Hiện tượng mang thai giả tuy hiếm gặp nhưng lại khiến cho các gia đình đang mong con mong cháu cảm thấy rất hụt hẫng. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu mang thai giả và điều trị bằng cách nào? Mời bạn đọc cùng Monkey đi tìm câu trả lời trong bài viết này!
Hiện tượng mang thai giả là gì?
Mang thai giả còn được gọi là mang thai “ma” (phantom pregnancy) hoặc pseudocyesis theo thuật ngữ y học. Đây là tình trạng phụ nữ có cảm xúc, tâm lý và các dấu hiệu có thai giả rất giống với người mang thai thật. Tuy nhiên, trên thực tế thì thai nhi không hề tồn tại ở người mang thai giả. Vì vậy, mang thai giả đã được xếp vào nhóm rối loạn tâm thần trong ICD 10 - Bảng phân loại thống kê bệnh quốc tế lần thứ 10.
Nguyên nhân khiến phụ nữ có dấu hiệu mang thai giả
Cho đến ngày nay, các chuyên gia vẫn chưa kết luận được đâu là nguyên nhân khiến nhưng dấu hiệu mang thai giả xuất hiện. Tuy nhiên, họ vẫn đưa ra 3 giả thuyết có khả năng cao là tác nhân của mang thai giả. Cụ thể:
-
Nỗi sợ hay nỗi khao khát được mang thai của người phụ nữ có thể tạo nên ảo tưởng mang thai. Chính tâm lý và thần kinh đã kích thích hệ nội tiết của người phụ nư, từ đó những dấu hiệu có thai giả bắt đầu xuất hiện.
-
Nỗi khao khát có thai sau nhiều lần sảy thai, vô sinh, mong muốn kết hôn…có thể khiến cơ thể nhạy cảm và dễ bị nhầm lẫn với mang thai.
-
Sự thay đổi các chất hóa học trong hệ thần kinh liên quan đến chứng rối loạn trầm cảm có thể là nguyên nhân gây ra những dấu hiệu mang thai giả.
Các Hormone như estrogen, prolactin có liên quan đến mang thai sẽ được tiết ra khi các cảm xúc lo âu, căng thẳng kích thích vùng hạ đồi, tuyến yên và thượng thận. Chính sự thay đổi hormone này đã gây ra hiện tượng táo bón, chướng bụng, đầy hơi, tăng cân,...khiến chúng ta dễ dàng nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai thật.
Các dấu hiệu mang thai giả là gì?
Các bác sĩ cho biết, tình trạng mang thai giả có thể kéo dài từ vài tuần đến hết 9 tháng thai kỳ, hay thậm chí là vài năm. Cũng có một vài người đã phải đến bệnh viện vì xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ đau đẻ.
Hiện tượng mang thai giả quả thật không hề tốt đối với sức khỏe, tâm lý của các chị em phụ nữ. Vì vậy, chúng ta cần nhận biết dấu hiệu mang thai giả càng sớm càng tốt để có thể điều trị đúng cách và kịp thời.
Một số dấu hiệu mang thai giả mà bạn có thể gặp bao gồm:
-
Trễ kinh, mất kinh: Có đến ¾ trường hợp phụ nữ được chẩn đoán mang thai giả gặp hiện tượng chậm kinh, mất kinh và có cảm giác đau bụng rất giống với thai máy. Nguyên nhân là do tâm trạng lo âu, căng thẳng dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố. Trường hợp này bạn nên sử dụng que thử thai để kiểm tra, nếu que thử thai 1 vạch nghĩa là bạn không mang thai.
-
Bụng phình to: Tình trạng đầy hơi, tăng mỡ bụng, tăng cân và cả sự tích tụ trong cơ thể khiến cho bụng các chị em ngày càng phình to hơn. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng rằng thai nhi đang phát triển.
-
Ngực thay đổi: Có cảm giác căng tức, đau ở bầu ngực, có thể tiết ra sữa non do hormone nội tiết tố bị rối loạn.
-
Cảm giác thấy thai nhi đạp, di chuyển nhiều lần trong bụng nhưng thực chất đó chỉ là sự chuyển động của ruột non ở trong bụng.
-
Có các triệu chứng ốm nghén: buồn nôn, nôn mửa, chán ăn hoặc thèm ăn bất thường, nhạy cảm với các loại mùi vị. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng này có thể là do sự rối loạn tiêu hóa.
-
Tăng cân, tăng kích thước vòng bụng.
-
Tử cung mở rộng.
-
Xuất hiện các cơn đau, chuyển dạ giả khiến người bệnh nhầm tưởng rằng họ mang thai sắp đến kì sinh nở.
Có thể thấy, những dấu hiệu có thai giả kể trên rất giống với dấu hiệu mang thai thật, thậm chí nó còn kéo dài nhiều ngày tháng. Chính điều này khiến cho chúng ta rất khó nhận ra đó chỉ là dấu hiệu có thai giả. Vì vậy, chỉ có cách đi khám mới giúp chúng ta xác định được mình có đang mắc chứng bệnh này hay không.
Xem thêm:
- 14 cách trị ho cho bà bầu tháng cuối tại nhà an toàn và hiệu quả
- Nhận biết dấu hiệu có phôi thai trong tử cung - Mẹ bầu cần làm gì?
Cách xác định tình trạng mang thai giả ở phụ nữ
Để xác định bạn có đang gặp phải các dấu hiệu mang thai giả hay không, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp sàng lọc gồm: siêu âm bụng, khám vụng chậu và xét nghiệm.
Trong đó, siêu âm là phương pháp được Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ khẳng định có thể xác định tình trạng mang thai giả chính xác 100%. Bởi khi siêu âm, bác sĩ có thể quan sát thấy thai nhi xuất hiện hay không, đồng thời phát hiện những thay đổi về thể chất liên quan đến tử cung.
Ngoài siêu âm còn có một phương pháp xét nghiệm quan trọng khác có thể xác định dấu hiệu mang thai giả là thật thông qua que thử thai. Cách này sẽ kiểm tra nồng độ hormone hCG có trong nước tiểu.
Nếu kết quả âm tính với mang thai, tức là bạn mang thai giả thì que thử sẽ hiện lên 1 vạch. Ngược lại, nếu que thử hiện lên 2 vạch thì xin chúc mừng bạn đã mang thai thành công.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý với trường hợp mắc bệnh ung thư hiếm gặp cũng khiến cơ thể sản xuất ra hormone thai kỳ hCG nên que thử thai vẫn sẽ hiện 2 vạch. Vì vậy, để chắc chắn chính xác 100%, sau khi sử dụng que thử thai, nếu kết quả báo 2 vạch thì bạn nên đi siêu âm để khẳng định chính xác lại.
Cách điều trị chứng mang thai giả
Nhìn chung các dấu hiệu mang thai giả đều xuất phát từ vấn đề tâm lý. Vì vậy, để điều trị dứt điểm được tình trạng này, bác sĩ sẽ tập trung vào phương pháp giải quyết vấn đề tâm lý cho bệnh nhân.
Điều quan trọng đầu tiên là bác sĩ và người nhà cần giúp cho các chị em hiểu được rằng họ đang không mang thai. Đồng thời động viên khích lệ tinh thần để bệnh nhân quên đi nỗi đau này chính là liệu pháp trị bệnh cực kỳ quan trọng.
Tinh thần thoải mái không chỉ là cách điều trị dứt điểm các dấu hiệu có thai giả mà còn giúp phụ nữ tăng cơ hội thụ thai thành công. Ngoài ra, để yên tâm hơn về sức khỏe và khả năng sinh sản của bản thân, các chị em nên đi khám phụ khoa, khám sức khỏe định kỳ thường xuyên hơn.
Một số dấu hiệu mang thai sớm và chính xác nhất mẹ bầu cần lưu ý
Ngoài việc quan tâm đến việc nhận biết các dấu hiệu mang thai giả, các chị em cũng cần chú ý đến đâu là biểu hiện của mang thai thật. Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai chính xác và dễ nhận biết, các chị em hãy ghi nhớ để xác định sớm và có cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ tốt nhất.
-
Trễ kinh: Thời gian trễ kinh từ 7-10 ngày thì bạn nên sử dụng que thử thai để kiểm tra.
-
Âm đạo thay đổi màu sắc: Khi mang thai, màu sắc âm đạo của phụ nữ sẽ dần chuyển sang màu tím đỏ sẫm.
-
Ngứa ran ở ngực: Sự tăng cao của nồng độ hormone thai kỳ khiến lưu lượng máu đến ngực tăng lên, gây cảm giác đau, tức và ngứa râm ran.
-
Khó thở: Tình trạng khó thở ở bà bầu thể hiện rõ nhất sau 1-2 tuần thụ thai thành công. Nguyên nhân là do hormone progesterone tăng và lượng oxy cấp cho thai nhi nhiều hơn.
-
Mệt mỏi: Sự thay đổi của hormone khiến cơ thể bà bầu không kịp thích nghi, dẫn đến mệt mỏi, buồn ngủ, cảm xúc bị thay đổi thất thường.
-
Thèm ăn: Hormone thai kỳ là nguyên nhân khiến mẹ có cảm giác nhanh đói và nhạy cảm với mùi vị của thức ăn, từ đó còn dẫn đến các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa,..
Như vậy, thông qua bài viết này chúng ta đã hiểu rõ tại sao có dấu hiệu mang thai giả, những dấu hiệu đó là gì và cách điều trị ra sao. Monkey hy vọng các chị em phụ nữ sẽ không gặp phải tình trạng này bằng cách hãy luôn tạo cho bản thân một tâm lý thật thoải mái và đừng quên việc chăm sóc sức khỏe thật tốt.
False Pregnancy (Pseudocyesis) - Ngày truy cập: 28/08/2022
https://www.webmd.com/baby/false-pregnancy-pseudocyesis