zalo
Phụ nữ đã mãn kinh có sinh con được không? Cần lưu ý những gì?
Chuẩn bị mang thai

Phụ nữ đã mãn kinh có sinh con được không? Cần lưu ý những gì?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

29/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

“Mãn kinh có sinh con được không?” là câu hỏi của rất nhiều phụ nữ đã quá tuổi sinh sản. Có những người lo lắng nguy cơ mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi này. Nhưng cũng có trường hợp hiếm muộn vẫn luôn khao khát được mang thai dù đã “quá lứa”. Trong bài viết này, Monkey sẽ giải đáp rõ những thắc mắc đó của các chị em.

Thế nào là mãn kinh?

Mãn kinh là thuật ngữ để chỉ tình trạng ngừng hoạt động hoàn toàn của buồng trứng ở người phụ nữ và ngừng tiết ra các nội tiết tố nữ. Thông thường, các hormone nội tiết tố nữ được tạo ra từ buồng trứng sẽ quyết định chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ rụng trứng.

Khi trứng rụng, các hormone của buồng trứng sẽ hình thành tổ để thụ tinh và hình thành bào thai. Tuy nhiên, nếu trứng không được thụ tinh, các nội mạc tử cung sẽ bong và thoát ra ngoài qua đường âm đạo, được gọi là kinh nguyệt. 

Phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi 45 - 55. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì vậy, buồng trứng không còn hoạt động đồng nghĩa với việc trứng không rụng và cũng không có kinh nguyệt. Phụ nữ được coi là mãn kinh khi không còn tình trạng chảy máu kinh nguyệt và không còn khả năng sinh sản. Có thể nói, đây là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống tình dục và khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Giải đáp: Phụ nữ ở tuổi mãn kinh có sinh con được không?

Phụ nữ có thể mang thai ở tuổi mãn kinh?

Các chuyên gia cho biết, độ tuổi mãn kinh của phụ nữ Việt Nam từ 45 - 55. Tuy nhiên cũng có những trường hợp mãn kinh sớm hơn hoặc muộn hơn tùy vào từng cơ địa và cách chăm sóc cơ thể của mỗi người.

Trước khi đến giai đoạn mãn kinh, phụ nữ sẽ phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh. Thời điểm này, sự rối loạn của nội tiết tố thường “ghé thăm” để báo hiệu cho các chị em như: tình trạng  rong kinh, mất kinh, kinh nguyệt không đều, cơ thể mệt mỏi, tâm trạng thất thường, dễ nổi cáu,...

Khi tình trạng mất kinh nguyệt diễn ra trong khoảng 12 tháng tức tức là phụ nữ đã chính thức chuyển sang giai đoạn mãn kinh. Lúc này, buồng trứng không còn hoạt động, trứng không còn rụng nên dù có quan hệ tình dục thì khả năng thụ thai tự nhiên vẫn không thể xảy ra.

Phụ nữ đã mãn kinh không thể mang thai tự nhiên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại một số ít trường hợp phụ nữ vẫn mang thai khi đã ở tuổi mãn kinh. Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt đã bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn tiền mãn kinh.

Khi không thấy “chị nguyệt” xuất hiện trong vài tháng liền, nhiều chị em cho rằng mình đã mãn kinh. Suy nghĩ này dẫn đến hành động quan hệ tình dục không áp dụng các biện pháp phòng tránh thai an toàn nên đã không may “dính bầu”. 

Cũng có trường hợp dù đã mãn kinh như trứng vẫn rụng và có kinh trở lại sau khi đã mãn kinh. Tuy nhiên, phụ nữ mãn kinh mang thai do nguyên nhân này khá hiếm hoi.

Ngoài ra, một số trường hợp mang thai ở tuổi mãn kinh là do họ nhờ đến sự can thiệp của y học. Với sự phát triển ngày càng vượt bậc của y khoa đã giúp cho những cặp vợ chồng hiếm muộn hiện nay có cơ hội sinh con dù đã gần tuổi “xế chiều”. 

Phương pháp giúp phụ nữ mãn kinh có thể mang thai

Các bác sĩ chuyên khoa sản cho biết, hiện nay có hai phương pháp được áp dụng để giúp cho phụ nữ mãn kinh mang thai tự nhiên, gồm: kích thích noãn trứng và thụ tinh trong ống nghiệm.

Kích thích noãn trứng

Phương pháp kích thích noãn trứng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phương pháp kích thích các noãn trứng được áp dụng đối với những trường hợp mãn kinh chưa lâu. Khi đó, các nang noãn trong buồng trứng của nữ giới vẫn còn. Các bác sĩ sẽ kích thích các noãn trứng này phát triển bằng một số biện pháp y tế, giúp tăng khả năng thụ thai cho các chị em.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi, đặc biệt là ở độ tuổi mãn kinh sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ví dụ như tăng khả năng sảy thai, sinh non, đặc biệt là sinh con mắc dị tật bẩm sinh,... Vì vậy, nếu muốn mang thai ở độ tuổi này, phụ nữ cần khám sức khỏe để bác sĩ đánh giá tình trạng và đưa ra lời khuyên có nên mang thai hay không.

Thụ tinh trong ống nghiệm

Với những trường hợp mãn kinh đã lâu thì việc áp dụng phương pháp kích thích noãn trứng là không khả thi. Vì vậy, chỉ còn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm mới có thể giúp phụ nữ đã mãn kinh mang thai.

Thụ tinh trong ống nghiệm giúp phụ nữ mãn kinh có con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phương pháp này sẽ sử dụng trứng của người mẹ đã được trữ đông từ trước để thụ tinh nhân tạo với tinh trùng của người chồng. Trường hợp phụ nữ không trữ đông lạnh trứng từ trước thì không thể thụ tinh trong ống nghiệm ngoại trừ trường hợp có người khác hiến trứng.

Trước khi thụ tinh nhân tạo, các chị em cũng cần tiến hành một số xét nghiệm và các liệu pháp hormone. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe nữ giới có phù hợp để mang thai và thụ tinh trong ống nghiệm hay không.

Xem thêm:

Phụ nữ mang thai ở tuổi mãn kinh phải đối mặt với những nguy cơ gì?

Các chuyên gia đã chứng minh, phụ nữ càng lớn tuổi mang thai thì mức độ rủi ro xảy ra càng cao, đặc biệt là thai phụ đã ở tuổi mãn kinh. Dưới đây là những nguy hiểm mà thai phụ mãn kinh có thể phải đối mặt:

Nguy cơ cao bị sảy thai, thai chết lưu

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai ở tuổi từ 35 trở lên có nguy cơ sảy thai tới 35%, còn phụ nữ mang thai tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh lên đến  50%. Vì vậy, mang thai khi đã mãn kinh đòi hỏi người mẹ phải hết sức cẩn thận để giảm thiểu nguy cơ sẩy thai.

Trẻ sinh non, sinh khó và nhẹ cân so với tuổi

Nguy cơ trẻ sinh non, thiếu cân từ người mẹ đã mãn kinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều này rất dễ xảy ra vì khi đã lớn tuổi, sức khỏe của người mẹ không còn tốt như trước. Một số bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, huyết áp,...có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh thiếu tháng, khó sinh thường và phải sinh mổ. Hơn nữa, mang thai nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm rất dễ mang đa thai khiến cân nặng của trẻ không được phát triển tốt.

Tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính và loãng xương gia tăng

Càng lớn tuổi xương sẽ yếu đi nhiều, người mẹ có thể gặp các vấn đề về xương như đau lưng, đau nhức xương khớp,... Đó là dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi ở người cao tuổi. 

Khi mang thai khi đã mãn kinh, phụ nữ phải đi tiểu nhiều khiến lượng canxi bị đào thải khỏi cơ thể càng gia tăng. Trong khi đó, thai nhi lại cần một lượng lớn canxi để phát triển. Khi không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, thai nhi sẽ sử dụng canxi từ cơ thể người mẹ. 

Điều này càng khiến cho tình trạng thiếu hụt canxi càng gia tăng, hậu quả là dẫn đến bệnh loãng xương. Ngoài ra, phụ nữ mang thai lớn tuổi còn có nguy cơ mắc một số bệnh lý nguy hiểm khác như tiểu đường, tim mạch, huyết áp tăng, nhau tiền đạo... Các loại bệnh này đều có tác động tiêu cực đến sức khỏe thai phụ và của thai nhi.

Thai nhi có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh

Ngoài những vấn đề trên thì nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh rất dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai lớn tuổi, đặc biệt là khi đã mãn kinh. Trẻ có thể mắc phải hội chứng Down, dị tật tim, phổi, xương,... Vì vậy, phụ nữ mang thai ở độ tuổi này cần tiến hành các biện pháp sàng lọc trước sinh để tầm soát dị tật thai nhi một cách tốt nhất.

Phương pháp giúp phụ nữ tránh thai ở tuổi mãn kinh

Những thông tin mà Monkey chia sẻ ở trên cho thấy, phụ nữ đã mãn kinh không thể mang thai tự nhiên được nữa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như mới tiền mãn kinh hay kinh nguyệt lại xuất hiện trở lại sau khi đã mãn kinh,...thì vẫn có nguy cơ khiến phụ nữ mang thai khi quan hệ không dùng biện pháp phòng tránh.

Các phương pháp tránh thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong khi đó, mang thai ở độ tuổi mãn kinh gặp phải không ít bất lợi. Vì vậy, với những người không mong muốn sinh con ở tuổi này tốt nhất nên áp dụng các biện pháp phòng tránh thai an toàn.

Một số biện pháp mà các chị em phụ nữ có thể áp dụng như:

  • Uống/tiêm thuốc tránh thai nội tiết: Đây là phương pháp được các chị em sử dụng hiện nay. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Triệt sản: Đây là phương pháp thắt ống dẫn trứng ở nữ hoặc thắt ống dẫn tinh ở nam. Phương pháp này mang lại hiệu quả tránh thai tuyệt đối mà không gây ảnh hưởng đến chuyện chăn gối của vợ chồng.

  • Xuất tinh ngoài: Cách tránh thai này phụ thuộc vào nam giới, vì vậy các chị em cần thống nhất ngay từ đầu với bạn tình của mình để giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Hiệu quả của phương pháp này sẽ tăng cao hơn đối với phụ nữ mãn kinh.

  • Sử dụng công cụ hỗ trợ: Trong sản khoa hiện nay áp dụng rất nhiều dụng cụ hỗ trợ tránh thai hiệu quả, các chị em có thể lựa chọn như: vòng tránh thai, miếng dán tránh thai, cấy que, bao cao su,... Mỗi công cụ sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, các chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại phù hợp nhất.

Ngoài việc áp dụng các biện pháp phòng tránh thai, các chị em phụ nữ cũng cần lưu ý quan hệ tình dụng an toàn. Điều này giúp phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và gây hại cho vùng kín.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi mãn kinh có sinh con được không?”. Monkey hy vọng các chị em có thể áp dụng hiệu quả các biện pháp phòng tránh thai an toàn. Với những gia đình vẫn đang mong ngóng sinh được đứa con cũng không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là giữ tâm trạng thoải mái và thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản theo chỉ định của bác sĩ sẽ tăng cơ hội mang thai.

Can You Get Pregnant After Menopause? - Ngày truy cập: 28/04/2022

https://www.healthline.com/health/menopause/menopause-pregnancy

What to know about menopause and pregnancy - Ngày truy cập: 28/04/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320228

 

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey