zalo
Bị viêm đường tiết niệu có mang thai được không? Những điều cần lưu ý
Chuẩn bị mang thai

Bị viêm đường tiết niệu có mang thai được không? Những điều cần lưu ý

Đào Nhàn
Đào Nhàn

20/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Theo số liệu thống kê của trung tâm y tế Wexner thuộc đại học bang Ohio, có đến 50% phụ nữ mắc bệnh viêm đường tiết niệu ít nhất 1 lần trong đời. Điều này khiến các chị em lo lắng, liệu bị viêm đường tiết niệu có mang thai được không? Bài viết này sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc đó.

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Hệ tiết niệu gồm: 2 quả thận, 2 niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Vai trò của đường tiết niệu là đào thải nước tiểu và các chất thải khác ra ngoài cơ thể. Hai niệu đạo sẽ dẫn nước tiểu đến bàng quang, lưu trữ nước tiểu và đưa ra ngoài cơ thể.

Viêm đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong điều kiện bình thường, nước tiểu vô trùng hoàn toàn. Tuy nhiên, khi vi khuẩn xâm nhập vào một số cơ quan trong hệ tiết niệu sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu. Mầm bệnh sẽ lây từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài, gây ra các phản ứng viêm. Sau đó bệnh sẽ ảnh hưởng sang các bộ phận khác như: thận, niệu quản, bàng quang và làm suy giảm chức năng sinh sản của người bệnh.

Tình trạng viêm đường tiết niệu xuất hiện ở cả nam và nữ nhưng tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Người mắc căn bệnh này sẽ có những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Người bệnh luôn có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Cảm giác đau rát, buốt nhói khi đi tiểu, lượng nước tiểu ít.
  • Nước tiểu có mùi khai nồng, màu đục, có thể có máu ra cùng nước tiểu. 
  • Đau lưng, đau bụng dưới mỗi khi quan hệ tình dục, dẫn đến suy giảm ham muốn, suy giảm khả năng thụ thai của người bệnh.
  • Bệnh nhân nặng còn bị sốt rét từng cơn, môi khô, mặt hốc hác,...

Viêm đường tiết niệu gây nhiều triệu chứng ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia y tế cho biết, viêm đường tiết niệu không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng bệnh kéo dài không được điều trị dứt điểm có thể gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe, nhất là chức năng sinh sản bệnh nhân.

Vì vậy, ngay khi thấy có những triệu chứng bất thường liên quan đến vùng niệu đạo, chúng ta cần đến bệnh viện sớm để được khám và chẩn đoán sớm nhất. Từ đó bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp điều trị khắc phục tình trạng sớm nhất.

Xem thêm:

Phụ nữ bị viêm đường tiết niệu có mang thai được không?

Theo các bác sĩ sản khoa, phụ nữ mắc bệnh viêm đường tiết niệu vẫn có khả năng mang thai bình thường. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu là bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nên khả năng thụ thai cũng bị giảm đi đáng kể.

Cụ thể, đối với nữ giới, nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời sẽ có nguy cơ bị tắc buồng trứng, gây nên tình trạng vô sinh và các bệnh viêm nhiễm khác. Khi tử cung, lộ tuyến tử cung, ống dẫn trứng và cả buồng trứng bị viêm nhiễm sẽ làm rối loạn chu kỳ rụng trứng. 

Điều này khiến các chị em rất khó để canh thời gian rụng trứng và quan hệ đúng thời điểm. Hơn nữa, trứng không khỏe sẽ khiến quá trình làm tổ ở tử cung gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnh khiến phụ nữ gặp khó khăn khi quan hệ, lâu dần dẫn tới không còn cảm giác thèm muốn chuyện chăn gối, cản trở khả năng thụ thai sớm.

Phụ nữ bị viêm đường tiết niệu khó thụ thai hơn bình thường. Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngay cả với những trường hợp có thể mang thai tự nhiên, những triệu chứng của bệnh cũng khiến mẹ bầu mệt mỏi, stress,... Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi về cả thể chất và trí tuệ.

