zalo
Dấu hiệu chuyển phôi thất bại là gì? Những điều các chị em nên làm
Chuẩn bị mang thai

Dấu hiệu chuyển phôi thất bại là gì? Những điều các chị em nên làm

Đào Nhàn
Đào Nhàn

28/08/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thụ tinh trong ống nghiệm được biết đến là một phương pháp hỗ trợ sinh sản được nhiều cặp vợ chồng áp dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế cũng không hiếm gặp các ca thất bại nhiều lần. Vậy dấu hiệu chuyển phôi thất bại là gì? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Nguyên nhân khiến quá trình chuyển phôi thất bại

Trước tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu chuyển phôi thất bại, Monkey sẽ giải đáp để các mẹ hiểu rõ hơn về chuyển phôi. 

Quá trình chuyển phôi nhân tạo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chuyển phôi là bước thứ 2 trong quá trình IVF. Sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh thành phôi trong ống nghiệm sẽ được bác sĩ sử dụng ống thông cấy phôi thai đó vào trong tử cung người mẹ. 

Bác sĩ cấy khoảng 2 đến 3 phôi để tăng khả năng thành công đậu thai. Chuyển phôi được thực hiện ngay sau giai đoạn rụng trứng của người phụ nữ, bởi đây là thời điểm niêm mạc tử cung dày dặn nhất. 

Sau khi được cấy phôi thai sẽ phát triển và làm tổ trong tử cung mẹ. Sau 14 ngày bệnh nhân được xét nghiệm máu đo nồng độ hormone Beta hCG để thử thai. Trong khoảng thời gian này nếu có những dấu hiệu báo thai tức là chuyển phôi thành công. Vậy nếu không thành công thì sẽ có những dấu hiệu chuyển phôi thất bại như Monkey chia sẻ dưới đây.

Chất lượng phôi thai kém

Phôi được cấy vào tử cung mẹ là những phôi có từ 3 đến 5 ngày tuổi. Bác sĩ sẽ dựa vào tiến trình phát triển để đánh giá sức khỏe phôi thai, nếu đạt yêu cầu mới tiến hành chuyển phôi.

Với phôi 3 ngày tuổi: sức khỏe phôi thai được đánh giá dựa trên tiêu chí số lượng, kích thước tế bào và sự phân mảnh. Phôi loại 1 là phôi tốt nhất, khả năng thành công cao. Phôi loại 2 là trung bình, loại 3 là kém, tỷ lệ thành công thấp.

Với phôi 5 ngày tuổi: sức khỏe phôi thai được đánh giá dựa trên độ lớn của xoang phôi nang. Cùng một thời điểm phôi nào có xoang lớn hơn thì phôi đó tốt, nhiều tế bào, nén chặt, và không bị phân mảnh.

Chất lượng phôi thai kém là một trong những nguyên nhân chuyển phôi thất bại. Bởi phôi yếu sẽ khó bám trên niêm mạc tử cung mẹ, dễ bong cùng các mạch máu gây ra hiện tượng ra máu âm đạo.

Phôi được thụ tinh từ trứng và tinh trùng. Vì vậy nếu trứng của người mẹ không tốt, hay tinh trùng của người bố yếu (thậm chí cả hai) sẽ dẫn đến phôi kém chất lượng. Kết quả là chuyển phôi không thành công cũng là điều dễ hiểu.

Độ tuổi 

Tuổi tác ảnh hưởng đến quá trình chuyển phôi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuổi tác ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuyển phôi thành công hay thất bại. Theo nghiên cứu chỉ ra, tỷ lệ chuyển phôi thành công ở nữ giới từ 20 đến 30 tuổi là 45%; sau 35 tuổi là 32%, và sau 45 tuổi tỷ lệ giảm một nửa chỉ còn 16%.

Nguyên nhân là do càng lớn tuổi thì số lượng và chất lượng trứng ở người phụ nữ càng giảm. Một giải pháp đưa ra cho vấn đề này để chị em phụ nữ tham khảo giúp bảo quản và duy trì chất lượng trứng, hạn chế dấu hiệu không có thai sau chuyển phôi đó là Đông lạnh trứng.

Xem thêm:

Bất thường niêm mạc tử cung

Tử cung người phụ nữ có một lớp bao bọc phía bên trong gọi là niêm mạc. Niêm mạc tử cung thông thường có độ dày 8 đến 13 mm, tùy vào từng thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ (mỏng đi hoặc dày lên). 

Niêm mạc tử cung quá dày hay quá mỏng đều không tốt cho phôi thai bám chắc và làm tổ. Nếu chuyển phôi trong thời điểm niêm mạc tử cung mỏng dưới 7mm thì khả năng thất bại cao hơn. 

Một số yếu tố khác khiến niêm mạc tử cung khó tiếp nhận phôi như viêm niêm mạc tử cung mãn tính, polyp, vách ngăn tử cung hoặc dính buồng tử cung, chuyển phôi xảy ra sớm (trước thời gian làm tổ) hoặc muộn (sau thời gian làm tổ), mức độ tưới máu tử cung. Vì vậy trước khi chuyển phôi bệnh nhân sẽ được thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra khả năng tiếp nhận phôi của tử cung. 

Chế độ chăm sóc sức khỏe sau chuyển phôi

Vì hiếm muộn sẵn nên khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, trên chặng đường chào đón con các mẹ bầu ít nhiều cũng sẽ thay đổi tâm lý. Các mẹ thường có cảm giác lo âu, hồi hộp, stress, căng thẳng, thậm chí là một chút sợ hãi. Không biết rằng liệu mình có thành công hay thất bại. 

Tuy nhiên điều đó sẽ khiến nội tiết tố nữ trong cơ thể mẹ tiết ra nhiều hơn dễ gây ra tình trạng rối loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển phôi. Mẹ bầu hãy cố gắng giữ gìn tinh thần lạc quan, bình tĩnh với những thay đổi mới thì con mới phát triển tốt.

Ngoài tâm lý, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển phôi và làm tổ của phôi thai. Nếu ăn uống thiếu chất, thường xuyên bỏ bữa, hay ăn những thực phẩm không tốt cho bà bầu sẽ dễ làm cho chuyển phôi thất bại.

Nếp sinh hoạt, nghỉ ngơi cũng có thể là một nguyên nhân khiến chuyển phôi thất bại. Mẹ bầu cần có chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ để bảo vệ sức khỏe.

Nhận biết những dấu hiệu chuyển phôi thất bại

Nếu mẹ bầu mắc phải một trong những nguyên nhân mà Monkey nêu trên thì sẽ dễ dẫn quá trình chuyển phôi không thành công. Khi đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu chuyển phôi thất bại. Vậy chuyển phôi thất bại có dấu hiệu gì?

Chuyển phôi nhân tạo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không xuất hiện các triệu chứng ốm nghén 

Không xuất hiện các triệu chứng ốm nghén có phải là dấu hiệu thất bại sau chuyển phôi không? Thông thường sau chuyển phôi 1 tuần sẽ có các dấu hiệu báo thai như ốm nghén. Mẹ bầu bị dị ứng với một số món ăn mà hàng ngày vẫn ăn bình thường nhưng đến khoảng thời gian này lại không ăn được, thường xuyên nôn ọe, ...

Tuy nhiên nếu trong trường hợp mẹ bầu không thấy những biểu hiện trên, tức là không bị ốm nghén thì rất có thể đây là một trong những dấu hiệu chuyển phôi thất bại.

Ra máu âm đạo

Ra máu âm đạo là dấu hiệu của quá trình chuyển phôi. Tuy nhiên, dấu hiệu chuyển phôi thất bại khác hoàn toàn với dấu hiệu chuyển phôi thành công. 

Khi chuyển phôi thành công, phôi thai sẽ bám vào niêm mạc tử cung để xây tổ, hormone trong cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều giúp phôi phát triển, tác động vào các mạch máu gây chảy máu. Máu báo thai có màu hồng và chỉ có một chút kéo dài trong 1 đến 2 ngày.

Ngược lại, khi chuyển phôi thất bại do phôi không bám được vào niêm mạc tử cung nên niêm mạc bị bong ra theo cơ chế giống như chu kỳ kinh nguyệt. Niêm mạc sẽ cùng máu chảy ra ngoài, có màu nâu sẫm, ra nhiều, kèm theo đau bụng.

Nếu mẹ bầu có dấu hiệu này thì có lẽ sẽ tìm may mắn trong lần chuyển phôi tiếp theo.

Chuyển phôi thất bại ra máu âm đạo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nồng độ beta hCG không tăng

Sau khi hết khoảng thời gian là 14 ngày của chu trình chuyển phôi, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ Beta hCG xem đã đậu thai hay chưa. Nếu nồng độ Beta hCG không tăng hay giảm thì rất có thể đây là dấu hiệu chuyển phôi thất bại.

Khi nào có kinh nguyệt trở lại sau khi chuyển phôi thất bại?

Sau khi kiểm tra nồng độ Beta hCG và chắc chắn chuyển phôi thất bại thì bác sĩ sẽ cho mẹ bầu uống thuốc sau chuyển phôi. Và chỉ sau 3 đến 5 ngày dùng thuốc mẹ bầu sẽ có kinh nguyệt trở lại. 

Do ảnh hưởng của quá trình kích trứng và tiêm thuốc kích thích trứng rụng sớm hơn chu kỳ nên có thể sẽ mất 1 đến 3 tháng để chu kỳ kinh nguyệt ổn định như bình thường. Lúc này các mẹ có thể tiếp tục chuyển phôi lần tiếp theo.

Các phương pháp giúp tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công

Tinh trùng gặp trứng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có dấu hiệu thất bại sau khi chuyển phôi không có nghĩa mẹ bầu không thể có thai được nữa. Hai vợ chồng hoàn toàn có thể thụ tinh nhân tạo lần hai dựa trên thất bại lần đầu để làm tốt hơn. 

Sau lần đầu tiên bác sĩ sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng của mẹ bầu, từ đó đưa ra những kỹ thuật cụ thể hơn phù hợp với tính chất cơ địa của mẹ. Nếu có dấu hiệu chuyển phôi thất bại mẹ bầu có thể tham khảo một số kỹ thuật giúp tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công như sau.

Điều trị các bất thường tử cung

Tử cung rất quan trọng bởi đây là nơi để phôi xây tổ và phát triển. Mọi bất thường xảy ra ở tử cung đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của chuyển phôi. Vì vậy nếu mẹ bầu nào đang gặp phải vấn đề về tử cung như dính buồng tử cung, tử cung có vách ngăn, tử cung đôi, u xơ tử cung, tử cung hình chữ T,... thì cần được điều trị, xử lý kịp thời. 

Nuôi cấy phôi nang

Nuôi cấy phôi nang. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như đã giải đáp bên trên, phôi ngày 5 phát triển thành phôi nang và có chất lượng tốt hơn phôi ngày 3. Tỷ lệ cấy phôi ngày 5 thành công cao hơn cấy phôi ngày 3 lên tới 1,35 lần. Phôi ngày 5 cũng khỏe hơn, có khả năng bám niêm mạc tốt hơn. Phôi ngày 5 cũng hạn chế được tình trạng đa thai vì mỗi lần cấy chỉ cần 1 đến 2 phôi mà vẫn đảm bảo tỷ lệ đậu thai cao.

Chính vì vậy nuôi cấy phôi nang là một trong những kỹ thuật hiệu quả giúp thụ tinh nhân tạo thành công. 

Xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ (PGT) sàng lọc bất thường NST

Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) là kỹ thuật được sử dụng trong y học sinh sản để xác định những bất thường của nhiễm sắc thể (NST) ở các phôi được tạo ra qua quá trình thụ tinh ống nghiệm. PGT giúp sàng lọc lựa chọn các phôi nguyên bội để chuyển cho bệnh nhân, giúp tăng tỷ lệ đậu thai và giảm nguy cơ sảy thai, thai lưu, thai bất thường.

Sở dĩ đây là một kỹ thuật hiệu quả giúp tăng tỷ lệ đậu thai bởi tình trạng lệch nhiễm sắc thể ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển phôi, chuyển phôi thất bại do lệch nhiễm sắc thể lên tới 70%.

Phân tích độ nhạy cảm của niêm mạc tử cung (ERA)

Xét nghiệm ERA (Endometrial Receptivity Analysis) – một xét nghiệm để phân tích khả năng tiếp nhận phôi của nội mạc tử cung ở phụ nữ làm IVF. Xét nghiệm được thực hiện rất đơn giản như sau, trung tâm/bệnh viện mẹ bầu đang làm IVF sẽ tiến hành lấy mẫu niêm mạc tử cung.

Sau đó chuyển mẫu này đến phòng thí nghiệm tại Nhật Bản, phân tích bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới. Đây là kỹ thuật cao, xét nghiệm lên tới 248 gen của bệnh nhân chính vì vậy mà vừa có thể tối ưu hóa thời gian đặt phôi vào tử cung để thúc đẩy quá trình làm tổ và mang thai, vừa có thể phát hiện những bất thường trong tử cung. Từ đó đưa ra giải pháp thích hợp cho mẹ bầu.

Phụ nữ nên làm gì sau khi có dấu hiệu chuyển phôi thất bại?

Ăn uống kết hợp nghỉ ngơi khoa học. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau khi có dấu hiệu chuyển phôi thất bại mẹ bầu không nên quá lo lắng. Hãy kiên trì chờ đợi đủ 14 ngày để xét nghiệm nồng độ Beta hCG để có kết quả chính xác nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem thêm các dấu hiệu có thai sau chuyển phôi, để có kết luận chính xác nhất.

Trong khoảng thời gian này, mẹ bầu nên làm những việc sau:

  • Giữ tinh thần ổn định, tích cực, lạc quan, thoải mái, kiên trì “chiến đấu” đến cuối cùng. 

  • Ăn uống đầy đủ các nhóm chất, không bỏ bữa, không dùng caffeine, rượu bia,...

  • Thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày giúp lưu thông máu và tăng khả năng trao đổi chất.

  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, tránh nằm bất động quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt.

  • Theo dõi sức khỏe định kỳ, nếu thấy bất thường phải đi gặp bác sĩ ngay.

Trên đây Monkey đã giải đáp những dấu hiệu chuyển phôi thất bại thường gặp ở mẹ bầu. Ngoài ra Monkey cũng chia sẻ rất nhiều thông tin và kiến thức về sinh sản, sức khỏe mẹ bầu, mời các bạn đón đọc.

NEGATIVE IVF: Everything you need to know after a failed IVF - Ngày truy cập: 27/08/2022

https://www.institutobernabeu.com/en/blog/negative-ivf-everything-you-need-to-know-after-a-failed-ivf/

Why do blastocyst not implant? - Ngày truy cập: 27/08/2022

https://www.gunjanivfworld.com/blogs/why-do-blastocyst-not-implant/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!