zalo
Giải đáp: 45 tuổi có sinh con được không? Cơ hội nhỏ tiềm ẩn nhiều rủi ro
Chuẩn bị mang thai

Giải đáp: 45 tuổi có sinh con được không? Cơ hội nhỏ tiềm ẩn nhiều rủi ro

Đào Nhàn
Đào Nhàn

19/11/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng mải mê làm ăn mà quên mất tầm quan trọng của việc có một đứa trẻ trong gia đình. Đến khi phát hiện thì đã quá muộn và khó có con. Vậy phụ nữ 45 tuổi có sinh con được không? Cơ hội để có con cao không? Hãy cùng Monkey tìm hiểu qua bài viết sau.

Cơ hội sinh con ở độ tuổi 45 - 50 chỉ chiếm “số lẻ”

Phụ nữ 45 tuổi có nên sinh con không hay 45 tuổi có thai được không là điều đang được rất nhiều người thắc mắc. Để có câu trả lời chính xác, chúng ta cần lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia, bác sĩ sản khoa về cơ hội sinh con trong độ tuổi 45-50. 

Thông thường, độ tuổi sinh sản ở phụ nữ tính từ 15-44 tuổi, tỷ lệ phụ nữ tuổi 45 mang thai tự nhiên chỉ chiếm 1-2%, một con số vô cùng nhỏ. Bời vì lúc này các cơ quan sinh sản đã bắt đầu lão hoá và cơ thể phụ nữ không sẵn sàng cho quá trình sinh con.

Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, số lượng trứng sẽ giảm một cách đáng kể. Nếu ở tuổi dậy thì số trứng hàng năm có thể lên đến 300.000-500.000 trứng, nhưng đến độ tuổi mãn kinh chỉ còn 1.000 trứng. Bời vì cơ thể sản sinh ra trứng ít nên khả năng thụ thai thành công là vô cùng thấp.

45 tuổi có mang thai được không?.(Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vậy 45 tuổi sinh con được không? Câu trả lời là có. Nhờ vào sự tiến bộ của y khoa, nhiều phụ nữ ngoài 40 tuổi vẫn có khả năng sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp đặc biệt này xuất hiện tại Việt Nam và lần đầu tiên thành công vào năm 1999. 

Kể từ mốc thời gian đặc biệt này đã mở ra cơ hội tuyệt vời cho các chị em muốn sinh con khi đã quá lứa. Ngoài ra, thụ tinh trong ống nghiệm còn giúp cho những người có tiền sử suy buồng trứng hoặc vô sinh không rõ lý do. 

Mặc dù tỷ lệ thành công của các chị em ngoài 40 khá mong manh, chỉ chiếm 50%. Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam cho thấy nhiều người đã thành công mang thai và sinh nở. Thậm chí, con sinh ra có sức khoẻ vô cùng tốt.

Phụ nữ mang thai ngoài 40 tuổi phải đối mặt với những nguy cơ gì?

Thông thường, độ tuổi dễ mang thai nhất của phụ nữ là từ 20-24 tuổi. Càng lớn tuổi thì càng nhiều những hiểm hoạ tiềm ẩn. Đặc biệt, nhiều chuyên gia khuyên rằng phụ nữ từ 45 tuổi trở đi không nên mang thai vì những di chứng gây ra ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể mẹ và bé.

Những hiểm hoạ đối với thai phụ

Nhiều người thường thắc mắc sinh con ở tuổi 45 có tốt không? Hãy cùng Monkey tìm hiểu những nguy cơ có thể sẽ gặp phải để trả lời nhé!

Nguy cơ sảy thai cao

Lý do khiến chị em quá tuổi khi mang bầu bị sảy là do những biến biến đổi về nhiễm sắc thể. Ở độ tuổi này cơ thể không sẵn sàng để thai nên sẽ có những phản ứng nhất định. Có khoảng 50% phụ nữ ở tuổi 42 bị sảy thai. Đặc biệt, tỉ lệ này còn lên tới 75% ở thai phụ 45 tuổi.

Nguy cơ sảy thai cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài những biến đổi về nhiễm sắc thể, thì phụ nữ ở độ tuổi này đang bắt đầu lão hoá nên thành tử cung sẽ mỏng đi. Chính vì thế, chỉ cần thai phụ vận động mạnh hoặc bị tác động vật lý cũng có nguy cơ sảy thai.

Xem thêm:

Bệnh đái tháo đường thai kỳ

Thai phụ trong thời kỳ mang thai, cơ thể sẽ tiết ra rất nhiều insulin làm cho nồng độ glucose trong máu tăng cao. Đặc biệt là ở tuần 24-28 của thai kỳ, chị em thường gặp phải bệnh lý này. Và phụ nữ 45 tuổi có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường lên tới 75%.

Căn bệnh này thường không có nhiều biểu hiện rõ rệt, tuy nhiên nếu chị em thấy cơ thể có hiện trạng sau cần đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Cơ thể mệt mỏi, mắt mờ.

  • Tiểu nhiều lần trong ngày

  • Tăng cân không kiểm soát.

  • Thường khát nước.

  • Ngủ ngáy.

Đái tháo đường thai kỳ để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, nó ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Bà bầu có nguy cơ gặp phải tình trạng: sảy thai, sinh non, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiền sản giật,... Bé sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, dị tật bẩm sinh, thậm chí là tử vong ngay sau sinh.

