zalo
Nhận biết dấu hiệu có phôi thai trong tử cung - Mẹ bầu cần làm gì?
Chuẩn bị mang thai

Nhận biết dấu hiệu có phôi thai trong tử cung - Mẹ bầu cần làm gì?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

28/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công, phôi thai sẽ di chuyển đến tử cung để làm tổ. Quá trình này sẽ khiến cho cơ thể mẹ có một số biển đổi bất thường. Vậy làm thế nào để xác định dấu hiệu có phôi thai? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Phôi thai là gì? Khi nào có phôi thai?

Phôi thai được biết đến là hạt giống quan trọng, giúp cho thai nhi hình thành và lớn lên khỏe mạnh mỗi ngày. Sau khi trải qua quá trình thụ tinh, trứng sẽ được gọi là phôi dâu. Tiếp đến phôi dâu tiến về phía tử cung để làm tổ và phân chia tế bào, phát triển thành phôi nang. 

Phôi thai là hạt giống quan trọng để bé phát triển. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phôi nang nang được chia thành hai nhóm chính, nhóm tế bào bên ngoài phát triển thành nhau thai, trong khi nhóm còn lại phát triển thành phôi thai. 

Theo các chuyên gia, sau khoảng 5-6 tuần mang bầu thì trứng thụ tinh sẽ xuất hiện phôi thai. Tại thời điểm này, kích thước của túi thai rộng khoảng 18mm và chứa phôi thai bên trong. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều chị em gặp tình trạng túi thai rỗng và được gọi là hư thai.

Dấu hiệu có phôi thai trong tử cung an toàn

Trong thời gian hình thành phôi thai, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện một vài biến đổi nhất định. Dưới đây là 6 dấu hiệu có phôi thai điển hình mà chị em nào cũng cần phải biết.

Âm hộ ra máu báo

Âm hộ xuất hiện những giọt máu hồng là dấu hiệu thai đã vào tử cung dễ nhận biết nhất. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trong quá trình làm tổ, lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương và gây ra chảy máu. Tình trạng này còn được gọi là ra máu báo thai.

Máu báo thai sẽ biến mất sau 2-3 ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, rất nhiều chị em nhầm lẫn hiện tượng này với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Cách tốt nhất để phân biệt chúng là dựa vào màu máu và số lượng máu. Máu do lớp niêm mạc tử cung tổn thương thường có màu nhạt hơn và ít hơn so với máu hành kinh. 

Theo thống kê, có khoảng ⅔ mẹ bầu xuất hiện máu báo thai. Khi có dấu hiệu trên, chị em không cần quá lo lắng vì chúng sẽ hết trong khoảng 2-3 ngày. Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu thì chị em nên đi khám ngay lập tức vì rất có thể đấy là cảnh báo sảy thai.

Xem thêm:

Thân nhiệt tăng

Một trong những dấu hiệu có phôi thai khác chính là thân nhiệt tăng cao. Thông thường, phụ nữ mang thai sẽ có nhiệt độ cơ thể cao hơn 0,3-0,5 độ C so với người bình thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nội tiết tố nữ thay đổi trong giai đoạn đầu thai kỳ. 

Thậm chí, nhiều chị em còn bị phát ban hoặc nổi mụn do cơ thể không thể điều tiết được nhiệt độ. Lúc này, mẹ bầu nên tích cực uống nước, ăn nhiều trái cây và mặc quần áo thoáng mát để cảm thấy thoải mái.

Ngực căng đau

Phụ nữ mang thai thường bị căng tức vùng ngực. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau khi trứng thụ tinh làm tổ tại thành tử cung, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều hormone thai kỳ progesterone. Loại hormone này có tác dụng kích thích các ống tuyến vú phát triển và dãn ra để chuẩn bị cho việc tiết sữa. Chính vì thế, nhiều chị em sẽ cảm thấy bầu ngực to ra, căng cứng và sưng đau. Tình trạng này sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau khi mẹ bầu bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.

Chuột rút ở vùng bụng

Một trong những dấu hiệu có phôi thai sớm là xuất hiện tình trạng co thắt ở vùng bụng và vùng lưng. Chị em cũng không cần quá lo lắng vì nó chỉ diễn ra trong 5-7 ngày. Lúc này, mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và hạn chế leo cầu thang, khuân vác vật nặng.

Đi tiểu nhiều

Phụ nữ mang thai thường đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào buổi đêm hoặc sáng sớm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do vùng tử cung giãn ra để lấy không gian cho bào thai phát triển, từ đó gây áp lực lên bàng quang, gây ra cảm giác buồn tiểu. Tuy nhiên, chị em đừng vì lý do này mà hạn chế uống nước vì nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả hai mẹ con.

Thèm ăn

Sở thích và thói quen ăn uống của nữ giới thay đổi khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nội tiết tố thay đổi sẽ làm thay đổi sở thích và thói quen ăn uống của mẹ bầu. Nếu một ngày bỗng nhiên bạn thích ăn đồ chua mà trước đó bạn không hề ưa thích thì rất có thể đây là dấu hiệu có phôi thai.

Dùng que thử thai lên 2 vạch

Dùng que thử thai để xác định thai kỳ là cách thức được phần lớn nữ giới sử dụng. Thực chất, đây là một xét nghiệm đơn giản để xác định nồng độ hormone thai kỳ có trong trước tiểu. 

Lưu ý, thời điểm “vàng” để sử dụng que thử thai là vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy, lúc này nước tiểu chứa nhiều hormone progesterone nhất. Nếu que thử thai cho ra 2 vạch đỏ đậm ngang thì chúc mừng vì chị em đã mang thai rồi đấy.

Dấu hiệu thai chưa có trong tử cung

Mang thai ngoài tử cung gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Chính vì thế, mẹ bầu cần ghi nhớ những dấu hiệu thai chưa có trong tử cung được liệt kê dưới đây để phát hiện bất thường sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Đau lưng hoặc đau bụng dưới

Nên nghỉ ngơi nhiều khi bị đau lưng hoặc đau bụng dưới. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu chị em gặp tình trạng đau nhức vùng lưng hoặc bụng dưới thì rất có thể thai chưa vào tử cung hoặc đang trong quá trình di chuyển. Lúc này, chị em nên tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế vận động để tạo điều kiện thuận lợi cho phôi thai làm tổ.

Dùng que thử thai lên 1 vạch nhưng chậm kinh

Sau khi xuất hiện các dấu hiệu có phôi thai, mẹ bầu sẽ gặp tình trạng chậm kinh. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài quá lâu mà que thử thai vẫn chỉ hiện một vạch thì rất có thể thai chưa vào trong tử cung. Lúc này, chị em nên đi đến bệnh viện kiểm tra để có phương pháp khắc phục.

Cách xác định có phôi thai trong tử cung hay chưa

Đi siêu âm để xác định phôi thai vào tử cung hay chưa. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên thực tế, có rất nhiều chị em gặp tình trạng “túi thai giả”, “túi trống”, hoặc “màng rụng đôi”. Chính vì thế, để xác định chính xác xem phôi thai đã vào tử cung hay chưa thì cần đi siêu âm. Túi thai được xác định là bình thường nếu chúng có các đặc điểm sau:

  • Vị trí túi thai lệch sang bên phải hoặc trái so với tử cung.

  • Tui thai được chia làm 2 phần: phần trung tâm không hồi âm và vùng ngoại vi có hồi âm.

  • Nội mạc tử cung bao quanh túi thai.

  • Kích thước túi thai nhỏ hơn 4mm ở tuần thứ 5.

  • Phôi thai tuần thứ 6 đạt kích thước 4-7mm

  • Phôi thai tuần thứ 10 đạt 31-32mm.

Mẹ bầu cần làm gì khi thấy dấu hiệu có phôi thai

Khi xuất hiện các dấu hiệu có phôi thai, mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của mình, để bé có thể phát triển khỏe mạnh.

Nghỉ ngơi nhiều

Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi khi có bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới sảy thai cao nhất nằm trong khoảng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bào thai chưa bám chắc vào thành tử cung, từ đó khiến cho phôi thai dễ bị rụng. Lúc này, mẹ bầu cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh leo cầu thang, đi giày cao gót hoặc tác động vật lý vào phần bụng.

Giữ tâm trạng thoải mái

Trong những ngày đầu xuất hiện dấu hiệu có phôi thai, nhiều chị em thường quá lo lắng và hồi hộp chờ. Tuy nhiên, điều này lại vô tình sản sinh ra hormone làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của hai mẹ con. Chính vì thế, nữ giới trong giai đoạn này cần giữ tâm lý ổn định, làm các công việc mà mình yêu thích để quên đi cảm giác này.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và an toàn sẽ giúp cơ thể nhanh chóng ổn định nội tiết tố nữ và nâng cao sức khỏe cho vùng niêm mạc tử cung. Ngoài các nhóm chất cần thiết cho hoạt động sống hàng ngày, thì mẹ bầu cần tăng cường sử dụng thực phẩm giàu chất xơ để hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả. Một số lựa chọn hàng đầu cho mẹ bầu là: rau cải, cải xoăn, ngũ cốc, hạt lanh,..

Phụ nữ mang thai nên chú trọng chế độ dinh dưỡng hàng ngày. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm làm ấm cơ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho bé phát triển khoẻ mạnh. Một số thực phẩm được sử dụng trong thời gian này là: quế, gừng, các món hầm hoặc súp,...

Tập thể dục nhẹ nhàng

Luyện tập thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày đem lại rất nhiều lợi tuyệt vời cho sức khỏe mẹ bầu. Nó không chỉ giúp chị em tránh được các bệnh về thai kỳ mà còn giúp cơ thể dẻo dai, hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tập các bài tập đòi hỏi cường độ cao, thay vào đó là tham gia các lớp yoga, đi bộ hoặc bơi lội

Trên đây là những dấu hiệu có phôi thai và 4 điều quan trọng mẹ bầu cần làm sau khi xác định thai kỳ. Mong rằng, với thông tin Monkey vừa cung cấp sẽ giúp chị em giữ gìn sức khoẻ thật tốt để thai nhi được phát triển khoẻ mạnh.

Signs Your Embryo Transfer May Have Been Successful - Ngày truy cập: 27/08/2022

https://www.healthline.com/health/infertility/positive-signs-after-embryo-transfer

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!