn luôn được nhiều anh em quan tâm, đặc biệt là câu hỏi “1 tinh hoàn có sinh con được không?”
Một tinh hoàn có ảnh hưởng đến sinh lý nam giới không?
Tinh hoàn là cơ quan sản xuất tinh trùng và sản sinh nội tiết tố testosterone ở cơ thể nam. Vì vậy, đây là một cơ quan giữ vai trò rất quan trọng.
Lý giải những ảnh hưởng khi có 1 bên tinh hoàn
Thực tế, nhiều người chỉ có 1 bên tinh hoàn không bị ảnh hưởng đến tâm sinh lý nếu bên tinh hoàn còn lại vẫn có khả năng tiết ra các hormone sinh dục. Tuy nhiên, bên tinh hoàn kia bất thường hoặc khả năng sản sinh tinh trùng kém thì vô cùng ảnh hưởng đến cuộc sống của người đó.
Khi mất đi một bên tinh toàn, cơ thể nam giới sẽ giảm khả năng tiết ra tinh trùng và testosterone. Và khi cơ thể không cung cấp đủ các hormone này sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và gây ra một vài bệnh lý như:
-
Giảm ham muốn cuộc sống vợ chồng.
-
Suy giảm chức năng cương dương.
-
Tâm sinh lý về giới tính bị biến đổi.
Cách tốt nhất để kiểm tra xem 1 bên tinh hoàn có ảnh hưởng đến tâm lý không là thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên về nam khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tinh dịch đồ và thông qua đó đánh giá các chỉ số quan trọng như: số lượng, chất lượng tinh trùng, khả năng di chuyển,...
Anh em nào gặp phải các bệnh lý vừa được kể trên thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Vì phát hiện chức năng tinh hoàn bị suy giảm sớm sẽ có cách chữa trị và phục hồi. Các loại thuốc được kê đơn có chức năng bổ sung testosterone và tăng chất lượng tinh trùng.
Những nguyên nhân khiến nam giới phải cắt 1 bên tinh hoàn
Virus và vi khuẩn xâm nhập
Nhiều anh em phải cắt bỏ 1 bên tinh hoàn vì bị nhiễm vi khuẩn và để ngăn chặn tình trạng ảnh hưởng tới bên tinh hoàn còn lại. Nguyên nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập là do quan hệ tình dục không lành mạnh, bệnh tiết niệu hoặc do viêm tinh hoàn.
Một số loại vi khuẩn phổ biến và nguy hiểm như là: vi khuẩn lậu, vi khuẩn chlamydia. Hậu quả của nhiễm các loại vi khuẩn trên là tăng nguy cơ teo tinh hoàn, nặng hơn thì phải cắt bỏ bên tinh hoàn đó.
Tinh hoàn ở nam giới bị nhiễm virus thường là do di chứng của bệnh quai bị. Rất nhiều anh em đã gặp phải bệnh lý này. Virus xâm nhập bộ phận sinh dục nam thường sẽ bị hoại tử trước, sau đó mới phải cắt bỏ tinh hoàn.
Một số bệnh lý về tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn: Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm ở cơ thể nam giới. Tình trạng xoắn tinh hoàn làm cho máu không lưu thông được. Nếu không được xử lý ngay sẽ ảnh hưởng đến thể trạng của các anh em, dẫn đến phải cắt bỏ 1 bên tinh hoàn.
Ung thư tinh hoàn: Các anh em ở độ tuổi 15-34 có nguy cơ lớn mắc phải căn bệnh này. Nguyên nhân là do sự phân chia bất thường của các tế bào trong tinh hoàn, dẫn đến dần hình thành khối u. Dấu hiệu của ung thư tinh hoàn là: đau âm ỉ vùng bẹn, nổi hạch ở bẹn, đau lưng,...
Suy tinh hoàn: Căn bệnh này làm cho 1 bên tinh hoàn ở nam giới không còn khả năng sản xuất testosterone - một nội tiết sinh dục cần thiết cho hoạt động sinh dục và sinh sản. Suy tinh hoàn còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể như là: loãng xương, hay bị kích động, tình trạng stress,...
Áp lực về tâm lý
Những anh em nào thường xuyên phải căng thẳng trong công việc, cuộc sống cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về tinh hoàn. Đặc biệt là nam giới từng trải qua phẫu thuật cơ quan sinh dục và có tâm lý e ngại trong tìm bạn đời và lập gia đình.
Mất 1 bên tinh hoàn có con được không?
Mỗi lần xuất tinh của nam giới sẽ cho ra số lượng tinh trùng vô cùng lớn, vì vậy chỉ cần 1 con tinh trùng thụ tinh thành công là có thể mang thai và sinh con. Chính vì thế, nhiều nam giới chỉ còn 1 bên tinh hoàn nhưng vẫn có thể sinh con như bình thường và con sinh ra khỏe mạnh.
Để có thể làm được điều này thì điều tiên quyết là bên tinh hoàn còn lại ở nam giới phải hoạt động tốt. Muốn đo lường chức năng của bên tinh hoàn còn lại, ta dựa vào số lượng và chất lượng tinh trùng được sản sinh ra.
Xem thêm:
- Phụ nữ bị kinh nguyệt không đều có thai được không?
- Hội chứng klinefelter có con được không? Nguyên nhân và triệu chứng
Phương pháp phòng tránh vô sinh do tổn thương tinh hoàn
Tinh hoàn là cơ quan sinh dục vô cùng quan trọng ở nam giới. Chính vì thế, các anh em phải để ý thường xuyên và có biện pháp kịp thời nhằm hạn chế những di chứng không mong muốn. Dưới đây là những phương pháp phòng ngừa vô sinh do tổn thương tinh hoàn.
Tăng cường vận động
Bất kì ai trong chúng ta cũng nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt là nam giới cần vận động ít nhất 45 phút/ngày. Vận động thường xuyên giúp máu lưu thông đến các cơ quan tốt hơn và hoạt động sinh lý được diễn ra nhịp nhàng.
Với những người từ 50 tuổi trở lên, luyện tập thể dục thể thao giúp giảm nguy cơ bị teo tinh hoàn do lão hoá. Tinh hoàn khỏe mạnh giúp cuộc sống sinh hoạt diễn ra bình thường và bồi dưỡng tình cảm vợ chồng.
Hạn chế thói quen không lành mạnh
Thủ dâm quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về tinh hoàn. Chính vì thể, nam giới cần có cuộc sống tình dục điều độ. Đồng thời, khi tham gia các môn thể thao hay vận động mạnh, anh em cần có ý thức bảo vệ “cậu nhỏ” của mình khỏi các nguy hiểm gây tổn thương.
Chế độ ăn khoa học
Trong các bữa ăn, nam giới nên bổ sung nhiều thực phẩm có chứa protein và thực phẩm giúp giãn cơ, nở mạch máu. Những thực phẩm tốt này còn cải thiện kích thước và khả năng hoạt động của bộ phận sinh dục nam.
Đồng thời, anh em nên hạn chế tuyệt đối những sản phẩm không rõ nguồn gốc và chứa các chất gây hại cho cơ thể như: thuốc lá, rượu bia,...
Điều trị kịp thời các bệnh tổn thương tinh hoàn
Những biến chứng của tổn thương tinh hoàn là nguyên nhân gây ra teo tinh hoàn, hoại tử, đồng thời tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.
Biến chứng bệnh quai bị
Để có thể tránh virus vi khuẩn xâm nhập vào tinh hoàn trong thời gian mắc bệnh quai bị, nam giới cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị như:
-
Đi khám bác sĩ để chẩn đoán tình trạng bệnh một cách chính xác.
-
Uống nhiều nước để bù nước và các chất điện giải.
-
Hạn chế các thực phẩm cay, nóng, nhiều gia vị hoặc có tính acid.
-
Chườm mát khi tuyến nước bọt bị sưng, đau.
-
Tiêm phòng cho trẻ em.
Chăm sóc sức khoẻ sau các phẫu thuật về cơ quan sinh dục
Sau khi phẫu thuật, anh em cần thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế những di chứng nguy hiểm và nhanh phục hồi cơ thể. Cụ thể:
-
Uống thuốc theo đơn bác sĩ kê.
-
Dùng đồ lót mềm, có tác dụng nâng đỡ túi bìu sau phẫu thuật.
-
Tránh các hoạt động nặng, hao tổn nhiều sức khoẻ như: bê vác, tập thể dục quá sức, hoạt động tình dục,...
-
Khi tắm tránh xa vết mổ để không bị nhiễm trùng.
Trên đây là những lý giải cho câu hỏi “ 1 tinh hoàn có sinh con được không?” và những lưu ý cho anh em khi không may bị tổn thương tinh hoàn. Mong rằng những thông tin Monkey vừa chia sẻ có ích trong quá trình sinh hoạt và thụ tinh của nam giới.
FAQs About Living With One Testicle - Ngày truy cập: 15/04/2022
https://www.healthline.com/health/faqs-about-living-with-one-testicle
Can a man with one testicle have children? - Ngày truy cập: 15/04/2022
https://www.healio.com/news/endocrinology/20120325/can-a-man-with-one-testicle-have-children