Bệnh polyp cổ tử cung gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh sản của người bệnh. Vì vậy mà hầu hết các chị em đều quan tâm đến vấn đề “bị polyp cổ tử cung có mang thai được không?”. Trong bài viết này, Monkey sẽ giải đáp thắc mắc đó và tư vấn phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Polyp tử cung là bệnh gì?
Phụ nữ bị polyp cổ tử cung là khi các tế bào trên bề mặt tử cung gặp tình trạng tăng sinh quá mức. Sự tăng sinh đó tạo nên các khối thịt nhỏ nổi lên bên trong tử cung hoặc ở ngay cổ tử cung. Chúng thường mọc riêng lẻ hoặc có khi đứng thành chùm.
Đặc tính của các khối thịt này rất mềm và dễ chảy máu khi có sự tác động nhẹ. Bên cạnh đó, tùy vào kích thước và số lượng các hạt polyp mọc lên sẽ quyết định mức độ nguy hiểm của bệnh. Thông thường căn bệnh này không chuyển biến thành ung thư nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng sinh sản của người bệnh.
Các chuyên gia y tế cho biết, hiện vẫn chưa có chứng minh khoa học cụ thể nào về nguyên nhân gây ra bệnh polyp cổ tử cung ở nữ giới. Tuy nhiên, họ cho rằng sự thay đổi hormone là tác nhân chính gây ra căn bệnh này.
Lý do bởi mỗi tháng, nồng độ estrogen trong cơ thể tăng khiến nội mạc tử cung dày lên, sau đó lại bong và thoát ra ngoài theo chu kỳ kinh nguyệt. Khi lớp lót đó phát triển quá mức sẽ hình thành nên polyp.
Ngoài ra, một số yếu tố được cho là có nguy cơ cao gây ra căn bệnh polyp như:
-
Chủ quan với các bệnh phụ khoa: Nhiều trường hợp bị viêm âm đạo hay viêm tử cung,...nhưng coi thường mức độ nguy hiểm của bệnh. Đến khi bệnh tiến triển nặng gây ra nhiều biến chức ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Thêm vào đó, sự bong tróc của lớp niêm mạc còn sót lại ở cổ tử cung sẽ phát triển thành khối polyp. Khi phụ nữ mang thai, những tác động này sẽ thể hiện rõ hơn mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh lạc nội mạc tử cung: Bệnh polyp là một trong những biến chứng của căn bệnh lạc nội mạc tử cung. Khi có sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, những tổn thương của bệnh sẽ gây tắc cổ tử cung và hình thành các khối polyp.
-
Bệnh nhân có tiền sử nạo phá thai: Các bác sĩ chuyên khoa sản cho biết, nạo phá thai cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh polyp cổ tử cung. Tình trạng này xảy ra thường là do sót nhau thai khi không nạo hút thai kỹ.
Ở một số bệnh nhân mắc polyp cổ tử cung không xuất hiện triệu chứng vì khối polyp quá nhỏ và quá ít. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết bệnh phổ biến nhất là chảy máu vì chúng dễ chịu ảnh hưởng từ những tác động nhỏ.
Ngoài ra, các chị em khi thấy những những dấu hiệu sau cần lưu ý đi kiểm tra polyp tử cung sớm:
-
Đau vùng bụng dưới.
-
Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt
-
Kinh nguyệt không đều, rong kinh,...
-
Chảy máu, đau rát khi quan hệ tình dục
-
Khí hư có màu vàng và mùi hôi,...
Phụ nữ bị polyp cổ tử cung có mang thai được không?
Như chúng ta đã biêt, polyp cổ tử cung một phần là do ảnh hưởng từ các vấn đề sinh sản như bệnh phụ khoa, nạo phá thai,... Vì vậy, “bị polyp cổ tử cung có mang thai được không?” cũng là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân quan tâm nhất.
Theo các chuyên gia, câu trả lời này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh ở mức độ nặng hay nhẹ. Thông thường, khi số lượng khối polyp còn ít và nhỏ, chưa tiến triển mạnh, bệnh nhân nữ vẫn có thể mang thai tự nhiên nhưng cần theo dõi sức khỏe thai kỳ thật kỹ.
Tuy nhiên, trong trường hợp các khối polyp to có thể khiến trứng và tinh trùng khó tiếp cận được nhau. Thậm chí, kích thước khối polyp to còn có nguy cơ làm cho cổ tử cung bị tắc. Những điều này làm giảm khả năng thụ thai của người bệnh, tỉ lệ vô sinh cao.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc polyp cổ tử cung còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng khác đều ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như: mắc bị hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư cổ tử cung khi các khối polyp bị hoại tử, tình trạng viêm nhiễm lan sang các bộ phận khác,...
Ngay cả trường hợp bệnh nhân đã thụ thai nhưng chưa kiểm soát được tình trạng bệnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khác. Đó là khiến mẹ bầu dễ bị sảy thai, sinh non,... Đặc biệt, tình trạng xuất huyết khi khối polyp phát triển to còn đe dọa đến tính mạng của cả sản phụ và thai nhi. Vì vậy, các chị em nên đi khám và điều trị bệnh sớm để làm giảm nguy cơ xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Xem thêm:
- Phụ nữ đã mãn kinh có sinh con được không? Cần lưu ý những gì?
- Bị viêm phụ khoa có mang thai được không? Cách điều trị bệnh hiệu quả
Cách điều trị bệnh polyp cổ tử cung khi mang thai
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh polyp cổ tử cung, bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng bệnh gồm: số lượng, kích cỡ, tốc độ tăng trưởng của khối polyp và thể trạng của người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, trong y khoa thường áp dụng chủ yếu hai phương pháp gồm: điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.
Phương pháp điều trị nội khoa
Điều trị bằng phương pháp này chủ yếu uống thuốc để gây ức chế sự phát triển của các khối polyp mới hình thành. Bác sĩ có thể kê thuốc progestin và chất chủ vận hormone giải phóng gonadotropin cho người bệnh để kiểm soát nồng độ hormone trong cơ thể. Đồng thời tác dụng của thuốc còn giúp thu nhỏ polyp và giảm các triệu chứng của bệnh.
Tuy nhiên, cách này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời chứ không điều trị dứt điểm hoàn toàn được. Để có được kết quả điều trị tốt, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng và thời gian.
Phương pháp điều trị ngoại khoa
Đây là phương pháp điều trị bệnh polyp cổ tử cung được áp dụng phổ biến và mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay. Sau khi điều trị dứt điểm, bệnh ít có nguy cơ bị tái lại. Bệnh nhân có thể sẽ được tiến hành một số kỹ thuật ngoại khoa như:
-
Xoắn polyp cổ tử cung: Biện pháp tiểu phẫu này có thể áp dụng với trường hợp bệnh nhân có khối polyp nhỏ. Cách tiến hành là dùng kẹp polyp giữ phần chân, sau đó vặn xoắn polyp và kéo ra ngoài.
-
Cắt polyp cổ tử cung: Cách này thực hiện sẽ phức tạp hơn và chỉ áp dụng khi kích thước khối polyp to và đã tiến hành tiểu phẫu nhưng không hiệu quả.
Có thể thấy, việc điều trị polyp tử cung khá đơn giản. Vì vậy, các chị em nghi ngờ bị polyp cổ tử cung nên chủ động khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp các chị em tăng khả năng mang thai và an toàn hơn trong suốt thai kỳ.
Phương pháp phòng tránh bệnh polyp cổ tử cung ở nữ giới
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh polyp cổ tử cung, các chị em phụ nữ cần lưu ý:
-
Quan hệ tình dục lành mạnh, tránh lây bệnh qua đường tình dục và viêm nhiễm vùng kín.
-
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách
-
Hạn chế tối đa việc nạo phá thai
-
Vận động thể dục thể thao giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng
-
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng cần kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải, tránh béo phì
-
Kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh tật sớm.
Vừa rồi là những chia sẻ của Monkey về những vấn đề liên quan đến bệnh polyp cổ tử cung ở nữ giới, đồng thời giải đáp thắc mắc “polyp cổ tử cung có mang thai được không” cho các chị em. Hy vọng những kiến thức này sẽ có ích trong hành trình chăm sóc sức khỏe và sinh sản của nữ giới.
CERVICAL POLYPS - Ngày truy cập: 28/04/2022
https://fertilitypedia.org/edu/risk-factors/cervical-polyps
Polyps - Ngày truy cập: 28/04/2022
https://www.scrcivf.com/treatment-options/surgical-fertility-treatments/minimally-invasive/polyps/
Can Cervical Polyps Cause Infertility? - Ngày truy cập: 28/04/2022
https://blog.scrcivf.com/can-cervical-polyps-cause-infertility#:~:text=Polyps%20high%20up%20in%20the,impossible%20for%20fertilization%20to%20occur