Ngoài ra, mẹ bầu còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: sảy thai, sinh non, động thai, và  mắc các bệnh viêm thận, bể thận cấp tính hoặc mãn tính, nhiễm trùng thận,... Nếu thận bị nhiễm trùng, việc điều trị không được thực hiện sớm và đúng cách có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

Chính vì vậy, các chuyên gia đầu ngành thường khuyến cáo người bị viêm đường tiết niệu không nên mang thai khi chưa điều trị dứt điểm. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ, tốt nhất các chị em nên khám và tầm soát bệnh sớm trước khi chuẩn bị mang thai.

Bệnh nhân viêm đường tiết niệu cần lưu ý những gì để không bị vô sinh?

Bên cạnh thắc mắc bị viêm đường tiết niệu có mang thai được không thì phụ nữ cũng cần chú trọng điều trị bệnh dứt điểm nếu có ý định sinh em bé. Để giúp tình trạng bệnh mau chóng được cải thiện, người bệnh cần thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giúp cơ thể có sức khỏe tốt hơn chống lại bệnh tật.

Thực phẩm bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu nên ăn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dưới đây là một số điều mà bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu cần lưu ý để giúp tình trạng mau chóng được cải thiện, ngăn ngừa nguy cơ bị vô sinh như:

  • Uống tối thiểu 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày để tăng tần suất và nước lượng tiểu nhằm đẩy vi khuẩn gây bệnh ra ngoài cơ thể. Có thể kết hợp uống nước lọc với các loại nước tốt tốt cho sức khỏe khác như nước canh, nước ép trái cây,... Các loại nước này chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể, đẩy lùi bệnh tật.
  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ và vitamin bằng cách ăn nhiều rau củ quả xanh, trái cây tươi, đặc biệt là các loại quả nhiều vitamin C để giảm bớt các triệu chứng viêm.
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày nhằm kích thích máu lưu thông tốt, đẩy lùi các nguyên nhân gây bệnh.
  • Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh để tránh đẩy vi khuẩn vào sâu bên trong, khiến tình trạng bệnh ngày càng nguy hiểm hơn. Chúng ta chỉ nên quan hệ tình dục khi tình trạng bệnh đã khỏi hoàn toàn, kiểm tra sức khỏe không còn phát hiện cầu khuẩn.
  • Không nhịn tiểu, nếu nhịn tiểu sẽ ảnh hưởng đến bàng quang, khiến tình trạng bệnh nặng hơn và còn làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
  • Sau khi đi vệ sinh, cần lau sạch bộ phận sinh dục từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào niệu đạo.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước hoặc dung dịch chuyên dụng, có độ pH phù hợp với môi trường âm đạo đặc biệt là khi đi tiểu, trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Hạn chế dùng xà phòng, thuốc bột có tính tẩy rửa mạnh để tránh kích thích niệu đạo và bộ phận sinh dục.
  • Tuyệt đối không được thụt rửa mạnh bộ phận sinh dục để tránh viêm nhiễm.
  • Lựa chọn tư thế quan hệ tình dục phù hợp, giảm bớt cọ xát và tác động đến niệu đạo, gây tổn thương thêm cho bộ phận này.
  • Tránh mặc các loại quần áo, đồ lót quá chật, chất liệu bí bách không thấm hút.
  • Tránh tắm bồn, nên tắm bằng vòi hoa sen để vi khuẩn không có cơ hội tích tụ.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ, đúng thời gian và liều lượng.
  • Tránh thụ thai ngay sau khi vừa khỏi bệnh. Thời gian lý tưởng để mang thai sau khi điều trị khỏi viêm đường tiết niệu hoàn toàn là 1 tháng. Đồng thời, phụ nữ cũng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Như vậy, bài viết này đã giải đáp được thắc mắc bị viêm đường tiết niệu có mang thai được không? cho các chị em. Để đảm bảo sức khỏe, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường trên cơ thể nhé!

UTI (Urinary Tract Infection) While Trying to Get Pregnant - Ngày truy cập: 19/05/2022

https://parenting.firstcry.com/articles/utiurinary-tract-infection-when-trying-to-get-pregnant/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!