Tuyến yên là một tuyến nội tiết quan trọng, có tác động trực tiếp đến quá trình sinh sản ở nữ giới. Liệu bệnh nhân bị u tuyến yên có con được không? Mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm nào? Mời bạn đọc bài viết sau của Monkey để tìm ra câu trả lời.
U tuyến yên là bệnh gì?
Nữ giới mắc bệnh u tuyến yên thường bị ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt vợ chồng, đặc biệt là quá trình sinh sản. Để biết được tại sao bệnh lý này có những hiểm hoạ như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân và triệu chứng của u tuyến yên.
Khái niệm u tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến nội tiết của cơ thể với kích thước nhỏ, chỉ bằng hạt đậu và nằm ở vị trí đáy não. Tuy nhiên, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuyến nội tiết này có chức năng điều hoà hoạt động của các loại hormone ở tuyến thượng thận và tuyến giáp.
Bệnh u tuyến yên là sự biến đổi bất thường của các tế bào và tạo thành các khối u nằm trong tuyến yên. Đây là nguyên nhân khiến các hormone trong cơ thể biến đổi, có thể tăng lên hoặc giảm xuống.
Nếu người bệnh không phát hiện và chữa trị kịp thời, các khối u lớn tới một kích thước nhất định sẽ làm suy giảm chức năng của tuyến yên và phá huỷ các tế bào hormone. Hơn thế nữa, u tuyến yên còn gây áp lực lên não bộ và dây thần kinh, làm cho người bệnh thường xuyên thấy đau đầu, chóng mặt,..
Triệu chứng của bệnh u tuyến yên
Bệnh nhân bị u tuyến yên sẽ có những triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào mức độ nặng/nhẹ của bệnh. Kích thước của khối u sẽ quyết định tình trạng của bệnh, đồng thời cũng là yếu tố then chốt giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị. Những triệu chứng phổ biến nhất của u tuyến yên là:
Rối loạn nội tiết tố
Khi tuyến yên có hiện tượng lạ sẽ kéo theo những biến đổi của hormone vì đây là cơ quan sản sinh và điều khiển các hormone trong cơ thể. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn nội tiết tố. Cụ thể:
-
Nam giới: Biểu hiện rõ rệt nhất của rối loạn nội tiết tố ở phái nam là suy giảm chất lượng quan hệ vợ chồng: giảm ham muốn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, khó khăn khi quan hệ,...
-
Nữ giới: Ảnh hưởng của rối loạn nội tiết tố sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động động sinh sản như: chậm kinh, mất kinh, tiết sữa ở núm vú dù không mang thai,...
Hơn thế nữa, khối u ở tuyến yên là một trong những nguyên nhân chính làm tăng trưởng nội tiết tố GH. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của con người, đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn dậy thì.
Người bệnh bị u tuyến yên sẽ rất khó để kiểm soát những bất thường trên cơ thể như: mắt to, môi dày, đầu to, da thô, chân tay to không rõ nguyên nhân,... Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố còn làm cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, biếng ăn, đau đầu, giảm cân nặng,..
Trong trường hợp khối u tại tuyến yên quá to, dẫn đến suy giảm tuyến yên và gây ra hiện tượng chảy máu trong, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Lúc này, tình trạng bệnh lý đã chuyển nặng, bệnh nhân nên nhập viện để theo dõi sức khoẻ.
Rối loạn về thị giác
Các khối u tuyến yên không chỉ ảnh hưởng tới các tế bào hormone, mà nó còn chèn ép và gây áp lực lên thần kinh của não bộ. Điều này làm cho người bệnh bị giảm thị lực một cách nghiêm trọng, không thể quan sát xa và thường xuyên đau nhức mắt.
Tăng áp lực nội sọ
Khi u tuyến yên bước sang giai đoạn phát triển và không có hướng điều trị đúng đắn sẽ gây áp lực lên phần hộp sọ. Đây là nguyên nhân khiến cho cơ thể luôn ở trạng thái đau đầu, buồn nôn, rối loạn ý thức, thậm chí là hôn mê sâu.
Nguyên nhân gây ra bệnh u tuyến yên
Cho đến ngày này, nguyên nhân cơ thể hình thành các u tuyến yên vẫn là một bí ẩn và chưa được kiểm định chính xác. Tuy nhiên, phần lớn người mắc bệnh u tuyến yên đều có những điểm chung sau:
-
Thừa hưởng gen đột biến từ bố hoặc mẹ.
-
Thường xuyên tiếp xúc với những chất phóng xạ, ung thư.
Bệnh u tuyến yên chưa tìm ra yếu tố gây bệnh nên rất khó để xác định bệnh một cách kịp thời. Cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể là theo dõi sức khỏe thường xuyên và thực hiện các cuộc xét nghiệm cần thiết như:
-
Xét nghiệm máu, nước tiểu, nước bọt để đo nồng độ hormone trong cơ thể.
-
Kiểm tra thị lực.
-
Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh MRI.
Bị u tuyến yên có thai được không?
Hiện nay, vấn đề bị u tuyến yên có thai được không được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, đây là bệnh lý có tác động nghiêm trọng đến khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới. Nếu không phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị thì u tuyến yên gây bệnh vô sinh hiếm muộn.
Theo các chuyên gia, khi cơ thể xuất hiện u tuyến yên sẽ tiết ra một loại hormone trong máu là prolactin. Hàm lượng hormone này quá nhiều làm cho hệ nội tiết tố suy giảm và tác động tới khả năng sinh sản và ham muốn tình dục ở cả hai giới. Cụ thể:
-
Nam giới: Biểu hiện rõ rệt nhất của u tuyến yên ở phái mạnh là suy giảm chức năng sinh dục và giảm chất lượng tinh trùng. Điều này làm cho tỷ lệ thụ tinh thành công chỉ chiếm “số lẻ” vì các “tinh binh” không đủ mạnh để vượt qua các chướng ngại vật và gặp trứng.
-
Nữ giới: Hormone prolactin thường gây rối loạn kinh nguyệt và ức chế quá trình rụng trứng ở phụ nữ. Nếu cơ thể không có trứng thì không thể nào thụ thai và dẫn tới nguy cơ vô sinh hiếm muộn.
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào bị u tuyến yên cũng mất khả năng làm cha hoặc làm mẹ. Đã có rất nhiều cặp vợ chồng bị u tuyến yên vẫn mang thai và sinh con khoẻ mạnh như bình thường.
Bên cạnh những trường hợp may mắn thì cũng có rất nhiều những tiềm ẩn không lường trước được đến thai kỳ. Mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào kích thước của khối u. Cụ thể:
U tuyến yên nhỏ hơn 10mm
Hầu hết mẹ bầu có u tuyến yên nhỏ hơn 10mm sẽ không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào đến cơ thể mẹ và quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, thai phụ vẫn phải đi khám định kỳ và sử dụng thuốc nhằm ức chế hormone prolactin trong máu.
U tuyến yên lớn hơn 10mm
Thông thường, khi kích thước khối u đã vượt quá 10mm bệnh nhân sẽ được khuyến nghị sử dụng phương pháp phẫu thuật. U tuyến quá lớn làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc con sinh ra bị dị tật.
Tuy nhiên, chị em cũng không nên quá lo lắng vì nếu bệnh được điều trị và theo dõi thường xuyên sẽ không gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, sản phụ cần tuân thủ theo các quy tắc của bác sĩ và uống thuốc được kê theo đơn.
Xem thêm:
- Tử cung bị xơ hóa có mang thai được không? Điều trị bằng cách nào?
- Bị trĩ có mang thai được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu bị u tuyến yên cần lưu ý những gì?
Theo dõi tình trạng bệnh
Mẹ bầu bị u tuyến yên trong thời gian thai kỳ cần thường xuyên đi khám sức khỏe đi kỳ và kiểm tra kích thước của khối u. Với trường hợp u tuyến yên nhỏ hơn 10mm thì mẹ bầu không cần thiết phải nằm viện và có thể tự theo dõi sức khoẻ tại nhà.
Tuy nhiên, với thai phụ có u tuyến yên đang có kích thước lớn, vượt quá 10mm thì cần điều trị bằng thuốc để kìm hãm sự phát triển. Nếu cơ thể xuất hiện một trong các biểu hiện sau thì chị em cần thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể.
-
Suy giảm thị lực, mỏi mắt, đôi khi không nhìn thấy rõ những vật ở xa.
-
Thường xuyên bị đau đầu, đau nửa đầu.
-
Cơ thể suy nhược, kém ăn, mất ngủ,...
Căn bệnh u tuyến yên gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như vậy nên chúng ta không được chủ quan và phải thường xuyên chú ý đến sức khoẻ. Các khối u tại tuyến yên sẽ đe dọa đến mạng sống của con người nếu không có phương hướng điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị
Điều trị bệnh u tuyến yên trong thai kỳ sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những người bình thường khác. Để điều trị đạt hiệu quả cao mẹ bầu cần tuân thủ theo hướng dẫn của của bác sĩ điều trị. Một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là:
Dùng thuốc
Loại thuốc duy nhất có thể dùng để kiểm soát mức độ phát triển của khối u tuyến yên trong khi mang thai là Bromocriptin. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng là cải thiện thị lực, giảm đau đầu và nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có thể sử dụng thuốc này, khi đó chị em cần xét nghiệm để tránh những tác dụng phụ.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật chỉ thực hiện khi khối u tuyến yên trong cơ thể sản phụ quá lớn và chúng gây áp lực lên các dây thần kinh. Ca phẫu thuật này không quá phức tạp nên chị em không cần lo lắng, phần lớn sẽ được tiến hành bằng phương pháp nội soi qua đường mũi.
Xạ trị
Đây là phương pháp không được khuyến nghị đối với phụ nữ khi mang thai vì nó gây ra những biến chứng lên thai nhi như là dị tật bẩm sinh. Xạ trị chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển nhưng không có tác dụng thu nhỏ kích thước khối u.
Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến câu hỏi u tuyến yên có con được không. Có thể thấy, căn bệnh này là một cản trở lớn cho chị em và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vì thể, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định mang bầu.
Other Pituitary Tumors FAQs - Ngày truy cập: 17/05/2022
https://www.nichd.nih.gov/health/topics/pituitarytumors/more_information/other-faqs