zalo
Người bị lao phổi có con được không? Nguyên tắc giúp điều trị ho lao nhanh khỏi
Chuẩn bị mang thai

Người bị lao phổi có con được không? Nguyên tắc giúp điều trị ho lao nhanh khỏi

Đào Nhàn
Đào Nhàn

26/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Lao phổi là căn bệnh lây nhiễm nhanh, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, nguy cơ tử vong cao. Vậy người bị lao phổi có con được không?

Tổng quan về bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi là gì? 

Trước khi tìm hiểu bệnh lao có ảnh hưởng đến sinh sản hay không, chúng ta cần phải hiểu rõ bệnh lao phổi là gì. Đây là căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn M.Tuberculosis gây ra và lây nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp.

Loại vi khuẩn lao này có thể tồn tại trong điều kiện tự nhiên khá lâu, từ 3-4 tháng, nếu được bảo quản trong phòng thí nghiệm có thể sống được nhiều năm. Tuy nhiên, dưới ánh mặt trời, chúng chỉ sống được 1,5 giờ và khi tia cực tím chiếu vào sẽ chết ngay sau 5 phút. Khi xâm nhập được vào cơ thể, nó sẽ phát triển thành bệnh gây nguy hiểm cho người bệnh.

Bệnh lao phổi rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cho đến ngày nay, lao phổi vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm, tỉ lệ tử vong đứng hàng đầu thế giới. WHO ước tính, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2 tỷ người mắc bệnh và gần 3 triệu người chết vì bệnh lao.

Riêng tại Việt Nam, chỉ trong năm 2017 đã có tới 12 nghìn người chết vì căn bệnh này. Đến năm 2018, Việt Nam đứng ở vị trí 16 trong tổng số 30 nước có tỷ lệ người nhiễm lao cao nhất thế giới. Đồng thời cũng là nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc thứ  15 trên thế giới.

Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, những đối tượng có khả năng mắc bệnh lao phổi cao như:

  • Người tiếp xúc gần, chăm sóc người mắc bệnh lao.

  • Người sinh sống và làm việc trường môi trường có người mắc bệnh lao như bệnh viện, trạm y tế, vùng có dịch bệnh lao,...

  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch do các bệnh như HIV, gan, lách,...

  • Người nghiện rượu, ma túy và sử dụng các chất gây nghiện khác

  • Phụ nữ mang thai,...

Nguyên nhân gây bệnh lao phổi

Nguồn lây của bệnh lao chủ yếu là người hoặc động vật nhiễm vi khuẩn lao. Bệnh lây theo cơ chế vi khuẩn sẽ đi theo các giọt bắn do người hay động vật bị ho, hắt hơi,...ra ngoài không khí. 

Sau đó, người khỏe mạnh không may hít phải không khí có chứa vi khuẩn lao sẽ bị nhiễm bệnh. Khi xâm nhập được vào cơ thể con người, vi khuẩn lao sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe, thậm chí là tử vong.

Người mắc bệnh lao có những triệu chứng gì?

Bệnh lao phổi có thể ho ra máu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh lao được chia làm hai giai đoạn gồm giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn lao bệnh. Trong đó:

  • Giai đoạn ủ bệnh là khi vi khuẩn lao vừa xâm nhập vào phổi gây sơ nhiễm. Từ đó, vi khuẩn sẽ sẽ đi theo đường máu, đường bạch huyết đến các cơ quan trong cơ thể và làm tổn thương. Tuy nhiên, người bệnh ở giai đoạn này thường không có hoặc rất ít triệu chứng biểu hiện khiến cho việc phát hiện bệnh rất khó khăn.

  • Giai đoạn lao bệnh: Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng sẽ dần được bộc lộ rõ tùy theo mức độ nặng - nhẹ mà lao phổi gây ra cho bệnh nhân. Thông thường, người mắc lao phổi sẽ có các dấu hiệu thể hiện qua đường hô hấp như:

    • Ho khan, ho từ ít đến nhiều nhưng bệnh nhân thường không để ý mình bị ho từ khi nào. Trường hợp ho khan kéo dài và sốt nhẹ trên 3 tuần, đặc biệt là sốt về chiều thì cần chụp X-quang phổi và xét nghiệm đờm để tìm trực khuẩn lao.

    • Ho có đờm, đờm có màu trắng.

    • Ho ra máu lẫn với đờm, tần suất từ ít tới nhiều.

    • Khó thở, phát hiện ran ẩm, ran nổ ở vùng phổi khi khám.

Người bị bệnh lao phổi nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng như: tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, lao thanh quản, rò thành ngực hay bị nấm Aspergillus phổi,...đe dọa đến tính mạng.

Xem thêm:

Người bị bệnh lao phổi có sinh con được không?

Như chúng ta đã biết, lao phổi có khả năng lây lan rất nhanh qua đường hô hấp và gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, đặc biệt là phụ nữ có thai. Trong khi đó, khi người mắc bệnh lao quan hệ tình dục sẽ phát sinh nhu cầu hôn. Đây là hành động tạo cơ hội cho vi khuẩn lao lây lan sang bạn tình.

Bệnh lao phổi không nên sinh con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hơn nữa, sức khỏe người mắc bệnh lao cũng bị giảm đi rất nhiều, nếu quan hệ tình dục càng khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Vậy người bị lao phổi có sinh con được không? 

Các bác sĩ khuyến cáo người mắc bệnh lao phổi không nên quan hệ tình dục, đặc biệt là không nên sinh con.Dù bệnh nhân lao phổi có sử dụng thuốc điều trị nhưng đối với bệnh nhân nam, thuốc sẽ gây ra ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. 

Tuy chưa có ghi nhận thuốc điều trị bệnh lao phổi có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi nhưng sức khỏe người bệnh bị giảm sút cộng với ảnh hưởng của thuốc sẽ có tác động tiêu cực đến chất lượng nòi giống.

Còn đối với nữ giới mang thai khi mắc bệnh lao phổi có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong tăng cao

  • Nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân hơn so với tuổi

  • Trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh lao bẩm sinh, gan to và suy hô hấp

  • Nguy cơ mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén, thậm chí tử vong ở cuối thai kỳ.

Chính vì vậy, nếu mắc bệnh lao, tốt nhất người bệnh không nên có con để không gây thêm nguy hiểm cho bản thân và thai nhi.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi

Chẩn đoán bệnh lao phổi

Ngoài việc khám lâm sàng, dựa trên những biểu hiện của người bệnh thì bác sĩ còn chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn lao phổi dựa trên hai phương pháp xét nghiệm chính gồm:

  • Xét nghiệm da tuberculin: Phương pháp này còn được gọi là xét nghiệm tiêm dưới da, được thực hiện bằng cách tiêm một lượng nhỏ tuberculin của vi khuẩn lao vào cánh tay của bệnh nhân. Nếu trong vòng hai ngày sau tiêm, vị trí đó xuất hiện một vết sưng đỏ chứng tỏ bệnh nhân đã tiếp xúc với vi khuẩn lao. 

  • Xét nghiệm máu IGRAs: Phương pháp này sử dụng mẫu máu và cho kết quả sau 24 giờ. Nếu kết quả dương tính tức là người đó đã nhiễm vi khuẩn lao. Ngược lại, nếu kết quả âm tính là bạn không bị nhiễm lao. 

Ngoài 2 xét nghiệm trên, bệnh nhân có thể thực hiện một số xét nghiệm bổ sung khác như: nhuộm soi tiêu bản đờm, nuôi cấy vi khuẩn lao trong phòng thí nghiệm, chụp X - quang phổi,...

Chẩn đoán và điều trị bệnh lao phổi.  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị bệnh lao phổi

Các chuyên gia cho biết, bệnh lao phổi có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và được điều trị đúng phác đồ. Tùy vào từng thể trạng và mức độ tiến triển bệnh lao phổi của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng. Tuy nhiên, phương pháp phổ biến hiện nay vẫn là sử dụng kháng sinh tối thiểu 6 tháng.

Khi điều trị lao phổi, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc: uống thuốc đủ thời gian, liều lượng theo đúng phác đồ, chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cần phải thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động quá sức. Đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để đảm bảo năng lượng, tăng sức đề kháng chống lại bệnh.

Cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lao phổi

Hiện nay, biện pháp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lao phổi hiệu quả nhất là tiêm vaccine. Tại Việt Nam đang áp dụng tiêm vaccine BCG để tiêm phòng cho trẻ mới sinh ra.

Đối với trẻ sinh ra từ người mẹ mắc bệnh lao cần được tiêm vaccine BCG phòng bệnh lao càng sớm càng tốt. Đồng thời cần được theo dõi sức khỏe để xem trẻ có mắc bệnh lao bẩm sinh hay không.

Phòng tránh bệnh lao phổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sản phụ mắc bệnh lao cũng cần lưu ý sau khi sinh không cho bé bú sữa mẹ, cách ly với trẻ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho con. Không chỉ riêng sản phụ mà bất kì ai cũng nên hạn chế tiếp xúc với người bị lao phổi để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh. Đồng thời, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể cũng là cách giúp bạn phòng tránh bệnh lao phổi.

Như vậy, bài viết này đã giúp độc giả hiểu rõ bị lao phổi có con được không. Tốt nhất người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị, thực hiện lối sống lành mạnh để chống chọi lại với bệnh tật. Với những ai may mắn chưa mắc phải căn bệnh nguy hiểm này hãy nên tự bảo vệ sức khỏe bản thân và con cái bằng cách tiêm phòng lao càng sớm càng tốt.

TB and Pregnancy - Ngày truy cập: 25/04/2022

https://www.cdc.gov/tb/topic/populations/pregnancy/default.htm#:~:text=While%20dealing%20with%20a%20TB,may%20be%20born%20with%20TB

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey