zalo
Viêm gan B có sinh con được không? Cách phòng tránh lây bệnh từ mẹ sang con
Chuẩn bị mang thai

Viêm gan B có sinh con được không? Cách phòng tránh lây bệnh từ mẹ sang con

Đào Nhàn
Đào Nhàn

20/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Viêm gan B là một trong các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh. Phụ nữ bị viêm gan B có sinh con được không là nỗi lo lắng của nhiều chị em. Nếu không được phát hiện kịp thời, viêm gan B sẽ gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là căn bệnh do virus HBV gây ra. Bệnh khiến chức năng gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khả năng lây nhiễm của viêm gan B cao hơn HIV gấp 100 lần. Viêm gan B lây truyền qua 3 đường: Đường tình dục, đường máu và truyền từ mẹ sang con.

  • Đường máu: Dùng chung kim tiêm, tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh thông qua vết thương hở, dùng chung các vật dụng cá nhân (bàn chải đánh răng, dao cạo râu, chỉ nha khoa…), phẫu thuật với dụng cụ chưa được xử lý đúng quy chuẩn.

  • Đường tình dục: Dịch âm đạo và tinh dịch là nơi có chứa virus viêm gan B. Việc quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su hoặc không khử trùng dụng cụ tình dục đúng cách cũng là nguyên nhân lây truyền bệnh.

  • Từ mẹ sang con: Mẹ mang virus viêm gan B lây sang con trong giai đoạn từ tuần 28 của thai kỳ đến tháng đầu tiên sau khi bé sinh ra.

Viêm gan B gây ra do virus HBV. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh nhân bị viêm gan B sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau khớp, nổi mẩn, vàng da, mệt mỏi.

  • Phân màu xám hoặc xanh.

  • Nước tiểu đậm màu.

  • Đau bụng, sốt nhẹ, ngứa ngáy, nổi mạch máu trên da.

  • Chán ăn.

  • Bệnh chuyển nặng sẽ khiến bụng lớn do chứa nhiều dịch, suy gan.

Khi thấy các dấu hiệu trên, bạn nên đi khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu chẳng may mắc bệnh thì phụ nữ bị viêm gan B có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Bị viêm gan B có mang thai được không?

“Phụ nữ mắc bệnh viêm gan B có sinh con được không?” Đáp án là có. Tuy vẫn có thể mang thai và sinh em bé nhưng người mẹ cần thực hiện xét nghiệm HBSAG. Nếu kết quả âm tính thì mẹ không gặp trở ngại khi mang thai. Trường hợp kết quả dương tính nhưng định lượng HBSAG dưới 5 đơn vị copi thì mẹ vẫn có thể mang thai như bình thường.

Ngoài việc tiến hành xét nghiệm HBSAG, phụ nữ cũng được chỉ định thực hiện kiểm tra men gan. Nếu kết quả không có gì bất thường thì không có gì cản trở mẹ mang thai. Trong trường hợp này, tỷ lệ em bé bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ là tương đối thấp.

Nữ giới bị viêm gan B vẫn có thể sinh con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mặc dù vậy, viêm gan B khi mang thai vẫn có khả năng lây truyền từ mẹ sang con vào các thời điểm:

  • Trong giai đoạn mang thai: Tỷ lệ lan truyền sang thai nhi không quá 2%. Nguyên nhân là vì máu mẹ bầu và thai nhi được ngăn cách bởi hàng rào nhau thai, không tiếp xúc với nhau. Tuy nhiên, sau tháng thứ 4 thai kỳ, hàng rào này trở nên mỏng manh. Nếu có chấn động nhẹ làm tổn thương hàng rào nhau thai thì máu sẽ tiếp xúc với nhau làm lây truyền virus.

  • Trong lúc chuyển dạ đẻ: Có đến 90% trường hợp thai nhi bị lây truyền viêm gan B từ mẹ trong giai đoạn này. Khi tử cung co thắt, mạch máu nơi nhau bám cũng co thắt làm máu mẹ tiếp xúc với máu thai nhi lây bệnh. Bé chui qua ống âm đạo của mẹ khi ra đời, tiếp xúc với dịch âm đạo cũng bị lây truyền virus viêm gan B.

  • Thời kỳ cho con bú: Tỷ lệ trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trong thời gian bú mẹ rất hiếm. Trường hợp bị nhiễm bệnh có thể là do đầu vú mẹ hoặc miệng của trẻ bị tổn thương, huyết thanh chứa virus tiếp xúc với máu của bé khi bú trực tiếp.

Chính vì thế, phụ nữ bị viêm gan B nên đến bệnh viện, thực hiện xét nghiệm cần thiết nếu muốn sinh con khỏe mạnh.

Điều trị bệnh viêm gan B khi mang thai

Mẹ chắc hẳn đã yên tâm khi biết câu trả lời của thắc mắc bị viêm gan B có mang thai được không. Khi nhiễm virus viêm gan B, mẹ cần xét nghiệm sinh hóa gan mỗi 3 tháng một lần và 6 tháng/lần sau khi sinh em bé để theo dõi tình trạng bệnh. 

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống để điều trị viêm gan B khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mục tiêu của việc điều trị viêm gan B khi đang mang thai là giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong cơ thể bà bầu. Thai phụ có thể cần nhập viện điều trị nếu bệnh có triệu chứng cấp. Các biện pháp điều trị viêm gan B là:

  • Dùng thuốc trong trường hợp cụ thể với sự chỉ định của bác sĩ.

  • Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.

  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.

  • Hạn chế lao động hoặc làm việc quá sức.

Những điều mẹ bầu bị viêm gan B cần lưu ý

Dưới đây là một số lưu ý dành cho thai phụ bị viêm gan B:

Phương pháp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con

Để phòng ngừa virus viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con thì:

  • Nữ giới không nên mang thai vào giai đoạn viêm gan cấp tính. Với phụ nữ bị bệnh mạn tính thì cần theo dõi định kỳ chức năng gan trong thời gian dài, tuân thủ tư vấn của bác sĩ về việc dùng thuốc điều trị nếu muốn sinh con. Giai đoạn virus hoạt động mạnh thì không nên có con. Chỉ mang thai khi chức năng gan trở lại bình thường, HBeAg âm tính.

  • Tiêm phòng Vắc xin Viêm gan B cho trẻ càng sớm thì hiệu quả càng cao. Vaccine có khả năng phòng 85 - 90% trường hợp lây truyền từ mẹ sang con trong vòng 12 - 24h sau sinh.

  • Cho bé bú sữa mẹ ngay sau khi sinh với điều kiện được tiêm 1 mũi huyết thanh kháng viêm gan B trong vòng 12 giờ đầu sau khi chào đời. 

  • Sản phụ nhiễm virus viêm gan B nên tránh cho trẻ bú trực tiếp nếu núm vú bị tổn thương, chảy máu, tiết dịch, trầy xước để không lây nhiễm cho bé.

  • Tiêm vaccine phòng bệnh trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.

Tiêm vaccine là cách phòng tránh viêm gan B cho trẻ sơ sinh hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chăm sóc sức khỏe khi bị viêm gan B

Trong quá trình điều trị bệnh viêm gan B, mẹ bầu cần:

  • Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, giàu thành phần dưỡng chất như rau có màu xanh đậm, trái cây tươi…

  • Uống sữa và các sản phẩm từ sữa nhằm bổ sung canxi và dinh dưỡng thiết yếu.

  • Ăn nhiều loại hạt để cung cấp dinh dưỡng cùng chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho gan.

  • Chọn thực phẩm giàu protein không chứa chất béo như cá hồi, ức gà, nạc bò, hạt và đậu, cá thu…

  • Hạn chế ăn thực phẩm khó tiêu hóa làm tăng gánh nặng cho gan như thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường…

  • Tránh uống rượu bia, thức uống có cồn, chất kích thích để virus viêm gan B không phát triển mạnh.

Thai phụ bị viêm gan B cần có chế độ ăn uống lành mạnh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Viêm gan B là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, đường máu và truyền từ mẹ sang con. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để giải đáp câu hỏi Mắc bệnh viêm gan B có sinh con được không?. Khi mắc bệnh, bạn hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định.

Hepatitis B and Hepatitis C in Pregnancy - Ngày truy cập: 17/05/2022

https://www.acog.org/womens-health/faqs/hepatitis-b-and-hepatitis-c-in-pregnancy

What to do about hepatitis B when you’re pregnant? - Ngày truy cập: 17/05/2022

https://www.hepb.org/blog/hepatitis-b-youre-pregnant/

Pregnancy and Hepatitis B - Ngày truy cập: 17/05/2022

https://www.hepb.org/treatment-and-management/pregnancy-and-hbv/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!