Bệnh lậu thuộc top 1 các loại bệnh xã hội, lây nhiễm qua đường tình dục và điều trị rất khó khăn. Vì vậy, người mắc căn bệnh này phải chịu nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt bệnh lậu có ảnh hưởng đến sinh sản rất nghiêm trọng.
Khái quát về bệnh lậu
Bệnh lậu là căn bệnh do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhea gây ra. Môi trường ẩm ướt của đường sinh sản tạo điều kiện cho loại vi khuẩn này sinh sôi và phát triển mạnh như hậu môn, đường tiết niệu, tử cung, vòi trứng, buồng trứng,...
Căn bệnh này dễ lây nhiễm qua đường tình dục nên bất kể ai tiếp xúc với dương vật, âm đạo, hậu môn,...với người bệnh sẽ có nguy cơ bị lây. Đối với phụ nữ đang mang thai, bệnh lậu còn có thể truyền từ mẹ sang con sau khi sinh. Một số trường hợp khác có thể lây nhiễm nếu dùng chung khăn mặt, chậu, quần áo,...bị nhiễm vi khuẩn lậu.
Những người mắc bệnh lậu thường có biểu hiện như đi tiểu dắt, tiểu buốt rất khó chịu và còn có mùi hôi, tanh ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, còn tùy vào từng giai đoạn bệnh mãn tính hay cấp tính, các triệu chứng của bệnh lậu sẽ thể hiện khác nhau. Cụ thể:
Giai đoạn cấp tính
-
Biểu hiện ở nam giới: Thời gian ủ bệnh từ 2 - 6 ngày. Khi phát bệnh, người mắc bệnh lậu sẽ cảm thấy mệt mỏi, bị sốt, tinh hoàn bị sưng, đau. Dọc niệu đạo đau rát khó chịu, tiểu buốt, nước tiểu còn có mủ chảy theo nên có màu đục.
-
Biểu hiện ở nữ giới: Khác với nam giới, bệnh lậu khó xác định thời gian ủ bệnh ở nữ giới hơn. Các triệu chứng cho biết phái nữ bị nhiễm bệnh lậu như ngứa ngáy vùng âm đạo, lỗ niệu đạo sưng đỏ, có mủ chảy, đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu cấp. Ngoài ra còn có thể bị viêm vùng chậu, sưng đỏ cổ tử cung,...
Giai đoạn mạn tính
-
Biểu hiện ở nam giới: Khi bệnh lậu chuyển sang giai đoạn mạn tính, nam giới thương xuyên đi tiểu dắt, tiểu buốt và ít thấy mủ xuất hiện khi đi tiểu hơn. Hầu hết những trường hợp này sẽ có chất nhầy ở niệu đạo lúc sáng sớm mới ngủ dậy và khi đi tiểu.
-
Biểu hiện ở nữ giới: Nếu không có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, bệnh lậu sẽ chuyển từ cấp tính sang giai đoạn mạn tính rất nhanh. Khi đó, bệnh nhân nữ nhiễm vi khuẩn lậu có thể bị ngứa, sưng, viêm tử cung, viêm hậu môn,... Đặc biệt, thời điểm này xác định phải sống chung với bệnh nhiều năm, khó điều trị khỏi dứt điểm.
Ảnh hưởng của bệnh lậu đến sức khỏe sinh sản
Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, bệnh lậu ở nam giới dễ phát hiện hơn nữ giới. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm ở cả hai giới lại như nhau. Vì vậy, nếu không được điều trị sớm, căn bệnh này sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là khi bệnh lậu có ảnh hưởng đến sinh sản vô cùng nghiêm trọng.
Gây vô sinh ở nam giới
Đối với nam giới, ảnh hưởng đầu tiên phải chịu do bệnh lậu gây ra chính là viêm tuyến tiền liệt. Sau đó, bệnh có thể gây ra tình trạng hẹp niệu đạo do các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt kéo dài.
Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc bệnh lậu còn có nguy cơ bị viêm bao quy đầu, viêm tinh hoàn, khiến người bệnh bị đau bụng dưới, sưng mào tinh hoàn và luôn thấy đau,...Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị hẹp, viêm ống dẫn tinh, thậm chí tắc ống dẫn tinh,... Đó là nguyên nhân hàng đâu dẫn đến vô sinh ở nam giới.
Cản trở quá trình thụ thai ở nữ giới
Từ những tác động đến cơ quan sinh sản ở nam giới, bệnh lậu cũng là tác nhân khiến cho quá trình thụ thai ở nữ giới khó diễn ra dù cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Khi bị lậu, các chị em sẽ bị viêm nhiễm vùng kín, dịch có màu vàng và mùi hôi, tắc vòi trứng,... Điều kiện như vậy khiến tinh trùng không thể tồn tại và gặp trứng.
Hơn nữa, vấn đề tắc vòi trứng cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và giảm khả năng gặp tinh trùng. Đó là lí do vì sao bệnh lậu khiến cho phụ nữ mắc bệnh lậu khó có thể mang bầu.
Bệnh lậu còn là nguyên nhân chính gây viêm tiểu khung, khiến ổ bụng của nữ giới hình thành túi mủ và gây đau kéo dài. Viêm tiểu khung cũng khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính nhanh chóng, gây xơ hóa hẹp vòi trứng. Điều này làm tăng nguy cơ phụ nữ bị chửa ngoài tử cung hoặc thậm chí vô sinh.
Tăng nguy cơ sinh non và sảy thai ở mẹ bầu
Các triệu chứng của bệnh lậu xuất hiện trước hoặc sau khi phụ nữ mang bầu đều giống nhau. Các vấn đề phụ khoa mà nữ bệnh nhân lậu gặp phải đều có nguy cơ gây ra biến chứng sảy thai, nhiễm trùng ối hoặc sinh non rất cao.
Trong quá trình mang thai, bệnh lậu sẽ truyền từ mẹ sang con. Sau khi sinh ra, mắt trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng nặng nề, giảm thị lực, thậm chí gây mù lòa. Ngoài ra, trẻ sinh ra từ người mẹ mắc bệnh lậu còn có thể bị nhiễm trùng máu, viêm màng não và bị các dị tật bẩm sinh khác,...
Lây bệnh cho bạn tình, người thân xung quanh
Như đã nói ở trên, lậu là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Vì vậy, nếu không phát hiện sớm bệnh, việc tiếp xúc, quan hệ tình dục tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu cho bạn tình rất cao.
Kể cả việc người thân, bạn bè sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, quần áo lót hay chạm vào vết thương hở của người bệnh,...cũng là cơ hội để vi khuẩn lậu xâm nhập.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng máu trong cơ thể
Bệnh lậu từ giai đoạn cấp tính chuyển sang giai đoạn mạn tính vô cùng nhanh chóng. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ khiến bộ phận sinh dục bị tổn thương nặng nề. Khu vực “cậu nhỏ” và “cô bé” của người bệnh sẽ xuất hiện các vết loét, vết trầy xước. Trong khi đây lại là khu vực luôn ẩm ướt, vi khuẩn dễ dàng phát triển mạnh. Đấy chính là nguyên nhân khiến bệnh lậu “ăn” vào máu, hậu quả là máu bị nhiễm trùng.
Có thể thấy, bệnh lậu có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Vì vậy, để giảm thiểu những tác động tiêu cực, người bệnh cần đi khám để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh lậu
Chữa trị bệnh lậu mới có thể giảm thiểu nguy cơ rủi ro từ căn bệnh này gây ra. Tuy nhiên, việc điều trị dứt điểm bệnh lậu lại không hề đơn giản, đặc biệt là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ngay cả khi bệnh đã điều trị khỏi cũng vẫn có nguy cơ tái phát cao. Việc chữa trị đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao kết hợp với sự kiên trì của người bệnh. Do đó, bệnh nhân lậu cần lưu ý một số vấn đề khi điều trị bệnh lậu như sau:
Không quan hệ tình dục khi bị bệnh và đang điều trị bệnh
Theo số liệu thống kê, có tới 90% người mắc bệnh lậu là do bị lây nhiễm vi khuẩn lậu qua đường tình dục. Vì thế, khi đã phát hiện mình mang bệnh, tuyệt đối không quan hệ với bạn tình để đảm bảo an toàn cho người khác. Bao gồm cả việc tiếp xúc với những cử chỉ thân mật cũng cần giảm thiểu để giảm bớt nguy cơ lây vi khuẩn lậu.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thông thoáng
Có thể nói, bộ phận sinh dục chính là nơi ở tuyệt vời của vi khuẩn lậu. Chúng khiến cho người bệnh gặp các vấn đề ở vùng kín như mùi hồi, dịch nhầy màu vàng hoặc màu trắng, ngứa ngáy khó chịu,... Vì thế, người bệnh cần lưu ý luôn giữ sạch sẽ, thoáng mát cho vùng kín để tránh tình trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Không dùng chung đồ dùng với người khác
Vi khuẩn lậu có thể xâm nhập cơ thể của người khác qua những vết thương hở hoặc các dụng cụ cá nhân mà người bệnh đã sử dụng. Chính vì vậy, để tránh nguy cơ lây bệnh cho người thân, bệnh nhân lậu cần để riêng đồ cá nhân, không tùy tiện sử dụng chung đồ với người khác.
