zalo
Mẹ bầu 33 tuần bị đau bụng có phải dấu hiệu sinh non?
Thai kỳ

Mẹ bầu 33 tuần bị đau bụng có phải dấu hiệu sinh non?

Thúy Anh
Thúy Anh

21/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Càng cận kề ngày sinh, mẹ bầu càng lo lắng không biết cơn chuyển dạ sẽ đến bất cứ lúc nào. Vậy, mẹ bầu 33 tuần bị đau bụng có phải dấu hiệu sinh non? Mẹ cần phải làm gì khi có triệu chứng này? 

Nguyên nhân gây đau bụng ở tam cá nguyệt thứ 3

Để biết mẹ bầu 33 tuần bị đau bụng có phải là dấu hiệu chuyển dạ sớm hay không nên chú ý tới các nguyên nhân và triệu chứng: 

Các cơ và dây chằng bị chèn ép

Càng gần các tháng cuối thai kỳ tử cung càng lớn dần lên gây chèn ép tới các bộ phận khác trong cơ thể. Các cơ và dây chằng bị kéo căng ra gây nên các cơn đau râm ran ở mẹ bầu. Từ đó, áp lực của tử cung khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển và vận động. 

Dây chằng bị chèn ép là một trong những nguyên nhân khiến mẹ đau bụng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cơn gò tử cung

Việc cơn đau gò tử cung xuất hiện ở những tuần cuối mang bầu thường khiến mẹ tưởng nhầm là cơn chuyển dạ. Nhưng nếu có dấu hiệu đi kèm sau mẹ nên chú ý: 

  • Cơn đau mạnh hoặc nhẹ ở bụng trước xương chậu.

  • Đau bất thình lình rồi tự hết hẳn.

  • Cơn đau có thể giảm khi thay đổi tư thế.

Bởi đó có thể là hiện tượng nguy hiểm. Thai phụ hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chuyên gia chẩn đoán tốt hơn.

Thận trọng với cơn gò tử cung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do vận động

Phụ nữ khi mang thai ở những tuần cuối vận động mạnh có thể gây đau bụng lâm râm. Điển hình như: Leo cầu thang, khuân vác đồ nặng, đi lại nhiều, chạy nhảy…

Do đó, các mẹ cần chú ý đi lại nhẹ nhàng, hạn chế làm việc nặng đảm bảo sức khỏe cho thai nhi. Nếu cơn đau diễn ra thường xuyên thì nên đến khám bác sĩ ngay.

Vận động quá sức cũng khiến mẹ đau bụng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi cơn đau bụng râm ran có dấu hiệu đi kèm như: Đi tiểu đau buốt hoặc nhiều lần mà ra ít, có mùi khó chịu… có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Lúc này mẹ cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. 

Mẹ bầu 33 tuần bị đau bụng có phải dấu hiệu sắp sinh?

Mẹ bầu 33 tuần bị đau bụng thường cảm thấy lo lắng rằng liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo sắp sinh không? Thực tế, đau bụng ở thời gian này là dấu hiệu khá bình thường nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. 

Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng có biểu hiện rõ rệt, âm ỉ từng đợt, cứ 3 - 5 phút lại đau quặn ở vùng thượng vị hoặc hạ vị, cộng thêm máu báo thì đây là lời cảnh báo con sắp chào đời. 

Cơn đau dữ dội và liên tục thì mẹ nên đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu rất nguy hiểm. Lúc này, mẹ cần phải ghi nhớ thật kỹ triệu chứng mắc phải để bác sĩ có chẩn đoán chính xác, đưa ra phương pháp xử lý  tốt nhất. 

Cơn đau bụng có thể là triệu chứng bình thường. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các dấu hiệu chuyển dạ khác ở mẹ bầu tuần 33

Mẹ bầu 33 tuần bị đau bụng có thể là triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, mẹ nên cảnh giác trước một số dấu hiệu chuyển dạ dưới đây:

Cơ thể mệt mỏi, nặng nề và di chuyển khó khăn

Lúc này, thai nhi gần như đã phát triển hoàn thiện tuyệt đối gây chèn ép lên ổ bụng và xương chậu của mẹ. Một số triệu chứng thấy rõ rệt nhất: 

  • Cơ thể mệt mỏi, khó chịu .

  • Đau lưng, hông.

  • Gặp nhiều khó khăn di chuyển, đi lại khệ nệ phải dạng 2 chân. 

Cơ thể của mẹ bầu đang phải hoạt động quá sức để nâng niu thai nhi. Dù vậy, mẹ cũng không được lơ là vì đây cũng là dấu hiệu cảnh báo ngày sinh sắp đến. 

Cơ thể mẹ mệt mỏi, nặng nề. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phù chân

Rất nhiều mẹ bầu sau khi mang thai ở tuần thứ 33 bị phù chân. Hiện tượng này hình thành do trọng lượng của thai nhi tạo áp lực lên ổ bụng và chèn ép các tĩnh mạch vùng xương chậu.  

Lúc này, máu khó lưu thông về tim, làm giảm hoạt động máu xuống di chuyển xuống chân khiến người mang thai khó chịu, gặp nhiều khó khăn khi di chuyển. Đây cũng có thể là lời dự báo cho thấy con sắp chào đời. 

Hiện tượng chân bị sưng phù. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bụng bầu bị tụt thấp xuống dưới

Nếu mẹ bầu 33 tuần có dấu hiệu bụng bị tụt thấp xuống nghĩa là ngày sinh đã đến. Thông thường, những tuần đầu của thai kỳ bụng nằm ở vị trí cao và bụng sẽ tụt dần xuống cho tới ngày sinh. 

Đây là hiện tượng thai nhi đã quay đầu, di chuyển xuống khung xương chậu, sẵn sàng chào đời. Điều này sẽ tạo điều kiện cho mẹ sinh thường dễ dàng, an toàn và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

Bụng bầu tụt thấp hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Âm đạo tiết dịch nhầy

Hormone nội tiết tăng đột ngột thay đổi khiến mẹ xuất hiện nhiều dịch nhầy đặc, có màu trắng đục như lòng trắng trứng gà. Bác sĩ khuyên mẹ bầu ở thời gian này nên vệ sinh thường xuyên, đảm bảo sức khỏe, tránh bị nhiễm bệnh phụ khoa.

Đi tiểu nhiều lần

Càng gần tháng cuối thai kỳ số lần đi tiểu và đại tiện sẽ gần nhau hơn. Thông thường thời gian chỉ kéo dài tầm 5 - 15 phút/lần. Nguyên nhân do thai nhi đã ổn định ngôi, đầu chạm xương chậu tạo áp lực lên trực tràng khiến mẹ buồn đi vệ sinh nhiều hơn. 

Theo lời khuyên của bác sĩ, phụ nữ mang thai trong thời gian này tuyệt đối không được nhịn đi tiểu để tránh hiện tượng ứ đọng nước tiểu, chèn ép lối sinh của thai.

Thai phụ tuyệt đối không được nhịn tiểu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bụng dưới đau

Nếu mẹ bầu 33 tuần bị đau bụng dưới từ râm ran rồi tăng dần lên sau khi đi vệ sinh nghĩa là thai nhi đang thúc mạnh vào vùng xương chậu. Quá trình chuyển dạ sẽ sớm diễn ra trong khoảng thời gian từ 12h - 24h. 

Ra máu cá

Sau khi cơn đau bụng âm ỉ theo từng đợt, kèm theo dịch nhầy lẫn máu là dấu hiệu nút nhầy cổ tử cung đã bong. Lúc này bà bầu nên đóng băng vệ sinh và theo dõi lượng máu cá hoặc đề phòng vỡ ối.

Hiện tượng ra máu cá. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vỡ ối

Vỡ ối là dấu hiệu rõ nhất cảnh báo mẹ sắp sinh. Nước ối sẽ ra từ từ hoặc ào ra một cách bất ngờ. Nước ối thường không có màu, trong và không có mùi, nhưng khi chuyển dạ sẽ có mùi nặng và màu đậm hơn. 

Lúc này, bố cần đưa mẹ đến bệnh viện ngay, vì có thể cơn sinh nở sẽ diễn ra chỉ vài tiếng nữa thôi. 

Dấu hiệu vỡ ối. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xóa cổ tử cung hoàn toàn

Xóa cổ tử cung hoàn toàn thường khó phát hiện, chỉ khi đi thăm khám định kỳ bác sĩ mới có thể kết luận được chính xác. Thường cổ tử cung của phụ nữ dài từ 3 – 5 cm, khi tới ngày sinh cổ tử cung có thể sẽ biến mất để chuẩn bị cho việc sinh nở.

Cơn co thắt tử cung, từng đợt và có tính quy luật

Xuất hiện cơn co thắt tử cung sẽ làm vùng thắt lưng của mẹ đau mỏi kéo dài khoảng 5 phút/lần. Cứ 30 phút cơn đau sẽ lặp lại và tăng dần lên như cơn đau đẻ thật sự. Nếu cơn đau không biến mất khi chị em nghỉ ngơi hay thay đổi tư thế thì nên đi khám ngay.

Cơn co thắt tử cung. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Tổng hợp những vấn đề mẹ bầu tuần 33 cần đặc biệt quan tâm

Mẹ bầu 33 tuần bị đau bụng cần chú ý điều gì?

Mẹ bầu 33 tuần bị đau bụng cần theo dõi triệu chứng các cơn đau. Nếu thấy dấu hiệu bất thường như: 

  • Chảy máu âm đạo.

  • Sốt.

  • Nôn mửa.

  • Chóng mặt.

  • Buồn nôn.

  • Ớn lạnh.

Cần đi khám ngay để được bác sĩ chỉ định xử lý kịp thời. 

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần chú ý điều sau để có thai kỳ khỏe mạnh: 

  • Bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin, khoáng chất như: Cải xoăn, ớt chuông, ngao, sò, hạnh nhân,...

  • Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu như chuối, đu đủ, bơ, gạo lứt, yến mạch,... và tăng cường sức khỏe như sữa chua, thịt bò, các hạt ngũ cốc,...

  • Hạn chế quan hệ tình dục tránh chuyển dạ sớm.

  • Tuyệt đối tránh thực phẩm chứa chất kích thích như: Rượu bia, cà phê…

  • Chú ý tới việc di chuyển và hoạt động hàng ngày. 

Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, mẹ bầu 33 tuần bị đau bụng sẽ biết cách xử lý kịp thời, đảm bảo thai kỳ diễn ra khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông. 

The Third Trimester of Pregnancy: Pain and Insomnia - Truy cập ngày 19/05/2022

https://www.healthline.com/health/pregnancy/third-trimester-pain-insomnia

Abdominal Pain and Pregnancy: What to Know - Truy cập ngày 19/05/2022

https://www.webmd.com/parenting/abdominal-pain-and-pregnancy-what-to-know

What causes upper stomach pain in the third trimester? - Truy cập ngày 19/05/2022

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324736

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey