zalo
Người bị HIV có sinh con được không? Cần lưu ý điều gì?
Chuẩn bị mang thai

Người bị HIV có sinh con được không? Cần lưu ý điều gì?

Thúy Anh
Thúy Anh

27/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

HIV là loại virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người. Bệnh đang có xu hướng tăng theo từng năm. Nam giới và nữ giới nhiễm HIV có sinh con được không? Người bệnh cần lưu ý gì để vẫn sinh ra những đứa con khỏe mạnh?

Người nhiễm HIV có con được không?

Với câu hỏi “Người bị nhiễm HIV có con được không?”, bác sĩ chuyên khoa HIV/AIDS giải thích như sau:

Đối với nữ giới

Phụ nữ nhiễm HIV vẫn có khả năng sinh con hoàn toàn bình thường với điều kiện được điều trị dự phòng sớm bằng thuốc kháng virus ARV. Bên cạnh đó, mẹ cần tuân theo những hướng dẫn về việc nuôi con mà các bác sĩ tư vấn.

Phụ nữ nhiễm HIV vẫn có khả năng sinh con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đối với nam giới

Đáp án của thắc mắc “Đàn ông nhiễm HIV có con được không?” là có. Nam giới có thể sinh con an toàn nếu tinh trùng được lọc rửa, sau đó mang đi thụ tinh trong ống nghiệm thành phôi rồi cấy vào cơ thể người vợ.

Nam giới nhiễm HIV vẫn có thể sinh con với các biện pháp phòng tránh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bố mẹ cần lưu ý gì trước khi thụ thai?

Bệnh nhân nhiễm HIV vẫn có thể quan hệ tình dục và sinh con như bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần lưu ý một số vấn đề trước khi mang thai:

  • Đến cơ sở y tế có chuyên môn để được tư vấn

  • Cần được đánh giá tình trạng HIV hiện tại, thời gian dùng thuốc ART, khả năng đáp ứng thuốc, tải lượng vi rút, số lượng tế bào CD4. 

  • Nếu người nhiễm HIV có tải lượng vi rút thấp, nguy cơ lây truyền sang đối phương cũng ít hơn.

  • Đối phương cũng có thể dùng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm tùy theo đánh giá tình trạng của người bệnh.

 Bố mẹ cần lưu ý gì trước khi thụ thai? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Nam giới cắt ống dẫn tinh có con được không? 5 điều bạn cần biết

Làm thế nào để mẹ nhiễm HIV sinh con ra khỏe mạnh?

Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con khi chưa tiến hành can thiệp dự phòng là khá cao, chiếm từ 35 đến 40%. Nếu được can thiệp dự phòng thì con số này sẽ giảm xuống còn khoảng 2%, thậm chí là thấp hơn. 

Do đó, để sinh ra em bé khỏe mạnh, bệnh nhân nhiễm HIV cần thực hiện tốt các bước sau.

Trước khi mang thai

Phụ nữ chưa bị nhiễm HIV cần chủ động đến cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được tư vấn và xét nghiệm HIV. Đồng thời, bạn cũng nên được bác sĩ chuyên khoa tư vấn trước khi có ý định mang thai.

Nữ giới đã nhiễm HIV cần được điều trị ARV sớm và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị để đạt được tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1ml máu. Mẹ cũng cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn về thời điểm mang thai.

 Trước khi mang thai, nữ giới nên đến cơ sở y tế để được tư vấn. (Ảnh: TTXVN)

Trong khi mang thai

Phụ nữ bị HIV có mang thai được không còn phụ thuộc vào cách mẹ chăm sóc thai kỳ như thế nào. Thai phụ cần đến khám thai định kỳ tại cơ sở y tế chuyên khoa sản để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn quá trình chăm sóc thai sản và chọn nơi sinh phù hợp. 

Mẹ bầu đang nhiễm HIV cần tuân thủ quy trình điều trị để tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1ml. Điều này giúp làm giảm thiểu tối đa khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con. 

 Mẹ sẽ được điều trị bệnh trong quá trình mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong quá trình sinh

Khi sinh, virus HIV từ dịch tử cung, dịch âm đạo, nước ối của mẹ có nguy cơ xâm nhập vào trẻ qua đường niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc vùng da bị xây xát. 

Virus cũng có thể xâm nhập vào cơ thể của trẻ sơ sinh lúc cắt tầng sinh môn phơi nhiễm với máu của người mẹ. Do đó, mẹ nhiễm HIV thường được tư vấn sinh mổ nhằm hạn chế xây xát da em bé, giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV. 

Mẹ nhiễm HIV sẽ được tư vấn sinh mổ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau khi sinh

Mẹ sau sinh cần đến cơ sở điều trị HIV/AIDS để được tiếp tục theo dõi sức khỏe và điều trị ARV.

Trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ cần được cho uống thuốc ARV theo chỉ dẫn của bác sĩ để dự phòng bị lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Virus HIV có thể lây sang bé do có trong sữa mẹ hoặc máu, dịch tiết từ vết nứt ở núm vú người mẹ. 

Vì thế, mẹ tốt nhất không nên cho con bú mà nên cho bé uống sữa ngoài, tắm bé bình thường. Trong quá trình chăm sóc, mẹ không được để vết xước ở chân tay để không làm bé bị nhiễm bệnh.

Nếu chọn nuôi con bằng sữa thay thế thì mẹ cần đáp ứng cung cấp đủ sữa cho trẻ trong vòng 6 tháng đầu, cho bé dùng sữa an toàn, hợp vệ sinh, đúng lượng phù hợp với độ tuổi.

Trường hợp gia đình không có điều kiện và bắt buộc phải nuôi con bằng sữa mẹ thì người mẹ phải được điều trị ARV và tuân thủ tốt để duy trì tải lượng vi rút dưới 200 bản sao/1ml máu. Bên cạnh đó, mẹ cần cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không nên kết hợp vừa bú mẹ vừa dùng sữa công thức.

Lưu ý quan trọng sau khi sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được lời giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc “Bệnh nhân bị HIV có sinh con được không?”. Để tránh hậu quả không mong muốn, mẹ bầu cần thăm khám thường xuyên để đảm bảo có một sức khỏe tốt, dự phòng lây truyền bệnh từ mẹ sang con.

Can two HIV-positive parents have an HIV-negative child? - Truy cập ngày 27/04/2022

https://www.hiv.va.gov/patient/faqs/HIV-positive-parents-having-HIV-negative-child.asp

Pregnancy and HIV - Truy cập ngày 27/04/2022

https://www.womenshealth.gov/hiv-and-aids/living-hiv/pregnancy-and-hiv

HIV and Pregnancy - Truy cập ngày 27/04/2022

https://www.acog.org/womens-health/faqs/hiv-and-pregnancy

Can HIV be passed to an unborn baby in pregnancy or through breastfeeding? - Truy cập ngày 27/04/2022

https://www.nhs.uk/common-health-questions/pregnancy/can-hiv-be-passed-to-an-unborn-baby-in-pregnancy-or-through-breastfeeding/

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey