zalo
Tiêm phòng trước khi mang thai: “Tất tần tật” những điều mẹ cần biết
Chuẩn bị mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai: “Tất tần tật” những điều mẹ cần biết

Đào Nhàn
Đào Nhàn

15/12/20233 phút đọc

Mục lục bài viết

Tiêm phòng trước khi mang thai rất quan trọng đối với sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, Monkey sẽ cung cấp đến độc giả những kiến thức quan trọng về các loại vaccine và những điều cần lưu ý khi tiêm. Vì vậy, quý độc giả tuyệt đối không nên bỏ qua bài viết này.

Vì sao cần tiêm vắc xin trước khi mang thai?

Các chuyên gia luôn khuyến cáo phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bởi khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm khiến các loại vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Tiêm phòng trước khi mang thai là điều cần thiết. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu thai phụ bị bệnh, đặc biệt là mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi - quai bị, rubella, thủy đậu,...có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ bị sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc trẻ sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh. 

Vì vậy, tiêm vaccine sẽ giúp mẹ phòng tránh nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ. Hơn nữa, vaccine còn giúp cho trẻ có hệ miễn dịch thụ động ngay từ khi sinh ra, giảm tỉ lệ mắc bệnh.

Các loại vắc xin cần tiêm trước khi mang thai

Các bác sĩ cho biết, trước khi mang thai, phụ nữ nên tiêm đầy đủ các mũi tiêm phòng trước khi mang thai. Trong đó, một loại vaccine phòng bệnh không nên bỏ qua như: cúm, viêm gan B, sởi - quai bị - rubella, thủy đậu và HPV.

Tuy nhiên, trên thực tế lại có rất ít chị em biết chuẩn bị có thai nên tiêm phòng gì và cần phải tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu. Dưới đây là các mũi tiêm chuẩn bị mang thai phụ nữ cần lưu ý:

Cúm

Tiêm phòng cúm trước mang thai có hiệu quả đến 80%. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cúm là căn bệnh do virus gây ra tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính và có thể lây lan nhanh. Phụ nữ mang thai bị cúm có thể đối mặt với nguy cơ sinh cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh, còi cọc, chậm phát triển.

Việc tiêm phòng vaccine trước khi mang thai có thể giảm tới 70-80% nguy cơ mắc bệnh cho mẹ bầu. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới WHO và Trung tâm kiểm soát và dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên đi tiêm phòng cúm trước khi mang thai ít nhất một tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Viêm gan B

Viêm gan B là bệnh có thể lây truyền qua nhiều đường khác nhau như: đường quan hệ tình dục, đường máu và từ mẹ sang con khi mang thai. Nếu người mẹ được tiêm phòng vaccine đầy đủ sẽ giảm khả năng lây từ mẹ sang thai nhi.

Tiêm phòng viêm gan B giúp giảm nguy cơ lây sang thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tiêm phòng bệnh viêm gan B đối với mẹ bầu được chia làm 3 mũi. Trong đó, hai mũi đầu cách nhau một tháng, mũi ba cách mũi đầu tiên 6 tháng. Sau khi tiêm, phải mất thời gian từ 3-6 tháng cơ thể mới tạo ra miễn dịch. Vì vậy, các chị em cần lưu ý để sắp xếp thời gian tiêm phòng hợp lý trước khi mang thai để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Sởi - quai bị - Rubella

Đây là 3 căn bệnh rất dễ lây lan qua hệ hô hấp. Nếu không may mẹ bầu mắc phải bệnh lý này thì thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ hoặc mắc các dị tật tim bẩm sinh, mù, điếc,...

Nên tiêm sởi - quai bị - rubella trước mang thai từ 1 đến 3 tháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để tránh nguy hiểm cho thai nhi, các chị em nên tiêm phòng bệnh sởi - quai bị - rubella trước giai đoạn mang thai để tăng cường sức đề kháng phòng tránh bệnh. Thời gian tiêm phòng được khuyến cáo là từ 1-3 tháng trước khi mang thai. 

Thủy đậu

Thủy đậu cũng là căn bệnh nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi, có thể gây ra dị tật hình thể, liệt chân tay,...cho trẻ nếu người mẹ bị nhiễm bệnh trong giai đoạn mang thai. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ nên đi tiêm phòng bệnh thủy đậu trước khi có ý định mang thai tối thiểu 1 tháng, tốt nhất là trước 3 tháng. 

Đối với người từng bị thủy đậu hoặc đã tiêm phòng thủy đậu thì không cần thiết phải tiêm khi chuẩn bị mang thai. Lý do bởi trong cơ thể vốn đã có kháng thể để chống lại mầm bệnh. Song các mẹ cũng không nên chủ quan mà tiếp xúc với những người bi thủy đậu trong thời gian mang thai.

HPV

HPV là loại vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung được các chuyên gia khuyến cáo tất cả phụ nữ dưới 26 tuổi. Đây cũng là một trong những phương pháp phòng ngừa nguy cơ bị vô sinh ở nữ giới.

Tiêm phòng HPV giúp ngăn ngừa nguy cơ bị ung thử cổ tử cung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phác đồ tiêm phòng HPV gồm 3 mũi tiêm, có thể tiêm theo các mốc thời gian: 0-1-6 tháng hoặc 0-2-6 tháng. Thời gian tiêm còn tùy thuộc vaccine đó thuộc hãng não và chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, chị em cũng cần lưu ý thời gian tối đa hoàn tất cả 3 mũi tiêm không quá 2 năm.

Bạch hầu, ho gà, uốn ván

Bạch hầu, ho gà là hai bệnh có thể lây qua đường hô hấp tương tự như bệnh cúm, sởi, rubella,...Còn uốn ván là bệnh nguy hiểm gây ra khi chúng ta lơ là với cả những vết thương nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ngoài môi trường xâm nhập và phá hủy. 

Mẹ nên tiêm trước khi mang thai để tăng hiệu quả phòng bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong khi đó, trẻ em mới sinh ra có nguy cơ rất cao mắc các căn bệnh này, hậu quả để lại rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao. Đó là lý do vì sao trẻ được tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván từ khi mới chỉ được 2 tháng tuổi.

Để bảo vệ bé khỏi những bệnh nguy hiểm này tốt nhất, các mẹ nên chủ động tiêm phòng ngay từ trong giai đoạn mang thai. Thời gian tiêm tốt nhất là khi thai nhi được 27 - 36 tuần tuổi. 

Xem thêm:

Những điều cần lưu ý khi tiêm phòng vacxin trước khi mang thai

Một số loại vaccine không được tiêm phòng khi mang thai

Đối với tất cả các mũi vaccine đều được chuyên gia khuyến cáo nên tiêm phòng trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với cúm và viêm gan B, nếu chưa hoàn tất các mũi tiêm trước thai kỳ, các mẹ có thể tiêm bổ sung trong giai đoạn mang thai.

Lưu ý một số vaccine không được tiêm khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, các chị em cũng cần lưu ý, sởi - quai bị - rubella và thủy đậu tuyệt đối không được tiêm phòng trong thai kỳ. Đây đều là loại vaccine sống, cùng đươc tạo ra từ các chủng virus sống. Khi đưa vào cơ thể, chúng có thể gây hại cho thai nhi, điểm hình là các dị tật bẩm sinh hoặc nguy cơ bị sảy thai, sinh non,...

Đối với những trường hợp đi tiêm phòng nhưng không biết mình đã mang thai cũng không nên quá lo lắng. Điều quan trọng cần làm là phải báo với bác sĩ sớm để được theo dõi sức khỏe chặt chẽ, phòng tránh biến chứng xảy ra.

Tiêm phòng vaccine trước khi mang thai hiệu quả trong bao lâu?

Hiệu quả sau khi tiêm vaccine. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tùy vào từng loại vaccine sẽ có mức độ hiệu quả khác nhau. Trong đó:

  • Vaccine phòng bệnh cúm chỉ có hiệu quả trong vòng 1 năm. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý tiêm nhắc lại hàng năm để tránh nguy cơ mắc bệnh.

  • Đối với vaccine phòng bệnh sởi - quai bi - rubella chỉ cần tiêm duy nhất 1 liều. Trừ trường hợp dịch bệnh phát triển mạnh, chúng ta nên tiêm nhắc lại để đảm bảo an toàn cho bản thân.

  • Viêm gan B gồm liệu trình 3 mũi tiêm và 1 mũi nhắc lại sau một năm. 

  • HPV chỉ tiêm duy nhất 1 liều và có hiệu quả phòng bệnh lâu dài.

Các phản ứng sau tiêm

Sau tiêm có thể bị sốt nhẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau khi tiêm phòng vaccine, cơ thể sẽ xuất hiện một số phản ứng nhẹ, điển hình như sốt. Ngoài ra, hắt hơi, sổ mũi cũng là phản ứng thông thường sau khi tiêm vaccine cúm, có thể tự khỏi sau vài ngày. Vì vậy, các chị em không cần lo lắng hoặc uống bất kỳ loại thuốc gì.

Thay vào đó là nên sử dụng khăn ấm để chườm, lau người, đồng thời bổ sung trái cây tươi giàu vitamin để giảm bớt triệu chứng. Trường hợp bị sốt li bì từ 3 ngày trở lên, cơ thể mệt mỏi cần lưu ý đến bệnh viện sớm để kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bài viết này cung cấp toàn bộ kiến thức liên quan đến tiêm phòng trước khi mang thai mà các chị em cần lưu ý. Nếu có thắc mắc về các mũi tiêm, các mẹ hãy tìm bác sĩ để được tư  vấn tiêm phòng trước khi mang thai một cách thật chi tiết nhé. Monkey hy vọng các mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.

VACCINATIONS AND PREGNANCY - Ngày truy cập: 22/05/2022

https://www.marchofdimes.org/pregnancy/vaccinations-and-pregnancy.aspx

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!