Mẹ bầu có biết những dấu hiệu có thai 3 tháng là gì không? Nhận biết sớm việc có thai giúp mẹ chủ động hơn về mọi thứ để sẵn sàng tâm thế cho thai kỳ sắp tới. Những thông tin chi tiết, đầy đủ nhất sau đây sẽ giải đáp cho bạn.
Que thử thai 2 vạch
Dấu hiệu rõ ràng nhất là que thử thai lên 2 vạch. Nguyên nhân do khi mang thai, nồng độ HCG trong nước tiểu tăng lên sẽ sớm cho kết quả nếu có tin vui. Bạn nên thử vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cho kết quả chính xác hơn.
Chậm kinh
Dấu hiệu phổ biến nhất khi mang thai tuần đầu là chậm kinh. Nếu bạn có chu kỳ kinh khá đều, bị chậm khoảng 3-5 ngày và trong tháng có xảy ra quan hệ thì hãy mua que thử thai ngay.
Khi mẹ đã thụ thai, buồng trứng bắt đầu kích hoạt sản xuất các nội tiết tố progesterone và estrogen để giữ cho lớp niêm mạc tử cung không bị bong tách, tập trung hỗ trợ hình thành nhau thai để bảo vệ phôi thai nên hiện tượng kinh nguyệt không còn xảy ra.
Thân nhiệt cao hơn
Khi có thai, lưu lượng máu dưới lớp da tăng lên khiến nhiệt độ cơ thể bà bầu cũng tăng theo. Chị em nên đo thân nhiệt vào lúc sáng sớm mới thức dậy trong vài ngày liên tục. Nếu nhiệt độ cơ thể vẫn cao hơn 37 độ C nhưng chưa tới 37 độ rưỡi, kết hợp với những dấu hiệu khác nữa thì khả năng cao là đã có thai.
Đau lưng, hông
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể bị đau mỏi lưng, hông khiến mẹ rất khó chịu. Thông thường, nguyên nhân của tình trạng này là do sự phát triển của thai nhi gia tăng áp lực lên các dây chằng, vùng cơ xương chậu.
Khó ngủ
Nhiều mẹ bầu khó ngủ với các biểu hiện như khó đi vào giấc ngủ, thời lượng ngủ không đủ 8 tiếng mỗi ngày, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh ngủ và cơ thể rất mệt mỏi sau khi thức dậy. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ mất ngủ như sự thay đổi nội tiết tố, đau lưng, mỏi hông, ốm nghén, đi tiểu nhiều nhất là vào ban đêm, tâm lý lo lắng,...
Đau, tức bụng
Một dấu hiệu có thai 3 tháng khác là cảm giác bị đau, tức vùng bụng dưới. Cơn đau với tần suất thấp, chỉ đau lâm râm và không lặp lại hàng ngày. Mẹ đừng quá lo lắng, bởi tình trạng này là biểu hiện của việc trứng đang di chuyển vào lớp niêm mạc tử cung, sẽ tự mất đi sau khoảng vài ngày mà không cần can thiệp điều trị.
Ho
Một số phụ nữ có thai sẽ xuất hiện các triệu chứng của ho như ho khan, ngứa rát cổ, đau họng,... Nguyên nhân là do sức đề kháng của bà bầu yếu hơn nên rất dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công, gây bệnh; Hoặc đơn giản là do sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên vùng khoang ngực, kích thích cổ họng, dẫn tới ho khan.
Hệ tiêu hóa
Bà bầu có khá nhiều dấu hiệu có thai 3 tháng ở hệ tiêu hóa khiến mẹ khó chịu như bị sôi bụng, cảm giác đầy bụng, chướng hơi, táo bón. Nguyên nhân bao gồm: Nồng độ progesterone tăng làm giảm nhu động ruột dẫn đến đầy hơi; Bồi bổ quá mức khiến cơ thể không kịp tiêu hóa dẫn tới sôi bụng; Việc ít vận động khiến chứng táo bón dễ hình thành.
Viêm phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa có thể là dấu hiệu có thai 3 tháng với những biểu hiện như dịch âm đạo ra nhiều, có mùi hôi, vùng kín ngứa, đau rát khi quan hệ,… Nguyên nhân chủ yếu là do sức đề kháng bị suy giảm và thay đổi nội tiết tố làm mất cân bằng pH trong môi trường âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín.
