Ung thư tuyến giáp có sinh con được không là điều mà các chị em bị bệnh khi đang ở độ tuổi sinh sản rất lo lắng và quan tâm. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về mức độ nguy hiểm cũng như cách phòng tránh bệnh tái phát đến độc giả.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Bệnh ung thư tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp còn được gọi là K tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở giữa cổ, có vai trò tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Căn bệnh này xảy ra khi các tế bào bình thường ở tuyến giáp biến đổi thành tế bào bất thường và phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể.
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh được xếp hàng thứ 6 trong danh sách các loại bệnh ung thư xuất hiện ở phụ nữ. Đối tượng mắc bệnh này tập trung vào phụ nữ ở độ tuổi từ 20-50. Do đây là độ tuổi sinh sản nên hầu hết các chị em phụ nữ đều lo bị ung thư tuyến giáp có con được không? Các bác sĩ cho biết, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu thì vẫn có khả năng chữa khỏi.
Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư tuyến giáp là do sự phát triển bất thường của tế bào trong quá trình phân chia. Từ đó, các tế bào dị tật được hình thành, lâu dần sinh ra khối u. Ung thư tuyến giáp được chia thành 4 loại chính:
-
Ung thư tuyến giáp thể nhú: Đây là loại thường gặp nhất của căn bệnh K tuyến giáp, chiếm khoảng 80 – 85% tỷ lệ mắc bệnh, tập trung ở phụ nữ dưới 40 tuổi.
-
Ung thư tuyến giáp thể nang: chiếm khoảng 10% tỷ lệ mắc bệnh và thường gặp ở người cao tuổi.
-
Ung thư tuyến giáp thể tủy: Chiếm khoảng 5% tỷ lệ mắc bệnh, nguyên nhân chủ yếu do di truyền.
-
Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa: Tỷ lệ mắc bệnh cực ít, chỉ chiếm 1/100 nhưng lại là loại ung thư tuyến giáp ác tính nhất. Bệnh thường ảnh hưởng đến những người có độ tuổi từ 60 – 80 tuổi.
Ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?
Trong các loại ung thư thì ung thư tuyến giáp được xếp vào loại bệnh có mức độ nguy hiểm thấp. Tỷ lệ người bệnh được chữa khỏi và kéo dài thời gian sống trên 5 năm tới 97%. Tuy nhiên, nếu để bệnh chuyển sang di căn có thể đe dọa đến tính mạng nhanh chóng.
Ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến giáp thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, sang giai đoạn nặng hơn, nhiều cơ quan sẽ bị ảnh hưởng và rối loạn. Khi kích thước của khối u ngày càng lớn, khí quản, thực quản và thanh quản bị chèn ép dẫn tới khàn giọng, nuốt vướng và khó thở.
Nếu người bệnh không điều trị, kích thước khối u to nhanh, đồng thời di căn gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như: tim, gan, phổi, mạch máu, xương,...rất nguy hiểm. Không chỉ lo ngại đến sức khỏe mà ung thư tuyến giáp có thể sinh con không cũng là vấn đề mà người bệnh cần lo lắng.
Mặc dù hầu hết ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật, iod phóng xạ, và liệu pháp hormone, nhưng vẫn có nguy cơ tái phát. Tỷ lệ này thường dao động ở mức 5 – 20%. Tỷ lệ bệnh di căn khoảng 10 – 15% nếu người bệnh không tiếp nhận phương pháp điều trị kịp thời. Vì thế, người bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm mới có thể hạn chế mức độ nguy hiểm của bệnh.
Bị ung thư tuyến giáp có mang thai được không?
Có tới 80-85% tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp nằm trong độ tuổi sinh sản. Trong khi đó, tuyến giáp lại là nơi tiết ra hormone ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt và quan hệ tình dục. Chính vì thế, “ung thư tuyến giáp có nên sinh con” hay “ung thư tuyến giáp có con được không” luôn là những câu hỏi được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm.
Các chuyên gia y tế cho biết, phụ nữ bị bệnh ung thư tuyến giáp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nếu bệnh được chữa khỏi hoàn toàn thì vẫn có thể sinh con bình thường. Vì thế, chỉ cần bệnh được phát hiện sớm và bệnh nhân điều trị tích cực thì vẫn có cơ hội được làm mẹ.
K tuyến giáp thường không thể điều trị bằng một phương pháp mà cần có sự kết hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u và một phần của tuyến giáp hay toàn bộ tuyến giáp là phương pháp điều trị chính.
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn được điều trị bằng phương pháp xạ trị, hoặc hóa trị, liệu pháp hormone thay thế. Tuy nhiên, một điều cũng đáng lo ngại rằng: bệnh nhân đang điều trị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?
Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân đang dùng iod phóng xạ không nên có thai mà cần phải chờ ít nhất 6 tháng sau khi hoàn thành liệu pháp này. Việc uống hormone tuyến giáp thay thế mỗi ngày sau khi mổ tuyến giáp sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý tái khám định kỳ để điều chỉnh thuốc uống cho đúng và hiệu quả hơn bởi nhu cầu hormone tuyến giáp sẽ tăng lên trong quá trình mang thai. Bổ sung hormone là việc rất cần thiết vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu.
Xem thêm: Các dị tật thai nhi thường gặp và 3 “mốc” siêu âm mẹ bầu cần lưu ý
Cách phòng tránh ung thư tuyến giáp không tái phát
Theo tư vấn của các bác sĩ, ung thư tuyến giáp có khả năng chữa khỏi hoàn toàn cao nhưng vẫn có nguy cơ bị tái lại nếu người bệnh không có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Vì thế, để phòng bệnh ung thư tuyến giáp tái phát lại sau khi điều trị khỏi cần lưu ý:
-
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn các thực phẩm giàu goitrogenic, vitamin A, C, E cùng các chất khoáng như canxi, kẽm, i ốt, selen.
-
Tránh ăn các thực phẩm có chứa cyanates như su hào, củ cải, bắp cải và chất béo.
-
Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường tập thể dục vận động để cơ thể chuyển hóa tốt.
-
Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...
Như vậy, qua những chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp các chị em giảm bớt nỗi lo về căn bệnh ung thư tuyến giáp có sinh con được không. Tuy nhiên, khám định kỳ để phát hiện ra bệnh để điều trị kịp thời, đúng cách là điều rất quan trọng các chị em cần phải nhớ để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.