Nhiều chị em yêu thích tập gym để rèn luyện thể hình, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, “chuẩn bị mang thai có nên tập gym?” lại là nỗi lo lắng của những người đang có ý định sinh con. Trong bài viết này, Monkey sẽ giúp các chị em giải đáp rõ thắc mắc đó.
Chuẩn bị mang thai có nên tập gym không?
Rất nhiều người quan niệm rằng, để tăng khả năng thụ thai, phụ nữ cần tránh vận động thường xuyên, đặc biệt là người có tiền sử khó mang thai. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai lệch.
Các chuyên gia cho biết, tập gym giúp tăng cường sức khỏe, giảm bớt căng thẳng và stress rất hiệu quả. Trong khi đó, đây đều là những yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến sức khỏe sinh sản của nữ giới.
Mọi vấn đề về sức khỏe đều có thể trở thành nguyên nhân gây cản trở quá trình thụ thai, làm suy giảm sức khỏe thai kỳ như: thai nhi chậm phát triển, mẹ có nguy cơ bị sảy thai, tiền sản giật, sinh non,.... Vì vậy, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tập gym đều đặn để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ khả năng sinh sản tốt hơn.
Tuy nhiên, các chị em cũng cần lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe, chúng ta nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức, tránh tập với cường độ cao có thể gây phản tác dụng. Thậm chí một số động tác mạnh và tập luyện quá sức có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị thất thường, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và thụ thai.
Lợi ích của việc tập gym không nên bỏ qua
Tập gym mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mỗi lợi ích đó đều góp phần hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe sinh sản của người tập. Dưới đây là một số lợi ích của tập gym chắc hẳn sẽ khiến các chị em muốn tập gym ngay lập tức:
-
Cải thiện vóc dáng: Tập gym đều đặn giúp cho cơ bắp ngày càng săn chắc hơn, tiêu hao calo và lượng mỡ dư thừa sẽ giúp bạn giảm cân đáng kể. Từ đó, bạn có thể sở hữu một vóc dáng thon gọn và quyến rũ hơn.
-
Giúp người tập cảm thấy hạnh phúc hơn: Nhiều nghiên cứu cho thấy, vận động thường xuyên giúp xua đi cảm giác lo lắng, căng thẳng rất hiệu quả. Trong quá trình tập luyện, nồng độ serotonin và endorphin tăng lên đáng kể, hormone này có vai trò điều chỉnh tâm trạng, tạo cảm giác hạnh phúc hơn cho con người. Như vậy, tập gym thường xuyên sẽ góp phần giảm nguy cơ bị trầm cảm.
-
Giúp xương và cơ bắp chắc khỏe: Một số bài tập gym thúc đẩy cơ bắp giãn nở và sự phát triển của các mô xương. Nếu kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho xương và cơ bắp săn chắc hơn. Từ đó, nguy cơ bị loãng xương, thoái hóa xương cũng được giảm đi đáng kể, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng chiều cao tối đa ở tuổi dậy thì.
-
Tăng cường sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật: Tập gym giúp sản sinh ra nhiều năng lượng tốt cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Nhờ vậy, cơ thể sẽ chống lại được các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,.. tốt hơn, phòng tránh nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như: tim mạch, tiểu đường, mỡ máu,...
-
Cải thiện giấc ngủ: tập gym giúp tâm trạng tốt hơn, đi vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn. Điều này cũng góp phần cải thiện làn da, phòng ngừa bệnh tật cho người tập.
-
Cải thiện chất lượng đời sống tình dục: Sức khỏe tốt hơn cũng góp phần nâng cao khả năng , tăng ham muốn tình dục. Riêng đối với nam giới tập gym còn giúp giảm đến 70% nguy cơ rối loạn cương dương. Cũng nhờ chuyện chăn gối cải thiện mà tình cảm của các cặp đôi cũng tăng lên đáng kể.
Có thể thấy, tập gym mang lại rất nhiều lợi ích đến đời sống sức khỏe, tinh thần của con người. Đặc biệt, với các chị em đang mong muốn sinh con thì nên tập gym càng sớm càng tốt, đừng để đến khi mang thai mới nghĩ tới chuyện tập gym.
Xem thêm:
- Chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em như thế nào?
- Tất tần tật những điều bạn cần biết khi chuẩn bị mang thai lần 2
Một số bài tập gym phù hợp với người chuẩn bị mang thai
Gym là thuật ngữ chung đối với các bài tập rèn luyện thể hình. Dưới đây là một số bài tập phù hợp với phụ nữ chuẩn bị mang thai các chị em có thể cân nhắc lựa chọn để phù hợp với thể lực của mình.
The Hundred
-
Tư thế nằm ngửa, hai chân dơ cao, tay đặt dọc theo thân và thả lỏng
-
Hít đều, đầu và vai nâng cao khỏi sàn, chỉ để lại phần lưng tiếp xúc với sàn
-
Tiếp theo là thở ra, chân duỗi thẳng dơ lên tạo góc vuông 90 độ với bụng, hai gót chân sát nhau, hai tay vươn lên phía trước.
-
Đưa tay lên xuống từ từ theo nhịp hít thở chậm, sau đó đưa cơ thể về vị trí ban đầu.
-
Thực hiện lặp đi lặp lại 10 lần động tác như vậy.
Roll ups
-
Hai chân duỗi thẳng, cơ thể trong tư thế nằm ngửa trên sàn
-
Hít vào, tay đưa lên đầu. Khi tay để qua tai hãy thả cằm, đầu và cột sống để chuyển động cuộn tròn
-
Thở ra theo chuyển động cuộn tròn của cơ thể phía ngón chân. Cố gắng giữa cho đầu và bụng sâu xuống, phía sau tròn cong, đầu đặt giữa hai tay.
-
Thực hiện lại động tác 6 lần.
Đi bộ, chạy bộ
Các bài tập chạy và đi bộ rất tốt cho tim mạch. Các chị em có thể lựa chọn tập ở ngoài đường hoặc tập máy. Tuy nhiên, cường độ tập còn tùy thuộc vào thể lực của bạn. Nếu có dấu hiệu đau bụng, mệt mỏi,...nên dừng ngay việc tập để nghỉ ngơi, uống nước bổ sung để hồi phục sức khỏe.
Gập gối
-
Bài gập gối cũng bắt đầu với tư thế nằm ngửa, hai chân chống lên sàn, cách nhau một khoảng rộng bằng hông, lòng bàn tay úp xuống sàn.
-
Giữ hông yên vị trí, sau đó nâng một chân lên tạo góc vuông 90 độ với đùi rồi hít vào.
-
Động tác nhấc chân ra để song song với chân còn lại thực hiện cùng lúc thở.
-
Hít vào, hạ dần hai chân xuống, bụng hóp. Khi chân chạm sàn là lúc bạn cần thở ra.
-
Động tác được lặp lại 3 lần sau đó đổi bên.
Yoga
Các động tác của bài tập yoga rất nhẹ nhàng, có tác dụng giải tỏa căng thẳng, tăng độ dẻo dai cho cơ thể. Nhờ vậy, khả năng thụ thai của các chị em cũng được tăng lên đáng kể. Lưu ý, với những đang cố gắng để sinh con không nên lựa chọn bài tập hot yoga vì có thể gây tình trạng mất kinh, giảm đi khả năng trứng và tinh trùng có thể gặp nhau.
Bơi
Bơi là bài tập rèn luyện cơ bắt rất hiệu quả, cải thiện chức năng tim mạch. Điều này rất có ý nghĩa đối với giai đoạn mang thai. Khi sức khỏe được cải thiện, những nguy cơ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé được giảm đi nhiều, bao gồm cả các triệu chứng thai nghén trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Đạp xe
Đạp xe trong nhà hay đạp xe ngoài trời đều là bài tập an toàn, có tác động ít nên rất phù hợp với những người có ý định mang thai. Khi có dấu hiệu nóng và khát nước, hãy dành một chút thời gian nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe.
Những lưu ý khi tập gym trong quá trình mang thai
Tập gym không chỉ tốt từ trước khi mang thai mà cả trong giai đoạn thai kỳ. Tuy nhiên, thời điểm mang thai khá nhạy cảm nên các chị em cần chú ý một số vấn đề như sau:
-
Tập luyện tùy theo thể lực của bản thân, đặc biệt với các chị em có nguy cơ cao bị sảy thai cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập gym.
-
Cần tránh các bài tập có động tác bật nhảy
-
Không tham gia các bộ môn có đồng đội hoặc đối kháng
-
Không nên tập khi thời tiết quá nắng nóng
-
Bổ sung nước và các chất dinh dưỡng đầy đủ
-
Lựa chọn trang phục phù hợp khi tập luyện, tránh quần áo chật, bó ảnh hưởng đến thai nhi
-
Khởi động trước khi tập luyện bất cứ bài tập gym nào
-
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai mẹ bầu nên tránh các bài tập nằm nhiều vì có thể cản trở quá trình lưu thông máu
-
Những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên đi bộ nhiều hơn để quá trình chuyển dạ được dễ dàng.
Khi nào cần dừng việc tập gym để đảm bảo sức khỏe thai kỳ
Có thể thấy, tập gym mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tinh thần, đặc biệt là đối với các bà bầu hoặc phụ nữ chuẩn bị đang mang thai. Tuy nhiên, ngoài những vấn đề cần chú ý khi tập gym trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu còn đặc biệt phải theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu thấy những dấu hiệu này cần dừng ngay việc tập gym để bảo vệ sức khỏe thai kỳ:
-
Chảy máu bất thường ở vùng âm đạo
-
Đau nhức thường xuyên
-
Buồn nôn
-
Đau bụng khi tập
Bên cạnh việc dừng tập để nghỉ ngơi, các mẹ nên đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán kịp thời. Đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để sức khỏe mau chóng hồi phục, bé phát triển tốt.
Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc “chuẩn bị mang thai có nên tập gym?” cho các chị em. Monkey hy vọng mong ước làm mẹ của nữ giới sẽ sớm được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của việc tập gym.
The benefits of exercising/being active when trying to conceive - Ngày truy cập: 18/-5/2022
https://www.tommys.org/pregnancy-information/planning-a-pregnancy/are-you-ready-to-conceive/being-active-when-trying-conceive