zalo
Bí quyết giúp mẹ khắc phục tình trạng đau háng khi mang thai tuần 37
Thai kỳ

Bí quyết giúp mẹ khắc phục tình trạng đau háng khi mang thai tuần 37

Đào Nhàn
Đào Nhàn

04/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Triệu chứng đau háng khi mang thai tuần 37 không chỉ ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến tâm lý mẹ bầu bị stress. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau háng và làm sao để khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp các vấn đề đó.

Đau háng khi mang thai tuần 37 biểu hiện như thế nào?

Đau háng là hiện tượng xảy ra cực kỳ phổ biến ở phụ nữ mang thai. Số liệu thống kê cho thấy, có tới 80% bà bầu bị đau háng, tập trung hầu hết trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, số lượng ít ỏi khác có thể xuất hiện sớm hơn.

Triệu chứng đau háng khi mang thai tuần 37. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Song dù mẹ bầu bị đau háng ở thời điểm nào thì các triệu chứng xuất hiện vẫn giống nhau, cụ thể như:

  • Vùng khớp háng có cảm giác đau nhức, thậm chí cơn đau có thể lan rộng xuống vùng hông, mông, đầu gối và hai bàn chân.

  • Tê bì một bên hông.

  • Có tiếng động phát ra từ bên háng và hông mỗi khi di chuyển.

  • Ban đêm và sáng sớm lúc thức dậy là lúc cơn co các khớp xuất hiện nhiều nhất.

  • Các cử chỉ, vận động của bà bầu gặp khó khăn như: xoay người, cúi người, đi lại, đứng lên, ngồi xuống.

Từ những biểu hiện trên có thể thấy, bà bầu bị đau háng khi mang thai tuần 37 không những có cảm giác đau đớn, khó chịu mà ngay cả hoạt động đi lại, vận động hàng ngày cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, tâm lý của mẹ bầu khi bị đau háng cũng cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái.

Ban đêm và lúc ngủ dậy bà bầu hay bị đau háng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều đáng nói là ban đêm và sáng sớm lúc ngủ dậy là thời điểm cơn đau “hành hạ” thai phụ nhiều nhất. Cơn đau có thể khiến mẹ bầu bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Vậy điều gì khiến các mẹ bị đau háng khi mang thai tuần 37? Và có cách nào để khắc phục vấn đề này hay không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp trong phần tiếp theo của bài viết này.

Bà bầu bị đau háng khi mang thai tuần 37 là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau háng khi mang thai tuần 37 ở bà bầu. Cụ thể:

Mẹ bị thiếu canxi 

Nhu cầu canxi ở phụ nữ mang thai cao hơn nhiều so với người bình thường. Nếu mẹ bầu không bổ sung đầy đủ canxi sẽ khiến xương khớp bị đau nhức. Đau háng là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai bị thiếu canxi do đây là vị trí phải gánh chịu nhiều áp lực từ tử cung. 

Bởi vậy, bà bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ canxi hàng ngày từ các loại thực phẩm như: trứng, sữa, các loại đậu, rau xanh,...và thuốc uống canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹ bị thiếu canxi dẫn đến đau háng khi mang thai tuần 37. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bị thiếu magie

Magie có vai trò rất quan trọng đối với chức năng, hoạt động của các dây thần kinh. Do đó, nếu để cơ thể thiếu magie, mẹ bầu sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe như: đau khớp háng, đau dây thần kinh tọa, chuột rút cơ,... Đặc biệt, magie còn giúp cho bà bầu giảm thiểu nguy cơ mắc biến chứng tiền sản giật, sinh non và tử vong sản khoa. Khi thiếu magie trong cơ thể, chắc chắn tỉ lệ rủi ro sẽ tăng cao.

Giãn dây chằng tròn

Dây chằng tròn là hai dải mô liên kết ở hai bên tử cung, có nhiệm vụ gắn kết tử cung với háng và mu. Thông thường, dây chằng này sẽ giãn ra tùy theo sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi cơ thể bà bầu sản xuất quá nhiều hormone relaxin và progesterone cũng khiến dây chằng bị kéo giãn. Từ đó gây ra chứng đau háng ở phụ nữ mang thai 37 tuần.

Triệu chứng đau háng khi mang thai do giãn dây chằng tròn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Giãn tĩnh mạch

Có khoảng 60% phụ nữ mang thai được chẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch khi mang thai. Đây là tình trạng các mạch máu sưng gồ, ngoằn nghèo với các đường gân xanh, tím, xuất hiện chủ yếu ở âm đạo, bắp chân và một số vị trí khác trên cơ thể. 

Đi cùng với đó là cảm giác đau nhức, khó chịu tại vị trí tĩnh mạch bị giãn. Nếu mẹ bị giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo thì sẽ xảy ra triệu chứng đau khớp háng. Các cơn đau sẽ ngày càng tăng lên khi thai phụ vận động, đặc biệt là khi mẹ phải đứng hoặc ngồi nhiều. 

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể bà bầu có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố. Đặc biệt là thời điểm gần ngày dự kiến sinh, nội tiết tố thay đổi khiến dây chằng và sụn khớp ở khu vực chậu hông mềm ra và co giãn được, tạo điều kiện thuận lợi để em bé chào đời. Do đó, bà bầu đau háng khi mang thai tuần 37 là điều rất bình thường.

Nội tiết tố thay đổi khiến bà bầu bị đau háng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trọng lượng cơ thể người mẹ thay đổi

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, cân nặng tăng quá nhiều là điều không tốt đối với bất kỳ ai, không chỉ riêng phụ nữ mang thai. Sự tăng cân quá mức sẽ khiến khớp háng của thai phụ phải chịu thêm nhiều áp lực cùng với dự dồn nén từ tử cung. Vì thế, tình trạng đau háng khi mang thai tuần 37 sẽ tăng lên càng nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe mẹ bầu.

Chuyển động của thai nhi

Mọi cử động của thai nhi đều tác động đến mẹ bầu, đặc biệt dây thần kinh. Hậu quả dẫn đến là khiến mẹ bầu bị đau háng, nhất là khi thai nhi đã dịch chuyển xuống đáy tử cung và sắp sửa chào đời.

Sự chuyển động của thai nhi khiến bà bầu bị đau háng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thai phụ vận động không đúng cách

Trong những tuần cuối của thai kỳ, mọi hoạt động của bà bầu nếu không thực hiện đúng cách đều có thể để lại hậu quả, điển hình như triệu chứng đau khớp háng. Khi mẹ đi đứng hoặc ngồi xuống quá mạnh có thể khiến tử cung bị co thắt và gây đau háng. 

Hơn nữa, nếu mẹ bầu đi lại nhiều trong những tuần cuối thai kỳ còn khiến cho hai bên xương chậu giãn nở không đều và gây viêm màng dính xương mu. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau háng khi mang thai tuần 37 mà các chị em cần lưu ý.

Bà bầu bị đau háng khi mang thai tuần 37 khắc phục bằng cách nào?

Hiện tượng đau háng khi mang thai tuần 37 khiến các mẹ bầu đi lại, hoạt động gặp nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, tinh thần của thai phụ cũng bị giảm sút khi hàng ngày phải đối mặt với những cơn đau háng như vậy.

Bơi lội có tác dụng giảm đau háng hiệu quả cho bà bầu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Vì thế, Monkey xin được “mách nhỏ” mẹ bầu các phương pháp giúp giảm đau khớp háng hiệu quả như sau:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh tại vị trí bị đau để làm co cơ, quá trình lưu thông máu được cải thiện.

  • Massage nhẹ nhàng để giảm đau và giảm bớt căng thẳng.

  • Vận động nhẹ nhàng, hạn chế làm việc nặng nhọc.

  • Đi lại ít, chú ý nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể được thả lỏng, khớp háng thư giãn.

  • Nếu bắt buộc phải vận động, mẹ bầu cần cố gắng giữ bụng và cố định phần khớp xương chậu để giảm bớt áp lực.

  • Chịu khó tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng, giúp giảm bớt đau háng như: yoga, bơi lội

  • Tránh đi giày, dép cao gót và mặc quần áo bó sát khiến khớp háng phải chịu thêm nhiều áp lực.

  • Nên nằm ngủ nghiêng người sang bên trái, kê gối mỏng vào sau lưng, trước bụng để giảm áp lực từ tử cung.

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là canxi và magie để giảm đau xương khớp hiệu quả.

Với những biện pháp kể trên hoàn toàn có thể giúp mẹ giảm đau háng khi mang thai tuần 37 rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau quá mức, dù mẹ đã thực hiện các biện pháp kể trên nhưng vẫn không thuyên giảm, thậm chí còn đau nặng hơn thì mẹ nên đi kiểm tra sức khỏe sớm. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp cho mẹ bầu.

Xem thêm:

Lưu ý một số triệu chứng khác đi kèm với đau háng

Đau háng khi mang thai tuần 37 là hiện tượng phản ánh quá trình chuyển dạ sinh em bé đang ngày càng đến gần hơn. Qua đó, mẹ bầu biết mình cần phải chuẩn bị sẵn sàng tư trang như quần áo, bỉm sữa cho cả mẹ và bé,... 

Mẹ bị đau háng kèm các dấu hiệu bất thường nên đi khám sớm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu cho biết sức khỏe của mẹ đang gặp vấn đề như: thiếu chất dinh dưỡng, mắc bệnh giãn tĩnh mạch, hay thậm chí là thai nhi đang gặp nguy hiểm. Vì vậy, để yên tâm nhất thì bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên đi khám nếu thấy triệu chứng đau háng xuất hiện quá mức, ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt hàng ngày. Nhất là khi mẹ bị đau háng kèm với các triệu chứng khác như:

  • Táo bón

  • Đi tiểu mất kiểm soát

  • Đầu đau dữ dội

  • Sốt cao

  • Thai nhi ít cử động,...

Tóm lại, đau háng khi mang thai tuần 37 tuy không gây nguy hiểm gì nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt và tâm trạng của bà bầu. Do đó, mẹ bầu hãy ghi nhớ các phương pháp giảm đau mà Monkey đã chia sẻ ở trên để chất lượng cuộc sống không bị ảnh hưởng nhé!

PREGNANCY: PAIN IN GROIN AND INNER THIGH – WHAT CAN I DO? - Ngày truy cập: 4/10/2022

https://www.universityobgynassoc.com/2019/01/25/pregnancy-pain-in-groin-and-inner-thigh-what-can-i-do/

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!