Xuất huyết
Theo thống kê, có khoảng 25% chị em có dấu hiệu xuất huyết nhẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Máu chỉ ra một lượng rất ít và có màu nhạt hơn so với máu kinh thông thường. Đây có thể là máu báo thai, chứng tỏ phôi thai đã làm tổ trong cổ tử cung, khiến niêm mạc ở đây bị bong ra và đẩy ra ngoài qua âm đạo.
Ợ nóng
Bạn có biết dấu hiệu có thai 3 tháng ở mẹ bầu bao gồm cả việc bị ợ nóng? Điều này chắc chắn hơn nếu trước đó chị em chưa hề bị bệnh lý này.
Nguyên nhân xuất phát từ việc cơ thể mẹ mang thai sản xuất nhiều hormone progesterone để giúp thư giãn các cơ trơn, trong đó có cơ vòng ở thực quản dưới - vốn là cơ có nhiệm vụ giữ thức ăn và axit trong dạ dày không bị trào ngược. Sự thư giãn này đã dẫn đến chứng ợ nóng, hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày.
Thèm ăn, chán ăn
Hơn 60% bà bầu cảm thấy thèm ăn và hơn 1/2 thai phụ lại không thể nuốt nổi một số món ăn nào đó. Những món mẹ bầu thèm và chán nhiều khi không thể đoán trước được, trái ngược hoàn toàn so với sở thích ăn uống trước khi có thai. Nguyên nhân là do hormone hCG tăng cao khiến khẩu vị của mẹ thay đổi thất thường.
Ốm nghén
Có đến 85% các bà mẹ bị ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, bị nôn, chán ăn, nhạy cảm với mùi vị thức ăn, mệt mỏi, chóng mặt,... Nguyên nhân được cho là do sự gia tăng nội tiết tố chorionic gonadotropin, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất và khiến cảm giác buồn nôn tăng lên.
Khứu giác nhạy cảm
Khứu giác trở nên nhạy cảm hơn so với trước là dấu hiệu có thai 3 tháng chị em không thể bỏ qua. Nguyên nhân do sự gia tăng của estrogen, cũng có giả thuyết cho rằng, đây là cách cơ thể bà bầu thích nghi để giúp mẹ phát hiện ra những thực phẩm có vấn đề và bảo vệ sức khỏe thai kỳ tốt hơn.
Thường xuyên đi vệ sinh
Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ có dấu hiệu đi tiểu thường xuyên hơn. Ở 3 tháng đầu thai kỳ, dù thai nhi còn nhỏ nhưng tử cung đã phát triển gây chèn ép lên bàng quang. Mặt khác, thận của mẹ cũng phải làm việc nhiều hơn cho cả bé để bài tiết chất thải. Những điều này là nguyên nhân khiến thai phụ thường xuyên đi tiểu.
Mệt mỏi
Một trong những dấu hiệu có thai 3 tháng đầu không thể không kể đến đó là cảm giác mệt mỏi trong cả ngày dài. Mẹ bầu sẽ cảm thấy không có sức lực, uể oải, chân tay rã rời, chỉ muốn nằm nghỉ ngơi,...
Đây là dấu hiệu tất cả các cơ quan trong cơ thể mẹ đang phải vận hành nhiều hơn, thậm chí là quá tải để thúc đẩy và theo kịp sự tăng trưởng của thai nhi. Bên cạnh đó, việc bị ốm nghén, mất ngủ và thiếu máu cũng là những thủ phạm khiến bà bầu thường bị mệt mỏi.
Làn da
Làn da dễ bị xuống cấp hơn so với trước, thường bị nổi mụn, sần sùi, sạm, nám ở mặt. Nguyên nhân do nội tiết tố androgen tăng lên, da sản sinh nhiều chất nhờn hơn nên dễ bị mụn. Da bị nám, sạm là do nồng độ nội tiết tố Estrogen hoạt động quá mức, kích thích quá trình sản sinh melanin và hình thành nám. Bên cạnh đó, mất ngủ, chán ăn cũng góp phần khiến làn da mẹ bầu gặp nhiều vấn đề.
Vòng 1 phát triển
Vòng 1 phát triển hơn là dấu hiệu có thai 3 tháng, chứng tỏ cơ thể người mẹ đang thay đổi để sẵn sàng cho việc nuôi dưỡng bé. Ngực sẽ lớn hơn về kích cỡ, nhạy cảm hơn, thậm chí cảm nhận căng tức và đầu ti thâm đen hơn trước. Nguyên nhân chính là bởi sự thay đổi của các nội tiết tố đã kích thích tăng trưởng của tuyến sữa.
Khó thở
Đừng ngạc nhiên khi bạn thấy bà bầu 3 tháng đứng cạnh mình hít thở mạnh hơn, sâu hơn so với người bình thường. Bởi hormone progesterone trong thai kỳ tăng cao giúp máu hấp thu nhiều oxy hơn để đủ cung cấp cho cả thai nhi, đồng thời làm cho thể tích lồng ngực cùng lượng khí CO2 tăng lên gây nên triệu chứng khó thở
Đau đầu
Đau đầu cũng là dấu hiệu có thai 3 tháng đầu của các chị em. Nguyên nhân đến từ việc nội tiết tố tăng, đường huyết thấp do sự trao đổi chất kém và lưu lượng máu lên não giảm do tử cung phát triển chèn ép mạch máu. Ngoài ra, mẹ bầu bị mất ngủ, mệt mỏi cũng khiến cơn đau đầu càng nặng hơn và kéo dài.
Thị lực giảm
Thị lực của thai phụ 3 tháng đầu bị giảm với cảm giác bị khô mắt, giác mạc dày và cong hơn làm khúc xạ hình ảnh thay đổi. Chính sự biến động nội tiết tố khiến mắt có xu hướng khô hơn và sự gia tăng lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể bao gồm mắt làm bà bầu có cảm giác như đôi mắt bị gia tăng áp lực, căng phồng lên.
Ham muốn tình dục
Đa số mang thai 3 tháng đầu mẹ rất mệt mỏi do ốm nghén kéo dài cộng với tình trạng mất ngủ khiến không mấy hào hứng với chuyện phòng the. Ngược lại, một số bà bầu ít ốm nghén thì lại tăng ham muốn do sự gia tăng của lưu lượng máu đến cô bé khiến vùng này trở nên nhạy cảm và mềm mại hơn và dễ đạt “cực khoái” hơn.
Tâm trạng, cảm xúc
Tâm trạng, cảm xúc thay đổi buồn vui thất thường cũng là dấu hiệu có thai 3 tháng. Nguyên nhân đến từ nhiều thứ như nội tiết tố thay đổi, mất ngủ và ốm nghén khiến mệt mỏi và hay cáu gắt, sự lo lắng về việc mang thai và chăm sóc thai nhi, áp lực công việc, niềm vui khi cảm nhận thai nhi lớn mỗi ngày,...
Tăng hoặc giảm cân
Tăng và giảm cân là những dấu hiệu của việc mẹ mang thai 3 tháng. Mẹ bầu rất dễ bị tình trạng giảm cân khi bị ốm nghén thai kỳ khiến ăn uống không ngon miệng, chán ăn, kết hợp với nôn ói nên không được cung cấp đủ dưỡng chất. Nếu không bị ốm nghén thì mẹ lại thèm ăn khiến mẹ dễ tăng cân mất kiểm soát.
Xem thêm: Dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày dễ nhận biết ngay tại nhà
Mẹ bầu 3 tháng cần lưu ý những gì?
Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu có thai 3 tháng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thì cần lưu ý những điều sau đây để vượt qua giai đoạn khó khăn này thuận lợi hơn.
Chế độ dinh dưỡng
Mẹ có thai 3 tháng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đúng và đủ chất để đạt mục tiêu tăng 1-2 cân trong giai đoạn này.
-
Khẩu phần ăn mỗi ngày đảm bảo cung cấp khoảng 10-18g protein, ít nhất 15gr sắt, axit folic, Vitamin D, C, B,...
-
Để giảm ốm nghén hãy chia nhỏ các bữa ăn trong suốt cả ngày thay vì 3 bữa chính.
