zalo
Bị sỏi túi mật có mang thai được không? Cảnh báo dấu hiệu bệnh nhân cần “cấp cứu”
Chuẩn bị mang thai

Bị sỏi túi mật có mang thai được không? Cảnh báo dấu hiệu bệnh nhân cần “cấp cứu”

Đào Nhàn
Đào Nhàn

06/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Sỏi túi mật có thể khiến người bệnh bị đau quằn quại, viêm túi mật, viêm tụy cấp,...suy giảm sức khỏe. Vậy khi bị sỏi túi mật có mang thai được không? Bệnh có bị ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bệnh sỏi túi mật là gì?

Đặc điểm nhận dạng của túi mật là bộ phận rất nhỏ trong cơ thể con người, nó có hình dáng rất giống quả lê và có màu xanh, nằm ngay phía dưới của gan. Vai trò của túi mật là dự trữ dịch thừa do gan bài tiết ra, sau đó đưa xuống ruột để tiêu hóa hết chất béo.

Túi mật bên dưới gan. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, quá trình lưu trữ và giải phóng chất béo dư thừa diễn ra không được thuận lợi. Bên cạnh đó, tình trạng cơ thể tiết ra quá nhiều cholesterol hay không đủ muối mật sẽ tạo cơ hội cho sỏi túi mật hình thành.

Khi túi mật xuất hiện sỏi sẽ khiến dịch mật không thể thoát ra ngoài. Từ đó gây nên tình trạng viêm túi mật. Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần được phẫu thuật để loại bỏ sỏi túi mật, thậm chí phải cắt bỏ hoàn toàn túi mật, khiến hệ tiêu hóa phải chịu thêm nhiều áp lực khi không có sự hỗ trợ của bộ phận nhỏ bé này.

Bị sỏi túi mật có mang thai được không?

“Bị sỏi túi mật có mang thai được không?” là điều mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, sỏi túi mật chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người bệnh. Vì vậy, khi bị sỏi túi mật, người bệnh vẫn có thể mang thai bình thường.

Hình ảnh sỏi túi mật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia cũng cho biết thêm, tỷ lệ nam giới bị sỏi túi mật nhiều hơn nữ giới. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai lại có tỉ lệ cao mắc căn bệnh này. Bởi trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ sản xuất estrogen nhiều hơn so với bình thường, làm tăng cholesterol. Đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên sỏi túi mật.

Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị sỏi túi mật thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng gây khó chịu như:

  • Cơ thể mẹ mẩn nốt, ngứa ngáy, da sưng phù, vàng da

  • Mẹ bị ứ đọng dịch mật trong thai kỳ

  • Nước tiểu sẫm màu

  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu ớt, hay buồn nôn sau ăn

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng bụng trên và giữa bụng, xung quanh vị trí của túi mật.

Những biểu hiện này đều có tác động tiêu cực đến tâm lý của người mẹ và sức khỏe thai kỳ.  Điều đáng chú ý là bệnh sỏi túi mật còn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khi mang thai như: Thai chết lưu, sinh non, thai nhi ra phân su từ khi chưa chào đời, làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé,...

Bệnh sỏi túi mật vẫn có thể mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, bệnh sỏi túi mật tuy không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai của người bệnh nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai khi chưa tầm soát được bệnh tật. Khi mang thai đi kèm yếu tố bệnh lý, không ít trường hợp đã phải tiến hành phẫu thuật gấp để cứu mẹ hoặc cứu con. Đây là điều mất mát vô cùng lớn đối với gia đình thai phụ nói riêng và của ngành y học nói chung.

Với những phụ nữ bị sỏi túi mật đang có nguyện vọng mang thai thì tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa gan mật. Sau khi kiểm tra tổng quát tình hình sức khỏe, đặc biệt là tình trạng sỏi túi mật, bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân có nên mang thai hay không. Nếu mang thai thì cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Khi nào phụ nữ mang thai bị sỏi túi mật cần đến bệnh viện?

Có thể thấy, sỏi túi mật gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân đang mang thai. Vì vậy, những trường hợp này cần hết sức lưu ý đến sức khỏe, khi thấy có biểu hiện bất thường hoặc các triệu chứng bệnh kéo dài liên tiếp không thuyên giảm cần đến bệnh viện sớm để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.

Các triệu chứng của bệnh kéo dài cần đi viện kiểm tra. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số triệu chứng kéo dài hơn 1-2 tiếng được bác sĩ cảnh báo thai phụ cần đi viện gấp như:

  • Sốt nhẹ, người ớn lạnh

  • Buồn nôn, nôn mửa

  • Đi tiểu có màu sẫm, phân sáng màu

  • Vàng da

  • Đau bụng lâu từ 5 tiếng trở lên

  • Hít thở sâu bị đau

Những dấu hiệu này được đánh giá có nguy cơ cao bệnh sỏi túi mật đã chuyển sang giai đoạn viêm và nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ bị cắt bỏ túi mật rất cao. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan khi thấy những dấu hiệu cảnh báo trên.

Xem thêm:

Phương pháp điều trị bệnh sỏi túi mật hiệu quả

Để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với cả mẹ và thai nhi, vấn đề về sỏi túi mật cần sớm được giải quyết dứt điểm, tốt nhất là trước giai đoạn mang thai. Bởi khi mang thai, sự tác động của các loại thuốc hoặc các phương pháp kỹ thuật y tế có thể gây hại đến thai nhi như dị tật bẩm sinh,...

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về phác đồ điều trị bệnh sỏi túi mật để có quyết định đúng đắn hơn. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bệnh nhân để đánh giá và cân nhắc giữa phương pháp điều trị nội khoa hay điều trị ngoại khoa.

Điều trị sỏi túi mật trước khi mang thai để tốt cho thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị nội khoa

Điều trị bệnh sỏi túi mật bằng phương pháp nội khoa chủ yếu là sử dụng thuốc. Đây là cách an toàn giúp bệnh không tiến triển nặng cho đến khi em bé được chào đời an toàn. Những thai phụ bị sỏi túi mật ở mức độ nhẹ, chưa có những biểu hiện nghiêm trọng có thể điều trị bằng phương pháp này.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để khắc phục tình trạng nhiễm trùng túi mật với các biểu hiện sốt nhẹ, nôn ói,...Bên cạnh đó còn có thuốc giảm ngứa hoặc thuốc giảm đau và bù nước cho bệnh nhân. 

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa là áp dụng các biện pháp phẫu thuật để cắt bỏ túi mật. Phương pháp này thường chỉ áp dụng với những trường hợp bị viêm, đau ở mức nghiêm trọng. 

  • Phẫu thuật nội soi ổ bụng để cắt túi mật: Cách này không được khuyến khích dùng với bệnh nhân đang mang thai. Nhưng nếu bắt buộc phải phẫu thuật để đảm bảo an toàn tính mạng bệnh nhân, bác sĩ vẫn có biện pháp mổ cắt túi mật an toàn.

  • Phẫu thuật mở cắt túi mật: Phương pháp này thường chỉ được thực hiện ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Bệnh nhân cần mổ một đường lớn ở vùng bụng để loại bỏ túi mật bị tổn thương mà không ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Phẫu thuật nội soi: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một ống mảnh và dẻo, luồn từ miệng bệnh nhân đến ruột non, đi vào ống mật chủ để lấy sỏi mật ra. Bào thai hoàn toàn không bị ảnh hưởng khi mổ nội soi.

Cách phòng tránh bệnh sỏi túi mật và biến chứng nguy hiểm khi mang thai

Cho đến nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa chứng minh được phương pháp nào giúp phòng tránh bệnh sỏi mật hiệu quả. Tuy nhiên, đây là căn bệnh có liên quan mật thiết với hệ tiêu hóa. Vì vậy, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng khoa học là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ bị sỏi túi mật và các biến chứng của bệnh xuất hiện.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học để phòng bệnh sỏi túi mật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi chúng ta nên thực hiện chế độ ăn uống ít chất béo, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi,... để cung cấp chất xơ, vitamin cho cơ thể. Điều này giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng sẽ phòng được nhiều loại bệnh tật không chỉ riêng sỏi túi mật.

Ngoài ra, bạn cũng cần duy trì một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ tâm trạng thoải mái để tránh gây áp lực cho các cơ quan trong cơ thể. Khi phải chịu áp lực lớn, hiệu quả làm việc của các cơ quan bị giảm đi đáng kể, là tiền đề cho bệnh tật hình thành và phát triển mạnh mẽ chỉ trong thời gian ngắn.

Như vậy, Monkey đã giúp các chị em giải đáp thắc mắc bị sỏi túi mật có mang thai được không rất rõ ràng trong bài viết này. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp mọi người biết cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe bản thân hơn, tránh được biến chứng nguy hiểm do bệnh tật gây ra, đặc biệt là khi đang mang thai.

Pregnancy and Gallbladder: Is It Affected? - Ngày truy cập: 04/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/gallbladder

Can Gallstones Complicate Pregnancy?  - Ngày truy cập: 04/05/2022

https://www.drweil.com/health-wellness/body-mind-spirit/pregnancy-fertility/can-gallstones-complicate-pregnancy/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!