Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy của thai kỳ? Có thể phòng ngừa bằng cách nào?
Thai kỳ

Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy của thai kỳ? Có thể phòng ngừa bằng cách nào?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

29/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Rạn da là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Điều này ảnh hưởng tới làn da của các chị em. Vì vậy mà vấn đề này rất được quan tâm như bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy? Nguyên nhân và phương pháp điều trị là gì? Trong bài viết này, Monkey sẽ giải đáp rõ những vấn đề đó.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Bà bầu rạn da là bị gì? 

Rạn da gây ảnh hưởng không nhỏ tới chị em phụ nữ, đặc biệt với những ai có làn da mỏng, da yếu. Vậy cụ thể tình trạng này là như thế nào?

Thế nào là rạn da 

Rạn da ở bà bầu là vùng da bị co giãn quá mức. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rạn da là hiện tượng vùng da bị co giãn quá mức so với độ đàn hồi. Từ đó dẫn đến tình trạng nứt nẻ thành các vệt sọc trên cơ thể. Tuỳ thuộc vào cơ địa và màu da của mỗi bà bầu mà vết rạn có màu khác nhau như hồng, đỏ, tím hoặc nâu với những đường hẹp như sự phát triển của da. Da có thể rạn ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên sẽ dễ xảy ra ở những vùng da mỏng và nhạy cảm hơn như bụng, đùi, ngực, hay mông. 

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị rạn da nhất, đặc biệt là bụng vì khi mang bầu vùng này cần co giãn nhiều trong một thời gian khá ngắn để bao bọc tử cung đang chứa em bé. Cứ 10 bà bầu thì có tới 8 người bị rạn da, hiện tượng này xảy ra với cả phụ nữ đang mang thai và thai phụ sau sinh. 

Rạn da không gây ảnh hưởng nguy hiểm gì đến mẹ hay bé nhưng lại là vấn đề về thẩm mỹ. Điều này khiến mẹ thiếu tự tin khi đứng trước ai đó. Mẹ bầu đừng lo, trong phần cuối bài viết này Monkey sẽ chia sẻ những tips giúp cải thiện tình trạng rạn da cho bà bầu.

Dấu hiệu bị rạn da ở bà bầu

Sau khi hiểu thế nào là rạn da chúng ta hãy xem những dấu hiệu để nhận biết rạn da là như thế nào trước khi tìm hiểu câu hỏi lớn là bà bầu bị rạn da vào tháng thứ mấy. Nếu chị em nào có những đặc điểm sau về da của mình như dưới đây thì có thể đó là những dấu hiệu thông báo mình bị rạn da đó.

  • Ngứa hoặc khó chịu trên da: Vết rạn chính là một loại tổn thương da của con người. Trong quá trình mang thai mẹ bầu tăng cân quá mức khiến da bị kéo căng đột ngột vượt quá khả năng tái tạo và phục hồi và bị “rách”. Chính thế làm cho mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy châm chích ở những vùng da bị “rách” và đang trong quá trình lên da non. 

  • Bắt đầu xuất hiện vết lõm hoặc gờ nhẹ trên da: Không chỉ ngứa ngáy, mẹ bầu còn có những vết lõm hoặc gờ nhẹ trên những vùng da bị kéo căng và mỏng hơn bình thường. Nguyên nhân của sự khác biệt trên chính là do các sợi collagen và elastin trong da mẹ có tác dụng nâng đỡ bên dưới da bị xáo trộn và đứt gãy khi da bị kéo căng quá mức. 

  • Xuất hiện đốm hoặc vệt màu bất thường trên da: Những vết rạn da dài và to thường bắt đầu từ những vết ngắn và nhỏ và lan rộng ra theo chiều da bị căng. Các vết nhỏ này thường biểu hiện bằng đốm hoặc vệt màu bất thường trên da. Vì vậy nếu chị em nào có những đốm hoặc vệt màu khác các vùng da bình thường thì rất có thể sẽ bị rạn da.

Xuất hiện các vết lõm hoặc gờ nhẹ trên da là dấu hiệu bị rạn da. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những đối tượng dễ bị rạn da 

Không phải bà bầu nào cũng bị rạn da, thậm chí trong số những người bị rạn da thì độ rạn, vị trí rạn hay bà bầu bị rạn da vào tháng thứ mấy cũng là khác nhau. Phụ thuộc vào cơ địa, di truyền, và mức độ tăng cân mà quyết định thai phụ đó có bị rạn da hay không, mặc dù đây là hiện tượng phổ biến.

Bà mẹ trẻ dưới 20 tuổi sẽ dễ bị rạn da hơn vì cấu trúc da chưa hoàn thiện. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Theo yếu tố di truyền, nếu bà bầu nào có mẹ hoặc chị gái đã sinh em bé và bị rạn da thì khả năng bà bầu đó bị rạn da sẽ cao hơn. Ngoài ra, với những bà mẹ mang thai khi ngoài 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi thì cũng có khả năng bị rạn da vì chức năng da đã bị lão hoá hoặc chưa được hoàn thiện. 

Hoặc những người bị rạn da ở tuổi dậy thì thì khả năng bị rạn da lúc mang thai là rất cao. Và ngay cả trong giai đoạn thai kỳ, nếu mẹ nào có cơ địa da yếu, da mỏng nhưng chăm sóc da không tốt hoặc hay tổn thương da cũng dễ bị rạn da. 

Chính vì thế, ngay từ khi bắt đầu có em bé chị em hãy chú ý “chiều chuộng” làn da của mình hơn chứ đừng để đến khi da rạn rồi mới lo. Vậy bà bầu bị rạn da vào tháng thứ mấy? Tiếp tục tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

Xem thêm:

Bà bầu bị rạn da vào tháng thứ mấy? 

Câu trả lời cho “Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy” đó là cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba (cuối tháng thứ 6, đầu tháng thứ 7). Tuy nhiên không phải tất cả bà bầu đều bị rạn da vào thời điểm này mà sẽ phụ thuộc cơ thể mỗi sản phụ. Đây chỉ là khoảng thời gian mà 80 đến 90% bà bầu bị rạn da bắt đầu có hiện tượng này. 

Bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài ra, do cơ địa mỗi người nếu ai có tính chất da tốt, khoẻ mạnh thì sẽ lâu bị rạn da. Còn ai có làn da yếu, mỏng thì sẽ bị rạn sớm hơn. Hoặc cũng có người trong suốt hai tam cá nguyệt đầu tiên không có vấn đề gì, nhưng sang những tháng cuối thai kỳ thì lại bắt đầu có vết rạn da và vết rạn to, dài hơn các mẹ bầu bị rạn từ những tháng đầu.

Tóm lại, với câu hỏi bà bầu thường bị rạn da từ tháng thứ mấy sẽ không có câu trả lời cụ thể nào áp dụng cho tất cả bà bầu mà sẽ dựa vào nhiều yếu tố để căn cứ vào đó biết được khoảng thời gian chính xác với mỗi người.

Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị rạn da?

Sau khi biết được bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy thì chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân khiến bà bầu bị rạn da. Trong đó có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này dưới đây.

Thay đổi hormone 

Thay đổi số lượng và tăng cường hoạt động của các hormone nội tiết tố nữ có lẽ không còn xa lạ đối với mẹ bầu. Chúng chính là thủ phạm gây ra rất nhiều thay đổi trong cơ thể mẹ, làm rối loạn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bà bầu, trong đó vấn đề về rạn da cũng không ngoại lệ.

Vào cuối tháng thứ 3, đây là thời gian đỉnh điểm sự hoạt động mạnh mẽ của các hormone. Thai nhi và nhau thai sẽ tiết ra hai loại hormone là Progesterone và Estrogen nhiều hơn. Hai hormone này có tác dụng đối với tử cung, đồng thời cũng kích thích các phần tử tiền hắc tố Melanin làm tăng sắc tố da. Đây cũng là nguyên nhân khiến các vết rạn da bắt đầu xuất hiện và có màu sậm hơn các vùng da khác không bị rạn.

Mẹ bầu tăng cân nhanh 

Tăng cân nhanh là nguyên nhân khiến bà bầu bị rạn da. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tăng cân nhanh cũng chính là nguyên nhân khiến bà bầu bị rạn da. Trong suốt thai kỳ, các chị em phụ nữ phải hấp thụ nhiều chất để đủ sức nuôi con. Điều này vô tình làm trọng lượng cơ thể mẹ to lớn hơn nhiều trong một khoảng thời gian ngắn. Lớp da bao bọc bên ngoài không thể phát triển kịp thời và vượt quá độ đàn hồi của da nên gây ra hiện tượng rạn da.

Để phòng ngừa rạn da từ nguyên nhân này mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng của mình chỉ nên tăng từ 7 đến 14kg trong suốt thai kỳ mà thôi.

Do cơ địa 

Cơ địa hay di truyền cũng là nguyên nhân của tình trạng rạn da. Nếu người nhà của thai phụ (bà, mẹ, chị em gái) đã từng sinh con và bị rạn da thì khả năng cao thai phụ đó cũng sẽ bị rạn da. Đây là yếu tố di truyền vì vậy bà bầu không nên bất ngờ hay lo lắng.

Đối với cơ địa, những người có cấu trúc da bền vững, sức khỏe làn da tốt thì mức độ rạn ít hơn và bà bầu bị rạn da từ tháng thứ mấy cũng muộn hơn, thậm chí là không bị. 

Có thể điều trị rạn da cho bà bầu được không?

Băn khoăn của các chị em phụ nữ không chỉ dừng lại ở vấn đề bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy mà còn muốn biết liệu tình trạng này có điều trị được hay không. Thông thường, trong 9 tháng của thai kỳ cấu trúc da sẽ thay đổi và nếu mẹ chăm sóc tốt thì làn da sẽ sáng hơn và giúp giảm mờ các vết rạn. Tuy nhiên nếu mẹ nào mong muốn có làn da trở lại sáng lành mờ thâm thì có thể tham khảo một số phương pháp khoa học dưới đây.

Liệu pháp laser là một phương pháp điều trị rạn da hiệu quả. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Liệu pháp laser: Đây là liệu pháp an toàn đã được kiểm định được thực hiện bằng cách chiếu tia laser lên vùng da bị rạn với bước sóng mạnh giúp thúc đẩy tăng cường sản sinh collagen và hình thành mô da mới. Từ đó giúp da mẹ sáng hơn, dịu dàng hơn.

  • Microdermabrasion: Microdermabrasion là phương pháp điều trị siêu mài mòn da, một thủ thuật không đau giúp giảm sự xuất hiện của các vết rạn da trắng. Phương pháp này cải thiện lớp da rạn đó là nhắm vào lớp biểu bì da và hoạt động bằng cách kích thích da thắt chặt các sợi collagen và elastin, giúp da mẹ căng sáng, giảm các vết rạn hiệu quả.

  • Tần số vô tuyến: Tần số vô tuyến là phương pháp điều trị bằng sóng tần số vô tuyến hoạt động hiệu quả nhờ sóng năng lượng tác động vào da, từ đó kích thích sản xuất collagen. Phương pháp này giúp da săn chắc hơn, giảm những vết nứt rạn không mong muốn.

  • Thoa kem retinol hoặc tretinoin theo toa (Hãy hỏi bác sĩ để chắc rằng loại kem này an toàn với những mẹ bầu đang cho con bú): Phương pháp điều trị rạn da bằng thoa kem giúp bà bầu dưỡng ẩm và chữa lành cho da tốt hơn.

Ngoài 4 phương pháp điều trị phổ biến trên còn một số phương pháp khoa học khác như thay da sinh học, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, filler, hay phẫu thuật thẩm mỹ. Mẹ bầu có thể tham khảo tất cả các liệu pháp trên nhưng hãy chọn ra một loại phù hợp với mình nhất nhé. Trước khi thực hiện hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ khắc phục rạn da cho bà bầu 

Nếu câu hỏi bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy là vấn đề nhức nhối của những chị em đang mang thai thì câu hỏi phương pháp nào giúp phòng ngừa rạn da lại là điều đáng quan tâm ở những chị em đang có ý định mang thai. 5 cách hỗ trợ khắc phục rạn da dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi này.

Bổ sung thực phẩm tốt cho da

Bà bầu nên tăng cường sử dụng omega-3 thường xuyên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Những thực phẩm tốt cho da là những thực phẩm giàu vitamin E và omega-3, vitamin C, kẽm, collagen elastin như dâu tây, việt quất, cải bó xôi, các loại cá béo, cam, quýt, rau xanh… Mẹ bầu nên ăn nhiều những loại này để giúp da luôn mềm mại và tăng độ đàn hồi cho da, giúp giảm bớt tình trạng rạn da khi mang thai.

Uống nhiều nước

Tầm quan trọng của nước là không thể bàn cãi, nước không chỉ có tác dụng với làn da mà còn tác dụng với toàn bộ cơ thể con người. Uống nhiều nước giúp tăng quá trình trao đổi chất, đào thải chất độc ra ngoài và tái tạo chất mới. 

Bà bầu uống nhiều nước giúp da sáng mịn hơn, căng mướt, mềm mại. Các hoạt động tái tạo da cũng được đẩy mạnh nếu mẹ uống nhiều nước. Vì thế, uống nhiều nước chính là một phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ khắc phục rạn da hiệu quả cho bà bầu.

Dưỡng ẩm và massage kết hợp các sản phẩm bảo vệ da 

Dưỡng ẩm và massage cho da giúp hạn chế tình trạng rạn da ở bà bầu. Ngoài sử dụng các loại kem phổ biến như kem dưỡng ẩm, kem chống rạn da từ sớm thì mẹ bầu có thể sử dụng một số loại dầu thiên nhiên như dầu oliu, dầu dừa, dầu hạnh nhân, dầu bơ, vitamin E để thoa lên da và massage nhẹ nhàng cũng rất tốt giúp thẩm thấu đều vào da.

Những loại dầu và kem dưỡng ẩm chứa chất chống viêm, chất chống oxy hóa còn giúp cho da bà bầu ngậm đủ nước để da luôn mềm mại, tăng cường khả năng tự chữa lành vết thương và tạo ra hàng rào bảo vệ da. Không những vậy bôi kem dưỡng ẩm, kem trị rạn còn giúp ngăn ngừa khô da và giảm ngứa da.

Bà bầu nên dưỡng ẩm da trong suốt thai kỳ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giữ cân nặng ổn định 

Tăng cân quá nhanh là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ bầu bị rạn da. Vì vậy giữ cân nặng ổn định cũng chính là một cách giúp phòng rạn da mà bà bầu nên lưu ý. Trong suốt thai kỳ bà bầu chỉ nên giữ cân nặng tăng khoảng từ 7 đến 14kg mà thôi và giữ cân ổn định trong khoảng đó. Tình trạng tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn khiến da không kịp giãn nở sẽ gây ra rạn da cho bà bầu.

Tập thể dục 

Tập thể dục mỗi ngày khoảng từ 30 phút đến 45 phút không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh, tăng cường đề kháng, đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện mà đây còn là biện pháp giúp ngăn ngừa và giảm nhẹ tình trạng rạn da. 

Tập thể dục thường xuyên có tác dụng tăng tính đàn hồi của da và tăng cường tuần hoàn máu. Từ đó, giảm khả năng bị giãn tĩnh mạch trong thai kỳ và ngăn ngừa rạn da hiệu quả khi cân nặng của mẹ tăng nhanh.

Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu trong đó có điều trị rạn da. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tóm lại, bà bầu bị rạn da tháng thứ mấy còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng mẹ bầu. Tuy nhiên, đây là tình trạng khá thường thấy ở mẹ bầu. Rạn da không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, khi bị rạn da, mẹ không nên quá lo lắng. Hãy tìm những biện pháp cải thiện an toàn và hiệu quả nhất cho cả mẹ và bé mẹ nhé!

Stretch Marks During and After Pregnancy - Ngày truy cập: 29/09/2022

https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/stretch-marks.aspx#

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online