-
Để tránh giảm cân, hãy thoải mái ăn bất kỳ món gì thèm, miễn là có lợi cho sức khỏe.
-
Dùng thêm các gia vị tốt cho đường tiêu hóa và tăng sức đề kháng như gừng, sả, tỏi,...
-
Bổ sung thực phẩm chứa canxi, magie như các loại đậu, rau màu xanh đậm, măng tây, sữa, gạo lứt,… giúp xương cơ chắc khỏe, giảm đau lưng, tức bụng.
-
Tránh sử dụng một đồ uống có ga, nước đá lạnh nếu bị ho.
-
Ăn ít đồ nhiều dầu mỡ, quá cay nóng và ăn nhiều thực phẩm thanh đạm như rau xanh, khoai lang, cà rốt,... để tránh bị các vấn đề về đường tiêu hóa.
-
Sử dụng nhiều rau xanh, trái cây tươi và các loại hạt để đẩy lùi mụn và nám sạm.
-
Bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày từ nước lọc, nước ép trái cây và canh rau.
-
Không dùng thức uống chứa cafein vào buổi tối gây kích thích bàng quang khiến đi tiểu nhiều.
Chế độ vận động
Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần duy trì chế độ vận động phù hợp trong thời gian mang thai:
-
Duy trì tập luyện thể dục nhẹ nhàng đều đặn ít nhất 4-5 lần mỗi tuần như đi bộ, yoga, bơi lội theo sự tư vấn của chuyên gia giúp ngủ ngon, cải thiện táo bón, đau mỏi lưng, stress, tăng giảm cân mất kiểm soát,...
-
Để giảm bớt đau lưng và hông nên chú ý ngồi, đi, đứng, ngủ với tư thế phù hợp: Tránh ngồi thẳng lưng quá, đi hãy giữ cho lưng và đầu thẳng hàng, khi ngồi nên kê gối tựa đằng sau, tư thế ngủ tốt nhất là nghiêng sang trái.
-
Tránh lười vận động, duy trì quá lâu một tư thế quá 30 phút để máu lưu thông được tốt và hạn chế gây áp lực cho các bộ phận trong cơ thể.
-
Ngủ đủ giấc và đủ thời gian tối thiểu 8 giờ mỗi ngày, duy trì giấc ngủ trưa.
-
Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi một cách hợp lý, tránh làm những việc quá sức, nặng nhọc.
-
Có thể quan hệ tình dục 1 đến 2 lần mỗi tuần nhưng cần chú ý về tư thế quan hệ sao cho an toàn.
Khám thai định kỳ
Ngoài chế độ dinh dưỡng đủ chất, vận động khoa học thì mẹ bầu 3 tháng đầu đừng quên khám thai định kỳ ở những mốc quan trọng sau:
-
Mốc 5 - 8 tuần: Siêu âm xác định đã có thai hay không, số lượng thai và thai đã làm tổ trong tử cung chưa, kiểm tra các chỉ số sức khỏe của mẹ như cận nặng, huyết áp, nhịp tim, nhóm máu,...
-
Mốc 8 - 13 tuần: Khám toàn diện sức khỏe mẹ, đo nhịp tim thai và sàng lọc sơ sinh gồm đo độ mờ da gáy, xét nghiệm Double Test.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức tổng hợp về dấu hiệu có thai 3 tháng. Mang thai là niềm hạnh phúc lớn lao, mẹ hãy cố gắng đối mặt với tình trạng mệt mỏi để bước sang tam cá nguyệt thứ hai sẽ khỏe hơn nhiều khi các dấu hiệu khó chịu giảm bớt.
3 Months Pregnant: Symptoms and Fetal Development. - Truy cập ngày 24/06/2022
https://www.pampers.com/en-us/pregnancy/pregnancy-calendar/3-months-pregnant
What to Expect at 3 Months Pregnant - Truy cập ngày 24/06/2022
https://www.healthline.com/health/pregnancy/3-months-pregnant
3 Months Pregnant: What to Expect and What to Know - Truy cập ngày 24/06/2022
https://www.healthgrades.com/right-care/pregnancy/3-months-pregnant