Bị sán chó có mang thai được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Chuẩn bị mang thai

Bị sán chó có mang thai được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

06/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi đang ý định mang thai hoặc đang có thai nhưng lại phát hiện mình bị nhiễm sán chó khiến nhiều người lo lắng. Vậy bị sán chó có mang thai được không? Có bị lây sang thai nhi không? Điều trị bệnh bằng cách nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Bệnh sán chó là gì?

Bệnh sán chó còn được gọi là giun đũa chó. Đây là căn bệnh gây ra bởi một loại ký sinh trùng Toxocara canis, chúng tồn tại trong ruột của loài chó và lây lan sang người. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1950 với ấu trùng của giun tròn ký sinh trong u hạt võng mạc.

Ấu trùng sán chó đi khắp cơ thể người qua đường máu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Loại giun sán này phát triển và đẻ trứng. Sau đó, trứng ra ngoài môi trường theo đường phân của chó, chỉ sau khoảng 1-2 tuần chúng sẽ phát triển thành phôi. Khi con người vô tình ăn phải trứng sẽ bị nhiễm bệnh sán chó. Trứng vào trong cơ thể người sẽ nở thành ấu trùng và đi khắp cơ thể theo đường máu để gây hại cho sức khỏe.

Một số lý do khiến con người dễ bị nhiễm sán chó là do:

  • Sau khi tiếp xúc gần với chó, mèo bị bệnh không rửa tay sạch sẽ.

  • Tiếp xúc với nguồn nước, đất có phân chó, bị nhiễm phôi sán chó.

  • Ăn các loại rau củ, trái cây sống, rửa không sạch vẫn còn trứng giun.

  • Ăn thịt chó bị nhiễm ấu trùng sán chó mà chưa chế biến kĩ,...

Để chẩn đoán bệnh nhân có bị sán chó hay không, các bác sĩ cần dựa vào kết quả xét nghiệm máu. Bên cạnh đó, bác sĩ còn dựa trên kết quả khám sàng lọc các triệu chứng để đánh giá tình trạng của bệnh nhân.

Sán chó làm tổ dưới da người. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bộ Y tế cho biết một số dấu hiệu giúp phát hiện bệnh sán chó ở người như:

  • Người bệnh bị sốt, nóng

  • Cơ thể nổi mề đay, ngứa ngáy ở các vùng có sán ký sinh

  • Đau ngực, ho nhiều

  • Thường xuyên bị đau bụng, khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi,...

  • Giảm cân bất thường dù vẫn đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ

  • Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân còn có thể bị viêm phổi, bạch cầu tăng, viêm màng bồ đào, rối loạn thần kinh khu trú,...

Vì vậy, ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường trên, người bệnh nên đến các trung tâm y tế sớm để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Trường hợp được xác định bị nhiễm sán chó sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt là các chị em phụ nữ đang có ý định mang thai cần điều trị sớm để tránh gây ảnh hưởng đến thai kỳ.

Người bị nhiễm sán chó có mang thai được không?

Với những người bị nhiễm giun đũa chó, đặc biệt là những ai đang trong độ tuổi sinh đẻ, có ý định mang thai chắc chắn rất quan tâm đến vấn đề “bị sán chó có mang thai được không?” Vậy câu trả lời chính xác là như thế nào?

Các chuyên gia y tế cho biết, bệnh sán chó không lây di truyền từ mẹ sang con. Hơn nữa, sán chó cũng không tác động tiêu cực đến chức năng sinh sản của người bệnh. Cho đến nay cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh sán chó có thể gây dị tật ở thai nhi. Vì thế, phụ nữ bị sán chó hoàn toàn có thể mang thai khi đang bị bệnh.

Phụ nữ bị sán chó vẫn có thể mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh vẫn sẽ tồn tại trên cơ thể người mẹ, gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý thai phụ. Điều đó cũng có tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Hơn nữa, các biểu hiện chán ăn, đầy bụng, khó tiêu khiến mẹ bầu không nạp đủ các dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát nhanh chóng sẽ khiến thai nhi bị nhẹ cân so với tuổi, sinh ra bị còi cọc, sức đề kháng kém.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo về việc mang thai khi đang bị nhiễm sán chó, mẹ bầu cũng cần lưu ý về nguy cơ sẩy thai, sinh non,...do các áp lực tâm lý, dinh dưỡng gây ra.

Vì vậy, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe thai kỳ, các chị em nên kiểm tra sức khỏe, tầm soát bệnh giun sán trước khi mang thai. Đối với những trường hợp bị sán chó khi đang mang thai cũng cần theo dõi sức khỏe thường xuyên. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh để lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm:

Điều trị bệnh sán chó bằng cách nào?

Khi bị nhiễm giun đũa chó, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc: thực hiện đúng theo chỉ định điều trị của bác sĩ và đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. 

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Khi nghi ngờ bị nhiễm sán chó, điều đầu tiên chúng ta cần làm là đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Khi chắc chắn bị nhiễm giun đũa chó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân, giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh và xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Nên điều trị bệnh sán chó trước khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê để điều trị sán chó như: Thiabendazole, Dietylcarbamazine, Albendazole, thuốc chống dị ứng hoặc một số trường hợp có thể kê thêm thuốc diệt ký sinh trùng hoặc phẫu thuật. 

Tất nhiên, để kết quả điều trị đạt hiệu quả thì sự phối hợp của bệnh nhân là hết sức cần thiết. Người bị sán chó cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc theo đơn, đúng liều lượng, đúng thời gian,...

Một lưu ý với trường hợp thai phụ bị nhiễm sán chó là không được uống thuốc điều trị vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ cũng không cần quá lo lắng, hãy giữ bình tĩnh và đi khám thai định kỳ đầy đủ để tầm soát bệnh tật tốt nhất. Ngoài ra, bác sĩ vẫn có thể kê thuốc bôi ngoài da để giảm các triệu chứng của bệnh mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý

Ngoài việc tuân thủ phương pháp điều trị bệnh sán chó của bác sĩ, người bệnh còn phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Điều này giúp mẹ bầu được cung cấp đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, đây còn được coi là “đòn bẩy”, giúp cho sức đề kháng của thai phụ ngày càng tốt hơn, chống lại sự phát triển của bệnh sán chó hiệu quả.

Cách phòng tránh bệnh sán chó

Ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn để phòng bệnh sán chó. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe của bản thân, đặc biệt là khi đang trong giai đoạn thai kỳ, chúng ta cần biết cách phòng tránh nguy cơ nhiễm sán chó. Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh giun đũa chó được các bác sĩ khuyến cáo như sau:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay, sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

  • Ăn chín, uống sôi

  • Không đi chân đất, đặc biệt ở những nơi bẩn, có chó mèo sinh sống

  • Vệ sinh nhà cửa, xung quanh nơi ở sạch sẽ

  • Nếu nhà nuôi chó cần tắm sạch và tẩy giun thường xuyên

  • Không nên tiếp xúc với chó, mèo lúc chuẩn bị mang thai và đang mang thai

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi tốt cho sức khỏe

  • Phụ nữ có ý định mang thai nên kiểm tra sức khỏe xem có bị nhiễm giun sán không, nếu có nên điều trị dứt điểm trước khi mang bầu.

Như vậy, bài viết này đã giúp chúng ta hiểu rõ bị sán chó có mang thai được không? Hy vọng mỗi người sẽ tự biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân để tránh mắc phải bệnh sán chó.

Roundworms in Dogs: Symptoms, Treatment, and Prevention - Ngày truy cập: 04/05/2022

https://www.akc.org/expert-advice/health/roundworms-in-dogs-symptoms-treatment-and-prevention/

Roundworm Infection in Dogs - Ngày truy cập: 04/05/2022

https://vcahospitals.com/know-your-pet/roundworm-infection-in-dogs#:~:text=Puppies%20can%20be%20born%20with,affected%20by%20roundworms%20as%20puppies

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online