Có tiền sử bệnh trước khi mang thai

Phụ nữ càng lớn tuổi, thì càng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Một số bệnh lý chị em ở tuổi 45 thường mắc phải như là: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, huyết áp cao,... Tất cả những bệnh lý này đều là nguyên nhân gây nguy hiểm nếu mang thai và sinh con.

Thai phụ có tiền sử bệnh trước mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, nếu chị em nào đã xác định trước là muốn làm mẹ tuổi 45 thì cần đi khám tổng thể tiền mang thai. Và bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất, giúp bạn nhận thức được vấn đề và nếu mang thai được thì cần lưu ý những vấn đề nào.

Vấn đề tài chính

Mặc dù phụ nữ ở tuổi 45 thường có “của ăn của để” rồi, áp lực về tiền bạc sẽ không nặng nề như những gia đình vừa kết hôn nữa. Tuy nhiên, để xét về lâu về dài thì cũng nhiều vấn đề. Chúng ta chỉ cần nhìn xa hơn khoảng 10 năm nữa khi chị em đã gần thời điểm nghỉ hưu và sau nghỉ hưu thì tài chính sẽ không ổn định như trước nữa. 

Mà để nuôi một đứa trẻ khôn lớn, trưởng thành bố mẹ không chỉ hy sinh nhiều công sức mà thậm chí là “núi vàng, núi bạc”. Chi tiêu cho sinh hoạt và cuộc sống của con sẽ tỉ lệ thuận với độ tuổi trưởng thành. Đây là vấn đề mọi gia đình nên quan tâm tới khi quyết định sinh con.

Những hiểm hoạ đối với trẻ

Những nguy hiểm của mang thai tuổi 45 không chỉ xảy ra đối với mẹ mà còn gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho trẻ. Vì vậy chị em cần cân nhắc kỹ 45 tuổi có nên sinh con không nhé! 

Nguy cơ mắc hội chứng Down

Trẻ có nguy có bị Down. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các vấn đề bất thường về nhiễm sắc thể là nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng Down ở trẻ. Tỷ lệ trẻ mắc phải căn bệnh này chỉ chiếm 1/1500 ở phụ nữ 20-24 tuổi, tuy nhiên con số tăng một cách đáng kể ở phụ nữ ngoài 40 là 1/200.

Trẻ bị dị tật bẩm sinh

Thai phụ 45 tuổi thường thì chất lượng trứng không được tốt khi còn ở tuổi 20-30 nữa. Một số dị tật trẻ thường mắc phải như là: sứt môi và hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh, tinh hoàn ẩn ở bé trai, cứng lưỡi ở trẻ sơ sinh,...

Mọi bố mẹ khi sinh con ra đều không muốn con gặp phải hiện trạng này.  Cách tốt nhất để phòng tránh là thực hiện khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ và có chế độ ăn uống lành mạnh.

Sinh con khi tuổi đời mẹ cao gặp rất nhiều những nguy hiểm như thế, nên cần cân nhắc kỹ phụ nữ 45 tuổi có nên sinh con không để có định hướng từ trước. Thông qua đó, gia đình có phương án chuẩn bị cho hành trình mang thai và sinh nở.

Các loại xét nghiệm mẹ mang thai muộn cần làm để tầm soát dị tật thai nhi

Sau khi đã có câu trả lời 45 tuổi có sinh con được không thì các mẹ cũng cần ghi nhớ những xét nghiệm quan trọng trong quá trình mang thai. Thực hiện các xét nghiệm sẽ giúp mẹ bầu phát hiện sớm những nguy cơ gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.  Đồng thời, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất giúp xử lý phù hợp và kịp thời.

Những xét nghiệm cần được thực hiện sớm trong giai đoạn đầu thời kỳ mang thai bao gồm:

  • Phân tích tế bào máu (CBC).

  • Xét nghiệm nước tiểu.

  • Xét nghiệm rubella.

  • Nguy cơ viêm gan B và viêm gan C.

  • Xét nghiệm lao.

  • Phân tích nguy cơ mắc các bệnh lây truyền đường tình dục,...

Xét nghiệm máu trong thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không chỉ ở giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu tuổi 45 cũng nên làm xét nghiệm giai đoạn sau của thai kỳ như là:

  • Xét nghiệm kháng thể Rh.

  • Phân tích dung nạp glucose.

  • Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.

  • Sàng lọc và chẩn đoán dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

  • Xét nghiệm thể mang,...

Những điều cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh

Cách tốt nhất để thai phụ khỏe mạnh là thay đổi lối sống. Bạn nên tránh xa các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia, cà phê. Đồng thời, có một chế độ ăn uống điều độ là vô cùng cần thiết. Trong giai đoạn mang thai bạn nên bổ sung nhiều dưỡng chất từ thịt, cá, trứng sữa,...

Chế độ ăn lành mạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong quá trình mang thai, nếu chị em có những biểu hiện sau đây thì cần đi khám bác sĩ sớm nhất có thể.

  • Chảy máu âm đạo.

  • Đau âm ỉ bụng dưới.

  • Thường xuyên đau đầu, chóng mặt.

  • Mặt hoặc ngón tay có biểu hiện sưng phù nề….

Thông qua bài viết này, Monkey đã giải đáp thắc mắc cho các chị em về vấn đề 45 tuổi có sinh con được không? Mong rằng những thông tin vừa được chia sẻ có ích cho quá trình mang thai và sinh đẻ của phụ nữ.

Xem thêm:

What You Should Know About Having a Baby at 40 - Ngày truy cập: 27/04/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/having-a-baby-at-40#fertility-at-40

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey