zalo
Đang cho con bú có thai được không? - 8 dấu hiệu mẹ cần biết
Chuẩn bị mang thai

Đang cho con bú có thai được không? - 8 dấu hiệu mẹ cần biết

Thúy Anh
Thúy Anh

29/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Nhiều người cho rằng nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp kiểm soát sinh đẻ tạm thời. Vậy mẹ đang cho con bú có thai được không?

Mẹ đang cho con bú có mang thai được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Dù việc một người mẹ cho con bú hoàn toàn và liên tục sẽ bảo vệ cơ thể ít có khả năng rụng trứng nhưng điều này không có nghĩa là mẹ sẽ không rụng trứng hay thụ thai trong suốt quá trình này. 

Tác dụng bảo vệ của việc cho con bú ngày càng kém hiệu quả kể từ lúc mẹ sinh con. Sự rụng trứng luôn đến trước chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. 

Do đó, dù chưa có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh em bé nhưng không đồng nghĩa với việc chưa có rụng trứng trước đó. Nói cách khác, nếu mẹ đợi đến khi có kinh mới áp dụng biện pháp ngừa thai thì đã quá muộn để tránh thai.

Mẹ đang cho con bú có mang thai được không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

8 dấu hiệu có thai khi đang cho con bú

Đáp án của thắc mắc “Mẹ đang cho con bú có mang thai được không?” là có. Khả năng tránh thai của chị em trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ đạt khoảng 99%, nghĩa là vẫn có khả năng mang thai. 

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy mẹ đã có em bé:

  • Bé đột nhiên mất hứng thú với sữa mẹ: Mùi vị và chất lượng sữa sẽ không giống như trước do nội tiết tố đột ngột thay đổi. Bé sẽ ít bú, bỏ bú hoặc vẫn bú nhưng bị tiêu chảy thường xuyên.

  • Lượng sữa giảm đột ngột: Đa phần các trường hợp sữa mẹ sẽ giảm rõ rệt sau 2 tháng đầu mang thai.

  • Thường xuyên cảm thấy khát do thai nhi cần lượng nước lớn để phát triển. Việc cơ thể có nhu cầu cần nước tương đối lớn để cung cấp sữa sẽ khác với nhu cầu nước để nuôi thai nên mẹ sẽ dễ dàng phát hiện ra.

  • Cảm thấy ngực đau hoặc mẫn cảm: Núm vú của mẹ sẽ tăng dần độ mẫn cảm, thậm chí toàn bộ bầu ngực bị nhức và rất đau, cảm giác khó chịu càng tăng lên khi cho bé bú.

  • Mệt mỏi, kiệt sức vào khoảng tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3 trong tam cá nguyệt thứ nhất. Nguyên nhân là cơ thể mẹ sẽ phải thực hiện cùng một lúc 3 việc là phục hồi sức khỏe sau khi sinh, chuyển hóa dinh dưỡng để tạo sữa nuôi con, chia sẻ dưỡng chất để nuôi thai nhi trong bụng.

  • Dấu hiệu ốm nghén bao gồm choáng váng, buồn nôn, xây xẩm mặt mày, đau đầu. Nguyên nhân là cơ thể bạn đang có sự thay đổi lớn về nội tiết tố, sức khỏe chưa hồi phục sau sinh hoàn toàn, dưỡng chất phải cung cấp cho sữa nên triệu chứng ốm nghén sẽ biểu hiện rõ ràng, gây khó chịu cho mẹ.

  • Chuột rút có thể lặp lài mỗi tuần vài lần khiến mẹ khó chịu, làm gián đoạn các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

  • Tăng cảm giác đói dù mới vừa ăn no. Cảm giác này sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc, rõ rệt hơn hẳn. 

Một số dấu hiệu có thai khi đang cho con bú. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi nhận thấy cơ thể mình khác lạ, mẹ hãy đối chiếu các dấu hiệu kể trên để kiểm tra xem mình có mang thai hay không.

Xem thêm: Phụ nữ còn sản dịch có thai được không? Cần chú ý điều gì?

Những điều mẹ cần biết về phương pháp tránh thai khi đang cho con bú

Người đang nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có thể mang thai. Do đó, mẹ hãy áp dụng các biện pháp tránh thai trong giai đoạn này.

Cho con bú sữa mẹ là biện pháp tránh thai?

Nếu theo đúng phương pháp ngừa thai vô kinh cho con bú (LAM) thì có thể tránh thai. LAM là phương pháp cho bé bú hoàn toàn, bao gồm cho bú ít nhất 4h một lần vào ban ngày, ít nhất 6h một lần vào ban đêm, xuyên suốt 6 tháng đầu sau sinh và trước khi có kinh nguyệt trở lại. 

Đây được coi là hình thức kiểm soát sinh sản hiệu quả nếu mẹ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí.

Phương pháp LAM là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, nếu mẹ không thỏa mãn đủ những tiêu chí trên, nhất là nếu mẹ bổ sung sữa công thức, thức ăn dặm cho bé, không cho bé bú trực tiếp thì việc cho con bú không còn tác dụng tránh thai kể cả khi kinh nguyệt vẫn chưa trở lại.

Chính vì thế, nếu mẹ không muốn mang thai lần nữa thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc thực hiện một biện pháp tránh thai khác ngay sau khi sinh. 

Mẹ cũng có thể hoàn toàn yên tâm rằng một số hình thức tránh thai sẽ không làm ảnh hưởng đến việc cho bé bú, bao gồm vòng tránh thai và thuốc tránh thai chỉ chứa progestin.

Một số phương pháp tránh thai an toàn khi đang cho con bú 

Để không có thai ngoài ý muốn sau khi sinh em bé và đang trong thời gian cho con bú, mẹ hãy chủ động hỏi ý kiến của bác sĩ về việc áp dụng hình thức tránh thai phù hợp. Một số biện pháp tránh thai an toàn mà chị em có thể tham khảo là:

  • Đặt vòng tránh thai: Đưa dụng cụ tránh thai bằng nhựa dẻo gắn một lượng nhỏ đồng vào tử cung để tạo sự thay đổi hóa học bất lợi cho trứng và tinh trùng trước khi chúng gặp nhau.

  • Dùng bao cao su để giữ tinh dịch trong thời gian giao hợp, không cho tinh trùng tiếp xúc với trứng, ngăn ngừa quá trình thụ thai.

  • Uống thuốc tránh thai: Mẹ chỉ được sử dụng loại thuốc tránh thai một phần là progestin để sữa và bé không bị ảnh hưởng.

  • Dùng màng chắn âm đạo với thiết kế có hình vòm, nông, vành dẻo làm bằng chất liệu latex. Nó được đặt vào âm đạo, bao lấy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.

  • Cấy que tránh thai sau sinh: Bác sĩ sẽ tiến hành cấy một hay nhiều que nhỏ chứa hormone progesterone cấy vào dưới da tay, ngăn cản quá trình thụ thai.

Sử dụng bao cao su là một trong những biện pháp tránh thai an toàn - hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về thắc mắc đang cho con bú có thai được không. Nếu không muốn có em bé, mẹ hãy áp dụng phương pháp tránh thai trong giai đoạn này. Tốt nhất, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe sau sinh.

Fact or Fiction? You Can’t Get Pregnant While Breastfeeding - Truy cập ngày 29/04/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/can-you-get-pregnant-while-breastfeeding

Can you Get Pregnant While Breastfeeding? - Truy cập ngày 29/04/2022

https://www.naturalcycles.com/cyclematters/can-you-get-pregnant-while-breastfeeding

Is it possible to get pregnant while breastfeeding? - Truy cập ngày 29/04/2022

https://www.babycenter.com/getting-pregnant/ovulation/can-you-get-pregnant-while-breastfeeding_40007910

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!