zalo
Bị u nang buồng trứng có con được không? Có con bằng cách nào?
Chuẩn bị mang thai

Bị u nang buồng trứng có con được không? Có con bằng cách nào?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

17/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

 U nang buồng trứng là căn bệnh phụ khoa khá phổ biến ở nữ giới. Tuy nhiên, chị em nào mắc phải bệnh lý này trong giai đoạn sinh sản sẽ gặp khá nhiều bất lợi. Vậy, bị u nang buồng trứng có con được không? Những nguy hiểm hoạ có thể xảy ra là gì? Tất cả vấn đề sẽ được Monkey giải đáp qua bài viết này.

Thế nào là u nang buồng trứng

Trước tiên, chúng ta cần làm rõ những thông tin cơ bản về bệnh lý này qua các khía cạnh: khái niệm, nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng để có cái nhìn khách quan nhất.

Khái niệm bệnh u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một loại khối u được hình thành trong buồng trứng của phụ nữ, chúng thường có vỏ bọc bên ngoài và bên trong chứa dịch lỏng. Các khối u này được hình thành từ mô của buồng trứng hoặc mô của những cơ quan khác.

Đây là một loại bệnh rất phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là các chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ. Thậm chí, khoa học đã chứng minh có tới 3,6% nữ giới mắc phải bệnh này, cao nhất trong các loại bệnh về khối u sinh dục của phụ nữ.

Tổng quan về bệnh u nang buồng trứng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh u nang được chia thành 2 loại là:

  • U nang buồng trứng hoàng thể: Đây là một loại khối u lành tính được hình thành trong thời kỳ mang thai do nội tiết trong có thể thay đổi. Với loại khối u này thì chị em không cần quá lo lắng vì chúng thường biến mất sau 3 tháng đầu thời kỳ mang thai. 

  • U nang buồng trứng thực thể: Đây là loại khối u đã được hình thành trong một thời gian dài do hậu quả của việc nạo, hút hoặc sảy thai.

U nang buồng trứng thường rất khó để phát hiện ra vì bệnh lý này không có bất kỳ biểu hiện đặc trưng nào trong giai đoạn đầu. Nếu không may đó là khối u ác tính thì bệnh sẽ phát triển rất nhanh và gây nguy hiểm đến tính mạng cho phụ nữ. Vì vậy, việc đi khám phụ khoa định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng.

Nguyên nhân gây bệnh u nang buồng trứng

Có rất nhiều yếu tố khác nhau khiến chị em mắc phải bệnh u nang buồng trứng. Cụ thể:

  • Thay đổi hormone: Các vấn đề liên quan đến hormone, đặc biệt là hormone sinh dục là nguyên nhân tạo thành khối u buồng trứng cơ năng. Hormone thay đổi do rất nhiều yếu tố khác nhau: ngày “đèn đỏ”, thay đổi chế độ dinh dưỡng, uống một số loại thuốc,...

  • Mang thai: Trong những tháng đầu của thai kỳ, cơ thể sẽ tiết ra một số hormone nhằm tạo điều kiện cho phôi thai làm tổ. Đồng thời chững cũng kích thích các u nang buồng trứng mọc lên trong 12 tuần đầu hoặc tồn tại trong cả thai kỳ.

  • Lạc nội mạc tử cung: Các tế bào nội mạc phát triển ngoài tử cung là nguyên nhân tạo thành các u nang buồng trứng.

  • Nhiễm trùng vùng chậu: Khi vùng chậu bị nhiễm trùng hoặc bị áp-xe-hoá sẽ lây lan đến buồng trứng, vòi trứng là tạo thành u nang.

Triệu chứng của bệnh u nang buồng trứng

Triệu chứng của bệnh u nang buồng trứng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hầu hết phụ nữ bị u nang buồng trứng không có quá nhiều khác biệt về sức khỏe trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu chị em gặp một trong số các biểu hiện dưới đây thì nên đi khám phụ khoa sớm nhất có thể để phát hiện bệnh kịp thời.

  • Đau, tức phần bụng dưới.

  • Đau nhức vùng chậu, đùi hoặc thắt lưng.

  • Khó chịu khi quan hệ tình dục, làm giảm ham muốn.

  • Chảy máu âm đạo.

  • Đau, tức phần ngực.

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau hơn bình thường.

  • Tăng cân không kiểm soát.

  • Tiểu khó hoặc tiểu nhiều lần.

  • Thường xuyên thấy buồn nôn, người khó chịu.

  • Đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon.

  • Choáng váng khi vận động hoặc đứng lên/ngồi xuống.

Phụ nữ bị u nang có mang thai được không?

Để xác định chị em có thể sinh con khi mắc bệnh u nang buồng trứng được hay không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, bác sĩ phụ khoa sẽ căn cứ vào loại nang, sức khỏe, tuổi tác,... và kết luận 1 trong các trường hợp sau:

Trường hợp u nang không ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sức khỏe thai kỳ

Các loại u nang không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi là:

  • U nang buồng trứng cơ năng: Đây là một khối u thông thường xuất phát từ chu kỳ kinh nguyệt hoặc hoàng thể khi thụ thai. Khi mắc khối u này, phần lớn chị em không phải chữa trị vì chúng sẽ biến mất sau một thời gian.

  • U bì buồng trứng: Loại u nang này là u lành tính và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nữ giới. Nguyên nhân cơ thể xuất hiện các khối u là do các loại mô như: mô thần kinh, mô mỡ, tóc, răng hoặc xương.

  • U nang nước buồng lành tính: Đây là loại u xuất phát từ sự tăng trưởng quá mức của tuyến trên bề mặt buồng trứng, chúng thường có kích thước nhỏ và không nguy hiểm.

  • Nang xuất huyết: Người bệnh sẽ không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng nếu cơ thể có khả năng hấp thụ máu chảy trong u.

Trường hợp u nang ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sức khỏe thai kỳ

Bên cạnh những u nang lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng có những khối u cần phải điều trị vì chúng ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

U nang ảnh hưởng đến khả năng mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

U lạc nội mạc tử cung

U nội mạc tử cung được hình thành từ các mô ở mạc tử cung và phát triển bất thường bên trong buồng trứng. Nguyên nhân của sự phát triển này do những biến đổi bất thường ở hormone trong thời kỳ kinh nguyệt.

Người bị u nội mạc tử cung thường thấy đau nhức ở vùng xương chậu. Khi các u này phát triển đến một mức độ nhất định sẽ gây tắc ống dẫn trứng và dẫn đính tình trạng vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.

Ngoài ra, u nội mạc tử cung còn làm giảm chức năng sinh lý của buồng trứng dẫn đến số lượng trứng suy giảm một cách đáng kể. Nếu không phát hiện kịp thời và để khối u quá to, người bệnh sẽ phải cắt buồng trứng để bảo toàn tính mạng.

Hội chứng buồng trứng đa nang

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồng trứng đa nang (PCOS) là do cơ thể bị rối loạn phóng noãn, dẫn đến giảm khả năng sinh sản. Đây là một hội chứng rất hay gặp ở phụ nữ. Thông thường, người bệnh không có biểu hiện hiện gì bất thường nên khi phát hiện ra bệnh đa phần là quá muộn và gây vô sinh.

Xem thêm:

Những nguy cơ bệnh nhân u nang buồng trứng khi mang thai có thể phải đối mặt

U nang buồng trứng gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi, đặc biệt là trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều biến đổi nhất nên các khối u có dấu hiệu tăng nhanh về kích thước. Điều này làm cho sản phụ thấy đầy hơi, kén ăn, chậm tiêu hoặc đau bụng.

Người bệnh có nguy cơ cao bị sảy thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi u nang đã to đến một mức nhất định sẽ chèn lên bào thai và thai nhi không có chỗ để phát triển. Các ảnh hưởng của u nang buồng trứng lên thai nhi là:

Nguy cơ sảy thai

U nang buồng trứng quá to hoặc xoắn lại là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sảy thai sớm ở những tuần đầu tiên. Thậm chí, nhiều trường hợp khi biến chứng nặng phải thực hiện phẫu thuật để bảo vệ sự sống cho mẹ bầu. 

Tuy nhiên, những trường hợp phải đình chỉ thai nghén khá hiếm và rất nhiều sản phụ vẫn có thể mang bầu trong 9 tháng 10 ngày nên chị em không nên quá lo lắng. Để tránh tình trạng không may xảy ra, trước khi mang thai phái nữ nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn.

Nguy cơ sinh non

Các khối u nang buồng trứng sẽ lớn dần theo sự phát triển của bào thai. Chính vì thế, những tháng cuối cùng của thai kỳ chị em thường cảm thấy chướng bụng hoặc khó thở. Điều này làm tăng nguy cơ sinh non và gây nguy hiểm nếu cố giữ thai ở trong bụng cho đến ngày sinh.

Mắc bệnh u nang buồng trứng trong thời kỳ mang thai gây ra nhiều nguy hiểm như vậy nên thai phụ cần thường xuyên theo dõi sức khỏe bản thân. Đồng thời, chuẩn bị tinh thần trước những tình huống không may xảy ra. 

Điều trị bệnh u nang buồng trứng khi mang thai

Thực hiện khám thai định kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để đảm bảo sự an toàn cho mẹ bầu và sự phát triển khoẻ mạnh của thai nhi, người bệnh bị u nang buồng trứng trong thời kỳ mang thai cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Thực hiện khám thai định kỳ để đảm bảo u nang không có vấn đề gì nghiêm trọng đối với thai nhi.

  • Thực hiện phẫu thuật nội soi theo chỉ dẫn của bác sĩ vào tuần thứ 13 của thai kỳ nếu u nang là u ác tính.

  • Theo dõi sức khoẻ của thai phụ trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt là giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai.

  • Thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể nếu có dấu hiệu khó thở, ăn kém, đau bụng,...

Trên đây là một số thông tin cơ bản về vấn đề u nang buồng trứng có con được không. Mong rằng, những kiến thức Monkey vừa cung cấp giúp ích cho chị em trong quá trình mang thai hoặc chuẩn bị mang thai.

Endometriosis May Cause Cysts and Fertility Issues - Ngày truy cập: 17/05/2022

https://www.pennmedicine.org/updates/blogs/fertility-blog/2016/august/ovarian-cysts

Ovarian cysts and infertility: A connection? - Ngày truy cập: 17/05/2022

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ovarian-cysts/expert-answers/ovarian-cysts-and-infertility/faq-20057806

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey