Phụ nữ mắc những bệnh nào thì không nên mang thai?
Chuẩn bị mang thai

Phụ nữ mắc những bệnh nào thì không nên mang thai?

Thúy Anh
Thúy Anh

11/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ai cũng muốn được nghe tiếng gọi mẹ từ đứa con của mình. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người phụ nữ nào cũng may mắn có được con. Mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố và quan trọng nhất chính là thể trạng của mỗi mẹ ở tiền thai kỳ. Do đó, bài viết này sẽ đề cập đến những bệnh không nên mang thai để bạn có cái nhìn cụ thể nhất.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Một số bệnh không nên mang thai

Trước khi lên kế hoạch sinh em bé. Các cặp vợ chồng nên đến các bệnh viện uy tín để kiểm tra sức khỏe. Xem thử tình trạng cơ thể có phù hợp để có em hay không. Bởi vì, khi mẹ mắc những bệnh dưới đây mà có thai thì cả quá trình rất phức tạp. Chưa kể những nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ và thai nhi.

Các bệnh tự miễn

Bệnh tự miễn là bệnh do hệ thống miễn dịch của cơ thể mất đi khả năng nhận diện các kháng nguyên. Từ đó, các kháng thể tấn công các kháng nguyên làm cơ thể mất một lớp màng bảo vệ. Theo đó, sức đề kháng của người bệnh ngày càng suy yếu và không có khả năng chống đỡ với các yếu tố gây bệnh ở bên ngoài môi trường.

Đại diện cho bệnh tự miễn có bệnh Lupus ban đỏ: Do cơ thể đã mất thành trì bảo vệ nên các bệnh cơ hội phá hủy từng cơ quan của người bệnh. Bệnh phát ban thành cánh bướm, gây rụng tóc, hư thận, ảnh hưởng đến tim, viêm mạc mắt,...

Mang thai làm cơ thể bà bầu trở nên nhạy cảm và dễ bị bệnh vặt. Trong trường hợp mẹ có bé nhưng sức đề kháng cơ thể quá yếu thì dễ dẫn đến các khả năng sinh non, sảy thai, thai chết lưu,...

Bệnh tự miễn Lupus ban đỏ gây rụng tóc. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh động kinh

Bệnh động kinh là sự rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương. Làm cho các hoạt động của não bộ bị thay đổi. Gây co giật, tứ chi co quắp, sùi bọt mép và chi phối các hành động một cách khác thường. Đôi khi làm ảnh hưởng đến nhận thức của người bệnh.

Nếu chị em có tiền sử bị bệnh động kinh, hãy ngưng kế hoạch có con trong một thời gian. Tích cực điều trị bệnh cho đến khi tình trạng của cơ thể phù hợp để có em bé. Bệnh động kinh không cho phép các mẹ bất chấp thân thể để có con. Người bị bệnh động kinh sức khỏe khá yếu. Một khi lên cơn động kinh, cơ thể co giật sẽ làm động thai, sảy thai. Đôi khi điều này ảnh hưởng đến tinh thần của người phụ nữ mang thai.

Rối loạn thần kinh trung ương gây hiện tượng co giật. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường chính là một trong những bệnh không nên mang thai nhất. Bệnh tiểu đường gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của hai mẹ con. 

Khi mẹ bị tiểu đường thì gặp khó khăn trong thực đơn ăn uống. Không kiên trì thì bệnh có thể phát triển thành tiểu đường tuýp 3. Lượng dư glucozo tích trong cơ thể bà bầu kích thích tuyến tụy tiết ra một hàm lượng lớn Insulin. Thai nhi phát triển với kích thước to chỉ trong một thời gian ngắn.

Người có bệnh nền là tiểu đường sinh nở thập phần khó khăn. Do thai nhi có kích thước quá lớn nên làm mẹ mất sức, sinh mổ, băng huyết nhiễm trùng máu và không có cơ hội mang thai lần sau. Chưa kể các bé có thể dừng phát triển, chết lưu trong cơ thể mẹ.

Tiểu đường tuýp 3 không nên mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh hen suyễn

Nếu bạn được chẩn đoán là mắc hen suyễn trước thai kỳ bạn có cơ hội để điều trị và chờ đợi cho đến khi sức khỏe của bản thân ổn định. Nếu trong thai kỳ mẹ không thể kiểm soát được bệnh hen suyễn của mình. Mẹ bầu có nguy cơ đối mặt với “tiền sản giật”.

Tiền sản giật là biến chứng của thai kỳ. Khi huyết áp cao làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác. Gan, thận và cơ quan nội tạng bắt đầu rối loạn và hoạt động không bình thường. Nếu không kiểm soát được cơn hen suyễn thì mẹ và bé phải đối mặt với những vấn đề như: Sinh non, bé ngạt thở, nhẹ cân, cơ thể tím tái và thể trạng yếu dễ bị bệnh.

Bị hen suyễn có nên mang thai không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh tim mạch

Bệnh tim trong thai kỳ sẽ đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Các triệu chứng của bệnh tim gây cho mẹ bầu những cảm giác sau: Mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh, phù chân,..Nếu trong quá trình mang thai mà bệnh tim trở nặng. Bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Sức khỏe của các bé gặp nguy hiểm bởi các tình trạng như: Mẹ ho ra máu, tức ngực, khó thở, huyết áp cao,...

Thêm vào đó, nếu không được quan sát và chăm sóc kỹ lưỡng thì thai nhi sẽ gặp rơi những trường hợp: Sinh non, dọa sinh non, nhẹ cân, tim có khuyết điểm, mắc bệnh tim bẩm sinh,... Các bác sĩ khuyến cáo các cặp vợ chồng nên đến bệnh viên kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch có con. Nhằm đảm bảo sức khỏe của người mẹ và tránh cho quá trình mang thai lo âu về căn bệnh không được chẩn đoán trước đó.

Cơn đau tức ngực làm mẹ bầu khó thở. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các bệnh truyền nhiễm

Một số bệnh truyền nhiễm hay gặp ở mẹ bầu: Nhiễm Rubella, virus viêm gan B, virus HIV,... Khi bạn phát hiện bản thân nhiễm phải những chủng virus gây bệnh đó thì phải dừng kế hoạch sinh em bé ngay lập tức. 

Ví như nhiễm Rubella: Bé lây truyền từ mẹ thì sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây ra những dị tật không đáng có như: bệnh tim, đục thủy tinh thể, điếc, bé bị glaucoma ( hội chứng Rubella bẩm sinh).

Bé bị lây virus viêm gan B từ mẹ có khả năng mắc viêm gan B bẩm sinh và bệnh sớm phát triển thành căn bệnh mãn tính. Điều này làm cho sức khỏe của trẻ bị sa sút, gầy gò, ốm yếu,..

Đặc biệt khi mẹ bị HIV đứa bé cũng sẽ bị nhiễm loại bệnh này. Con sinh ra thường ốm yếu, xuất hiện nhiều hạch ở các vùng bẹn, nách, khuỷu tay, sức đề kháng kém, bệnh gây xuất huyết dưới da.

Một khi đã nhận kết quả bản thân mắc các bệnh truyền nhiễm. Chị em nên tìm bác sĩ để thương lượng phương pháp giải quyết tốt nhất. Về mặt ý nghĩa, không có một người mẹ nào có thể nhẫn tâm vì lòng ích kỷ, khao khát của bản thân.Vô tình khiến cho các bé có một cuộc đời sống trong bệnh tật.

Xét nghiệm HIV trước tiền thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh thận

Thận có chức năng bài tiết và lọc các chất cặn bã. Nếu thận bị ảnh hưởng, năng suất hoạt động trong việc bài tiết nước tiểu hoặc lọc các chất thải từ máu sẽ kém. Trong cả một quá trình mang thai, do thận hoạt động kém nên cơ thể sẽ tích tụ dần các chất độc và lâu ngày gây ra biến chứng nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi chẳng hạn như: nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, cao huyết áp, sinh non, dọa sinh non,...

Các mẹ muốn mang thai trong trường hợp này là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc thai rất phức tạp và cần nhiều chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân nên mang thai khi bị bệnh liên quan đến thận ở giai đoạn đầu. Bị thận giai đoạn cuối thì không nên có bé vì lúc này thai nhi sẽ bị đầu độc bởi các chất độc lọc không sạch trong cơ thể mẹ. Nếu thai nhi xuất hiện trong giai đoạn cuối của bệnh thì rất khó khăn trong việc giữ trẻ.

Suy thận có nên mang thai không? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Khó thụ thai phải làm sao? Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Người bị các bệnh trên nên chú ý điều gì?

Đối với những bệnh không nên mang thai, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cần chăm sóc đời sống cá nhân, sống lành mạnh, dưỡng cho cơ thể thêm khỏe mạnh. Các bạn có thể tham khảo các ý với bên dưới:

Chế độ ăn uống

  • Thức ăn: Ăn thức ăn được nấu chín. Kết hợp các thực phẩm đại diện cho bốn nhóm dinh dưỡng vào một bữa ăn để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết.

  • Uống đủ nước: Uống đủ từ 2-4 lít nước mỗi ngày. Không nên sử dụng nước lạnh thường xuyên vì dễ bị đau họng. Các mẹ nên uống nước ấm hoặc nước sôi đun để nguội

  • Gia vị: Nếu chị em nào có khẩu vị nặng thì nên giảm từ từ. Tập ăn thanh đạm, gia vị đủ dùng. Không nên tùy tiện sử dụng gia vị để tạo mùi, lạm dụng nó trong bữa ăn hằng ngày.

  • Trái cây, rau xanh: Người bệnh nên ăn bổ sung các loại vitamin A,D,E, K,C. Không những tốt cho sức khỏe mẹ mà còn giúp tăng sức đề kháng chống các bệnh cơ hội.

 Chế độ sinh hoạt

  • Luyện tập: Mẹ bị những bệnh không nên mang thai nên tích cực hoạt động. Duy trì chế độ tập luyện mỗi ngày. Không cần tập những bài có tiết tấu nhanh và những bài có động tác hiểm hóc. Chỉ cần tập luyện kiên trì ở tần suất nhẹ khiến chị em thoải mái hơn rất nhiều.

  • Chuyện phòng the: Quan hệ tình dục có mức độ và hãy quan hệ tình dục một cách an toàn.

Thăm khám bác sĩ như thế nào?

Mẹ nên tìm đến các bác sĩ uy tín có kinh nghiệm nhiều năm trong bệnh bản thân mắc phải. Ghi chú lại những lời khuyên từ bác sĩ. Đi khám đúng giờ đúng ngày theo giấy hẹn. Khi bạn có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ cứ thoải mái chia sẻ những khúc mắt của bản thân. Từ đó, các mẹ sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc chăm sóc bản thân.

 

Bà bầu ăn uống điều độ kết hợp với các bài luyện. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với những thông tin về những bệnh không nên mang thai trên đây. Monkey hy vọng, chị em phụ nữ luôn kiểm tra sức khỏe của mình trước tiền thai kỳ. Giữ gìn nếp sống lành mạnh, tinh thần lạc quan. Mẹ hãy đảm bảo rằng sức khỏe của bản thân luôn sẵn sàng để chào đón thành viên mới. 

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online