Tuyệt đối phác đồ chữa bệnh của bác sĩ
Để hạ gục kẻ tội đồ gây bệnh lây nhiễm này đòi hỏi rất nhiều vào sự kiên trì của bệnh nhân. Vì vậy, khi bị lậu, người bệnh cần phải nghiêm túc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Trong đó bao gồm việc sử dụng thuốc điều trị theo đúng đơn của bác sĩ và tái khám thường xuyên. Nếu việc điều trị không được thực hiện tốt, nguy cơ bệnh chuyển nặng gây biến chứng nguy hiểm rất cao. Kể cả những trường hợp đã khỏi bệnh nhưng không thực hiện lối sống lành mạnh vẫn có thể tái phát sớm.
Có thể quan hệ tình dục sau khi điều trị khỏi hoàn toàn
Nếu bệnh được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi dứt điểm cao. Khi đó, các niêm mạc của bộ phận sinh sản chưa bị phá vỡ bởi vi khuẩn, chưa có những biến chứng nguy hiểm xảy ra nên sau khi điều trị khỏi, người bệnh vẫn có thể quan hệ tình dục.
Xem thêm:
- Thời điểm xét nghiệm đường huyết thai kỳ tốt nhất theo khuyến cáo của Bộ Y tế
- Phụ nữ hiến trứng có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Cách phòng tránh bệnh lậu
Có thể thấy, bệnh lậu có ảnh hưởng đến sinh sản vô cùng lớn. Vì vậy, việc phòng tránh nguy cơ mắc bệnh và phòng tránh lây lan bệnh cho người khác là rất cần thiết. Để làm được điều đó, mỗi người chúng ta luôn phải tuân thủ quy tắc thực hiện lối sống lành mạnh và tránh không sử dụng chung các vật dụng cá nhân.
Cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lậu
Để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn lậu, chúng ta cần:
Thực hiện lối sống lành mạnh
Đảm bảo một lối sống lành mạnh giúp cho bạn tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh lậu. Mỗi chúng ta không nên quan hệ bừa bãi, khi quan hệ tốt nhất nên sử dụng bao cao su để phòng tránh lây bệnh.
Ngoài ra, sử dụng chung bơm kim tiêm là việc hoàn toàn không nên, nguy cơ lây nhiễm không chỉ riêng lậu mà còn cả HIV rất nguy hiểm. Trong trường hợp cấp bách nếu bắt buộc phải sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác cần phải khử trùng trước khi dùng.
Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân
Không chỉ phát triển mạnh trong cơ thể con người mà vi khuẩn lậu còn có khả năng sống ở ngoài môi trường. Vì thế, việc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây lan rất cao, đặc biệt là sử dụng chung đồ lót. Vì thế, tốt nhất đồ cá nhân không nên sử dụng chung dù có bị bệnh lậu hay không để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.
Cách phòng tránh lây lan bệnh lậu
Đối với những người đang bị bệnh lậu cần nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp phòng chống lây lan cho người khác như:
Không quan hệ tình dục khi mắc bệnh
Để không lây bệnh cho bạn tình, khi bệnh nhân lậu cần tuyệt đối không nên quan hệ tình dục khi chưa điều trị dứt điểm. Kể cả việc sử dụng bao cao su cũng không thể đảm bảo an toàn.
Thường xuyên khử trùng vật dụng cá nhân
Khử trùng sát khuẩn các vật dụng cá nhân của người bệnh và tránh để chung với những người khác là điều rất quan trọng. Người bệnh có thể sử dụng cồn 90 độ, thuốc tím hoặc ngâm các vật dụng cá nhân ở nước sôi 100 độ sau khi sử dụng xong.
Đối với phụ nữ có thai
Khi mang thai, tỉ lệ lây bệnh từ mẹ sang con rất cao và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, để tránh gây nguy hiểm cho thai nhi, tốt nhất các mẹ nên đi xét nghiệm lậu trước khi có ý định mang thai.
Đối với những trường hợp dương tính với vi khuẩn lậu trong thai kỳ ở mức độ nhẹ vẫn có thể kết hợp điều trị để duy trì thai đến khi sinh xong. Khi chưa điều trị khỏi, mẹ bầu cũng cần tránh quan hệ tình dục.
Qua bài viết này chúng ta thấy bệnh lậu có ảnh hưởng đến sinh sản vô cùng lớn. Vì vậy, mỗi chúng ta luôn phải thực hiện lối sống lành mạnh để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh và làm lây lan bệnh cho những người xung quanh.
Gonorrhea - Ngày truy cập: 17/04/2022
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gonorrhea/symptoms-causes/syc-20351774