“Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cũng có khá nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này. Hãy cùng Monkey tìm ra câu trả lời chính xác nhất trong bài viết dưới đây nhé!
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Bị thoát vị đĩa đệm có thể mang thai được không?
Trước tiên, chúng ta cần hiểu thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Đây là bệnh lý liên quan đến xương khớp mà rất nhiều người mắc phải. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:
-
Người làm việc văn phòng: do thường xuyên phải ngồi một chỗ trong thời gian dài dẫn đến cột sống lưng chịu áp lực và dễ dẫn đến tình trạng chấn thương.
-
Người làm công việc nặng: do tính chất công việc nên cột sống bị ảnh hưởng nhiều từ tác động bên ngoài.
-
Người có tiền sử mắc bệnh thoát vị đĩa đệm: trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc phải bệnh này thì nguy cơ di truyền sang con rất cao.
-
Người thừa cân, béo phì: cơ thể nặng nề khiến cho cột sống phải chịu một trọng lượng lớn và dễ bị chấn thương.
-
Phụ nữ trong thời gian mang thai: do cơ thể tăng cân nhanh chóng khiến việc đi lại khó khăn và kéo theo tổn thương xương khớp.
Phụ nữ bị bệnh thoát vị đĩa đệm vẫn có khả năng mang thai và sinh con bình thường vì tổn thương cột sống không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên bệnh này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và tinh thần của thai phụ.
Người mẹ thường xuyên đi lại khó khăn hoặc không ngủ được vì những cơn đau nhức, dẫn đến tinh thần sa sút, suy nhược cơ thể. Một điều quan trọng là khi mang thai người mẹ không được sử dụng thuốc giảm đau nên phải tự mình chịu đựng. Mức độ đau sẽ tăng dần, đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ khiến nhiều người không thể vượt qua.
Đồng thời, bệnh lý này cũng ảnh hưởng đến quá trình phải triển của thai nhi. Điều này làm cho con sinh ra có sức khoẻ yếu hoặc bị dị tật bẩm sinh. Chính vì vậy, theo lời khuyên của bác sĩ là không nên mang thai trong khi đang điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm để tránh hậu quả xấu xảy ra.
Ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm đến thai kỳ
Theo thống kê, có đến 90% thai phụ phải chịu những cơn đau thắt dữ dội ở vùng lưng và vùng xương chậu. Tuy nhiên, nhiều người lại chủ quan và coi đó là ảnh hưởng của việc mang thai nên không đi thăm khám bác sĩ. Việc này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Những nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm trong thai kỳ
Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến thai phụ dễ mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm. Cụ thể:
-
Cân nặng tăng nhanh khiến cơ thể thể phát tướng và gây áp lực lên vùng cột sống lưng và xương chậu.
-
Do đi lại hoặc ngồi sai tư thế gây lệch cấu trúc cột sống.
-
Do mang thai nên một số hormone, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi và làm suy giảm chức năng cột sống.
-
Tuổi của thai phụ quá lớn dẫn đến đĩa đệm cột sống kém linh hoạt do mất đi lượng dịch cần thiết.
-
Thai nhi thường xuyên đạp cũng là nguyên nhân tác động đến cột sống khiến mẹ tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.
Ảnh hưởng của bệnh thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng của bệnh lý này thường rất giống những cơn đau bình thường trong thời gian thai kỳ nên người bệnh thường xuyên lơ là. Nếu phát hiện bệnh quá muộn thì quá trình điều trị khá phức tạp và người mẹ phải trải qua đau đớn. Cụ thể:
-
Thường xuyên đau, tê ở phần lưng dưới hoặc ở các bộ phận trên cơ thể như: cổ, vai, ngực, cánh tay,...
-
Đau dây thần kinh tọa, nhiều khi cơn đau kéo xuống phần mông hoặc bên chân.
-
Đau lưng, đi lại khó khăn, khó ngủ.
Tóm lại, thai phụ bị thoát bị đĩa đệm trong khi mang thai sẽ phải chịu áp lực gấp đôi người bình thường. Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ nếu cơ thể có biểu hiện khác thường để có lời khuyên đúng đắn và giải pháp kịp thời nhằm bảo đảm sức khỏe mẹ và bé.
Xem thêm:
Phụ nữ mang thai bị thoát vị đĩa đệm nên sinh thường hay sinh mổ
Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều chị em phụ nữ trong giai đoạn cuối thai kỳ quan tâm. Việc sinh thường hay sinh mổ phụ thuộc và mức độ bệnh của người mẹ.
Nếu bệnh thoát vị đĩa đệm nhẹ và tình trạng cơ thể mẹ ổn định thì hoàn toàn có thể sinh thường. Để có thể thực hiện theo cách này, thai phụ phải có sức khỏe thật tốt vì khi sinh sẽ cần rất nhiều lực từ các cơ và lưng để đẩy con ra ngoài. Phụ nữ sinh con lần 2 sẽ dễ dàng chuyển dạ nhanh hơn.
Trường hợp bệnh lý này trở nặng và gây tình trạng thoái hoá các đốt sống thì người mẹ được chỉ định đẻ mổ. Đây là cách tốt nhất để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé trong giây phút quan trọng.
Những điều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần lưu ý khi mang thai
Lưu ý trước khi mang thai
Sức khỏe mẹ bầu là điều vô cùng quan trọng, vì vậy nếu gia đình nào có dự định mang thai thì cần duy trì và giữ sức khỏe ở trọng thái tốt nhất. Cụ thể:
Tập thể dục thể thao
Phụ nữ nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để làm cho sức khoẻ dẻo dai. Tuy nhiên, chị em nên lựa chọn những bài tập vừa với sức của bản thân và tránh những tư thế gây áp lực lên cột sống. Cần hạn chế việc ngồi một chỗ cả ngày dài để hạn chế quá trình xơ cứng xương khớp.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nên ăn đủ 5 nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, magie để giúp xương chắc khỏe. Chị em cũng có thể bổ sung thêm sữa chứa nhiều canxi để bệnh nhanh khỏi hơn.
Bên cạnh nhóm thực phẩm tốt, chị em cần tránh những đồ ăn có nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật, đồ ăn đóng hộp, không rõ nguồn gốc. Vì nhóm đồ ăn này sẽ làm cho cơ thể mất kiểm soát và đĩa đệm lệch khỏi cột sống nhiều hơn.
Đặc biệt, người bệnh nên tránh xa các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá vì chúng có chứa chất gây cản trở quá trình nuôi dưỡng xương khớp và làm cho bệnh trở nặng hơn.
Lưu ý trong thai kỳ
Để hạn chế những cơn đau trong thời gian mang thai, thai phụ có thể thực hiện các phương pháp sau:
-
Massage: Đây là cách tốt nhất giúp ức chế cơn đau tức thì, tuy nhiên chị em cần massage đúng cách để không làm tổn thương cột sống, khiến cho bệnh trở nặng.
-
Duy trì tư thế đứng thẳng: Điều này hạn chế sự tác động lên cột sống và hạn chế những cơn đau cho mẹ bầu.
-
Giữ mức cân nặng vừa đủ: Mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng với mức tăng từ 9-12kg để cơ thể có thể kiểm soát, không gây áp lực lên cột sống.
-
Khám thai theo định kỳ: Chị em cần kiểm tra theo chỉ dẫn của bác sĩ để có phương pháp điều trị đúng nếu bệnh trở nặng hơn.
-
Tắm nước ấm: Việc này làm cho mẹ bầu thấy thư giãn, xua tan đi những đau đớn do căn bệnh này mang lại.
Bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin cho câu hỏi “Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?”. Mong rằng, những kiến thức Monkey vừa chia sẻ có ích cho mẹ bầu trong quá trình mang thai. Chúc chị em thành công!
Herniated Disc While Pregnant - Ngày truy cập: 10/05/2022
https://www.neuromicrospine.com/news/herniated-disc-while-pregnant