zalo
Những điều phải biết khi mẹ bầu 33 tuần bị khó thở
Thai kỳ

Những điều phải biết khi mẹ bầu 33 tuần bị khó thở

Thúy Anh
Thúy Anh

21/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Mẹ bầu 33 tuần bị khó thở là hiện tượng thường gặp do cơ thể có nhiều biến đổi. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý. Do đó việc tìm hiểu nguyên nhân là rất quan trọng để có thể xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn.

Triệu chứng khó thở ở phụ nữ mang thai

Tình trạng khó thở ở bà bầu đã xuất hiện ngay từ giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên càng về cuối thai kỳ thì tình trạng này sẽ càng nhiều hơn. 

Theo một số nghiên cứu, thì có đến 60 - 70% thai phụ gặp phải tình trạng này. Triệu chứng khó thở khiến cho mẹ bầu ngột ngạt, khó chịu và mệt mỏi. 

Các dấu hiệu điển hình của tình trạng khó thở. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu 33 tuần bị khó thở là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho mẹ bầu 33 tuần bị khó thở như:

Tử cung phát triển

Trong suốt thai kỳ tử cung sẽ liên tục phát triển để thích nghi với sự lớn lên của em bé. Các cơ hoành kết hợp với phổi hoạt động để đảm nhiệm vai trò đưa không khí vào trong phổi. 

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung phát triển mạnh hơn chèn ép lên các cơ hoành này. Khi các cơ hoành bị ức chế sẽ làm hạn chế việc đưa không khí lên phổi. Đây chính là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu 33 tuần bị khó thở.

Tử cung phát triển làm mẹ cảm thấy khó thở. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thay đổi của hormone

Ở cuối thai kỳ cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh ra rất nhiều hormone progesterone. Hormone này có vai trò hỗ trợ cho quá trình mang thai. 

Tuy nhiên khi cơ thể tiết ra quá nhiều cơ thể mẹ bầu sẽ không được thoải mái, cảm thấy khó thở, mệt mỏi. Càng về sau tình trạng này sẽ càng xảy ra nhiều hơn.

Thay đổi của hormone khiến bà bầu khó thở. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thiếu máu

Thiếu máu cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều bà bầu tuần 33 bị khó thở. Khi thiếu máu cơ thể người mang về thai sẽ thường xuyên mệt mỏi, xanh xao, khó thở và chóng mặt.

Khó thở gây nên rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe mẹ bầu. Thiếu máu kéo dài sẽ khiến tình trạng khó thở càng nghiêm trọng hơn. Nếu tình trạng này xảy ra ở những tuần cuối thai kỳ thì mẹ bầu không nên chủ quan. Hãy bổ sung sắt, sinh hoạt điều độ, cung cấp đủ dinh dưỡng để em bé và mẹ được khỏe mạnh.

Tình trạng thiếu máu là một trong những nguyên nhân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tích nước

Cơ thể người mang thai thường bị tích nước nhiều hơn người bình thường. Ở những tháng cuối thai kỳ cơ thể càng tích nước nhiều hơn. 

Việc tích nước khiến cho một số cơ quan trong cơ thể bị phù, nề trong đó có: Phổi, xoang mũi,... Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở ở tuần 33.

Cơ thể tích nước khiến mẹ khó thở. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tim phải hoạt động nhiều

Tình trạng khó thở ở mẹ bầu tuần 33 cũng có thể là do tim phải hoạt động nhiều hơn. Bởi lẽ lúc này thai nhi đã lớn nên tim cần đẩy mạnh hoạt động để cung cấp đủ máu cho em bé.

Do một số bệnh lý

Nguyên nhân khiến cho mẹ bầu 33 tuần bị khó thở còn có thể là vì những bệnh lý sau:

  • Bệnh hen suyễn: Thai phụ có các dấu hiệu như tức ngực, khó thở. 

  • Bệnh cơ tim chu sản: Triệu chứng nhận biết là cơ thể mệt mỏi, mắt cá chân bị sưng, hạ huyết áp, mệt mỏi, tim đập nhanh dẫn đến khó thở.

  • Bệnh thuyên tắc phổi: Bệnh xảy ra khi có khối máu đông bị tắc tại động mạch phổi. Triệu chứng gặp phải là khó thở, đau ngực, ho,...

Mẹ bị bệnh hen suyễn khi mang thai cũng là một trong nhiều nguyên nhân. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu bị khó thở ở tam cá nguyệt thứ 3 có nguy hiểm không?

Mẹ bầu 33 tuần bị khó thở có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này. 

