zalo
Phụ nữ bị sa tử cung có mang thai được không?
Chuẩn bị mang thai

Phụ nữ bị sa tử cung có mang thai được không?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

06/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sa tử cung là bệnh khá hiếm gặp nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh. Vậy trường hợp bị sa tử cung có mang thai được không? Điều trị bệnh bằng cách nào? Mời quý độc giả hãy cùng với Monkey tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.

Mức độ nguy hiểm của bệnh sa tử cung

Bệnh sa tử cung là gì?

Sa tử cung là tình trạng tử cung bị sa xuống thấp trong âm đạo hoặc thậm chí sa hẳn ra ngoài âm đạo. Căn bệnh này còn được gọi với tên khác là sa sinh dục và chỉ xuất hiện ở nữ giới, đặc biệt là các chị em trong độ tuổi sinh đẻ từ 25-40. 

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này khá ít ỏi, chỉ chiếm 1/10.000-15.000 thai phụ và đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, căn bệnh này lại gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản của người bệnh.

Các cấp độ của bệnh sa tử cung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào cấp độ sa tử cung mà bệnh nhân đang gặp phải. Bệnh này được chia thành 3 cấp độ như sau:

  • Cấp độ 1: Tử cung bị sa vào trong ống âm đạo

  • Cấp độ 2: Một phần của tử cung bị thò ra ngoài miệng âm đạo, phần thân vẫn nằm trong ống âm đạo

  • Cấp độ 3: Toàn bộ phần thân tử cung bị sa ra ngoài âm đạo và là tình trạng nặng nhất và nguy hiểm nhất đối với người bệnh. 

Nguyên nhân gây bệnh sa tử cung ở nữ giới

Cho đến nay, ngành y tế vẫn chưa xác định có trường hợp bị sa tử cung nào là đối tượng chưa từng sinh con ít nhất một lần. Vì vậy, các nguyên nhân gây ra tình trạng sa tử cung ở nữ giới thường có liên quan đến vấn đề sinh sản. Cụ thể như:

  • Phụ nữ sinh con qua đường âm đạo có nguy cơ bị sa tử cung cao hơn sinh mổ. Bởi sau khi sinh, các mô liên kết ở vùng xương chậu bị yếu đi nhiều, không đủ sức để giữ tử cung ở đúng vị trí của nó. Các mô liên kết này cũng bị yếu khi cơ thể bị lão hóa, giảm estrogen thời kỳ mãn kinh.

  • Các chị em mắc bệnh lý và từng phải phẫu thuật vùng chậu cũng có nguy cơ bị sa tử cung.

  • Phụ nữ có tiền sử mang thai nhiều lần, khoảng cách thời gian giữa các lần mang thai khá gần hoặc nạo phá thai không an toàn.

  • Người có tiền sử quan hệ tình dục sớm từ khi tử cung chưa phát triển hoàn thiện.

  • Tử cung bị dị tật bẩm sinh: ví dụ như tử cung 2 sừng, khoảng cách xương chậu lớn bẩm sinh,...

  • Phụ nữ mang thai to hoặc mang đa thai, trước và sau khi sinh phải làm nhiều việc nặng.

  • Phụ nữ béo phì, táo bón, ho mãn tính, cổ trướng,...gây áp lực lên ổ bụng.

  • Không đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học. 

Phụ nữ bị sa tử cung có triệu chứng gì?

Khi bị sa tử cung, các chị em thường cảm thấy nặng nề ở vùng bụng dưới, âm đạo và âm hộ, bên cạnh đó còn bị đau lưng. Thông thường, những triệu chứng này thường khó phát hiện rõ ở giai đoạn đầu của bệnh. Bởi cảm giác đau nhức, khó chịu này khá giống với hiện tượng mang thai.

Bệnh nhân sa tử cung xuất hiện nhiều triệu chứng nguy hiểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, các mẹ bầu có thể gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh, luôn có cảm giác sắp có vật rơi ra khỏi âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, khí hư màu trắng loãng hoặc nhầy giống nước mũi.

Đối với phụ nữ đang mang thai bị sa tử cung, thai phụ sẽ không còn thấy cơn co tử cung, bị mất những cảm giác với thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ còn có nguy cơ bị tụt huyết áp, đau tử cung, tim đập nhanh,...ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Đặc biệt, nếu âm đạo bị chảy máu, tiểu tiện, đại tiện khó khăn, táo bón thường xuyên thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

Xem thêm:

Bệnh nhân bị sa tử cung có mang thai được không?

Như chúng ta đã biết, tử cung chính là bộ phận quan trọng nhất, có vai trò quyết định chức năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, mọi vấn đề bệnh lý liên quan đến tử cung đều khiến các chị em lo lắng về khả năng làm mẹ của mình. Vậy người bị sa tử cung có mang thai được không?

Các chuyên gia chia sẻ, tình trạng sa tử cung khiến chị em cảm thấy khó chịu, đau rát khi quan hệ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc yêu của các cặp vợ chồng. Những tổn thương ở vùng kín khiến người bệnh ngày càng chán nản chuyện chăn gối. Đó  chính là một trong những tác nhân cản trở đến quá trình thụ thai của người bệnh.

Phụ nữ bị sa tử cung mức độ nhẹ vẫn có thể mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hơn nữa, sa tử cung tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây tình trạng viêm nhiễm vùng kín. Điều này không những ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý, khiến bệnh nhân mất đi sự tự tin khi quan hệ tình dục mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 

Bởi đã có không ít trường hợp chủ quan viêm nhiễm phụ khoa không đáng lo ngại đã dẫn đến suy giảm chức năng buồng trứng, vòi trứng và tử cung. Thậm chí, tử cung của một số bệnh nhân còn bị hoại tử, buộc phải cắt bỏ, dẫn đến hậu quả là bị vô sinh.

Tuy bệnh sa tử cung gây nhiều khó khăn trong việc thụ thai nhưng vẫn nhiều trường hợp ở mức độ nhẹ vẫn có khả năng mang thai và sinh con bình thường.

Tuy nhiên, những trường hợp bệnh nặng, thuộc mức độ 2 và 3 nếu mang thai có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm cho mẹ và bé như băng huyết, sảy thai, sinh non, thai chết lưu, trẻ sinh ra bị dị tật, chậm phát triển trí tuệ và thể chất,...

Vì vậy, để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, các chị em cần chủ động thăm khám khi có dấu hiệu bất thường và đánh giá tình trạng bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra đối với người bệnh.

Điều trị và phòng tránh bệnh sa tử cung khi mang thai

Phương pháp điều trị bệnh sa tử cung

Các phương pháp điều trị bệnh sa tử cung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tùy vào từng mức độ của bệnh sa tử cung và nguyện vọng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, bệnh nhân bị sa tử cung có thể được chỉ định theo các phương pháp: vật lý trị liệu, phẫu thuật hay Pessary. Trong đó:

  • Vật lý trị liệu: Là phương pháp được áp dụng cho bệnh nhân nữ không thể chủ động co thắt sàn chậu. Điều trị bằng cách luyện tập máy biofeedback và kích thích điện giúp cải thiện lực co thắt của cơ nâng hậu môn, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

  • Phẫu thuật: Có 2 phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định đối với bệnh nhân bị sa tử cung. Cụ thể: 

    • Cắt tử cung và khắc phục tình trạng sa tử cung: Cách này được áp dụng với những trường hợp bị nặng, có thể cắt bán phần hoặc toàn bộ tử cung. Trường hợp phải cắt tử cung cũng đồng nghĩa với việc người đó không thể mang thai được nữa.

    • Treo tử cung qua nội soi ổ bụng, mổ bụng hở hoặc ngả âm đạo: Lợi ích của phương pháp này giúp phục hồi chức năng nâng đỡ tử cung và cấu trúc sàn chậu. Với kết quả điều trị tốt và ít xâm lấn nên cách này cũng được áp dụng rộng rãi hơn trong y học để điều trị bệnh sa tử cung.

  • Pessary: Đây là loại dụng cụ hình vòng, hình đĩa hoặc hình khối nhỏ, được làm từ cao su hoặc silicone. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa dụng cụ này vào trong âm đạo để hỗ trợ các cơ quan vùng chậu.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, các chị em đang mang thai bị sa tử cung cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ thường xuyên, sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn cần có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Nằm nghỉ trong tư thế thoải mái nhất, nên thay đổi tư thế 2 tiếng 1 lần.

  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám định kỳ đúng hẹn.

  • Tránh ngồi xổm và vận động mạnh để không gây áp lực lên vùng bụng.

  • Luyện tập các bài thể dục tốt cho sàn chậu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phòng tránh nguy cơ mắc bệnh sa tử cung

Các bác sĩ cho biết, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh tính hiệu quả của các phương pháp phòng bệnh sa tử cung. Tuy nhiên, việc tuân thủ một lối sống lành mạnh sẽ giúp các chị em tránh nguy cơ mắc rất nhiều loại bệnh, không chỉ riêng sa tử cung.

Rèn luyện sức khỏe giúp phòng bệnh sa tử cung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là một số lưu ý trong phòng tránh bệnh sa tử cung:

  • Vận động tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các bài tập tốt cho cơ sàn chậu. Nên nghe theo sự tư vấn của bác sĩ đối với từng trường hợp.

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước,...và tránh các loại đồ ăn chế biến sẵn.

  • Duy trì cân nặng phù hợp, không để béo phì hoặc quá gầy.

  • Tuyệt đối không hút thuốc lá vì chúng có thể dẫn đến các cơ ho, gây căng thẳng lên cơ sàn chậu.

  • Tránh mang vật nặng quá sức, đặc biệt là khi đang mang thai và sau sinh.

  • Tiêm phòng bệnh ung thư cổ tử cung trước khi mang thai.

  • Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi phát hiện dấu hiệu bất thường và trong suốt thai kỳ.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ kiến thức của Monkey về căn bệnh sa tử cung ở phụ nữ. Chắc hẳn các chị em đã biết câu trả lời của bị sa tử cung có mang thai được không rồi. Hy vọng mỗi người sẽ luôn biết cách chăm sóc bản thân để không mắc phải căn bệnh này.

Pregnancy with Preexisting Total Uterine Prolapse - Ngày truy cập: 4/05/2022

https://clinmedjournals.org/articles/cmrcr/clinical-medical-reviews-and-case-reports-cmrcr-7-315.php?jid=cmrcr

Five Myths and Facts About Childbirth and Uterine Prolapse  - Ngày truy cập: 4/05/2022

https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/womens-health/2015/october/five-myths-about-childbirth-and-uterine-prolapse

Prolapsed Uterus Might Affect You if You’re Planning for Another Baby. Here’s How - Ngày truy cập: 4/05/2022

https://pnsingapore.com/blog/will-uterine-prolapse-affect-my-next-pregnancy/#:~:text=Effects%20on%20Fertility%20and%20Pregnancy,be%20due%20to%20other%20reasons

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!