Nếu là do sự phát triển của tử cung gây chèn ép lên các cơ quan nội tạng thì bạn không cần quá lo lắng. Bởi vì về sau khi thai quay đầu và chuyển dần xuống xương chậu, tử cung thì khoang phổi sẽ không còn bị chèn ép như lúc trước. Nhờ vậy mẹ bầu sẽ dễ dàng hít thở. 

Tuy nhiên nếu tình trạng khó thở là do bệnh lý thì mẹ bầu không nên chủ quan. Hen suyễn, thuyên tắc phổi, cơ tim chu sản là các bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. 

Khi có dấu hiệu nghi ngờ do bệnh lý bà bầu cần chủ động gặp bác sĩ ngay.

Không nên chủ quan với hiện tượng này. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khắc phục hiện tượng khó thở ở bà bầu 3 tháng cuối

Mẹ bầu muốn dễ thở hơn ở giai đoạn này có thể tham khảo các cách dưới đây:

Tập thở bằng bụng

Hãy thư giãn và hít thở thật sâu bằng mũi để phổi và bụng đầy khí. Giữ hơi trong vòng 1 giây rồi thở ra nhẹ nhàng bằng miệng đến khi phổi và bụng xẹp lại. Thực hiện động tác thở này lặp lại sau khoảng 5 - 10 phút mẹ bầu sẽ thấy dễ thở hơn nhiều.

 Tập thở đúng cách. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thở bằng miệng

Hít thở thật sâu và chậm 1 hơi bằng mũi sau đó thở từ từ, nhẹ nhàng bằng miệng. Lặp lại sau 5 - 10 phút sẽ giúp bà bầu thở được dễ dàng hơn.

Tư thế nằm và ngồi phù hợp

Ngồi với tư thế thoải mái và giữ thẳng lưng. Nằm nghiêng sang bên trái để phổi dễ dàng lấy không khí, giảm áp lực xuống cơ hoành sẽ giúp hít thở dễ hơn.

Nên nằm nghiêng bên trái. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tâm lý thoải mái

Việc thường xuyên căng thẳng lo âu cũng là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khó thở. Vì vậy đừng quá lo lắng, hãy giữ cho mình một tâm lý thoải mái nhất có thể.

Một số mẹo khác

Ngoài ra nên vận động nhẹ nhàng cũng sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát hơi thở tốt hơn. Mẹ có thể tập yoga với các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp. Đồng thời không nên làm việc quá sức, không làm việc nặng, khi mệt, khó thở hãy nghỉ ngơi ngay.

Chú ý ăn uống lành mạnh, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Đặc biệt là bổ sung vừa đủ liều lượng canxi, sắt và các khoáng chất thiết yếu cho bà bầu. 

Mẹ có thể bổ sung thông qua thực phẩm như hải sản, thịt bò, rau xanh,... hoặc dạng thực phẩm chức năng nhưng nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Mẹ bầu 33 tuần bị đau bụng có phải dấu hiệu sinh non?

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Để tránh những biến chứng nguy hiểm, mẹ bầu khi thấy có thở thuộc một trong các dấu hiệu sau thì cần lập tức đến gặp bác sĩ để được thăm khám: 

  • Có các triệu chứng của hen suyễn nặng: Ho dai dẳng tăng về đêm, tức ngực, khó thở dẫn đến mất ngủ,...

  • Tim đập nhanh, nhịp tim tăng cao và kéo dài, thở gấp.

  • Đau khi thở hoặc thấy đau ngực.

  • Ho, sốt liên tục và kéo dài đi kèm với thở khò khè.

  • Môi, ngón tay, ngón chân chuyển sang màu tím, xanh.

  • Người mang thai bị mắc các bệnh mãn tính như: Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm cột sống dính khớp,...

Nếu khó thở kèm đau tức ngực, mẹ cần gặp bác sĩ chuyên môn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu 33 tuần bị khó thở là tình trạng thường xuyên xảy ra. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về sức khỏe của mình, phụ nữ mang thai cần chủ động thăm khám sớm để ngăn chặn kịp thời các biến chứng nguy hiểm.

The Third Trimester of Pregnancy: Shortness of Breath and Edema - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/third-trimester-shortness-breath-edema

33 Weeks Pregnant: You May Start to Have Trouble Breathing - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.healthywomen.org/your-health/pregnancy--postpartum/33-weeks-pregnant-symptoms-and-signs

Shortness of breath - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.marchofdimes.org/complications/shortness-of-breath.aspx

Causes of shortness of breath during pregnancy - Truy cập ngày 21/05/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322316

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!