Mỡ máu cao là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nếu không được kiểm soát, mỡ máu cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn thực đơn cho bà bầu bị mỡ máu, giúp bạn lựa chọn thực phẩm đúng cách để kiểm soát mỡ máu và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Xem ngay!
Mỡ máu cao là gì?
Mỡ máu cao, hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, là một tình trạng mà nồng độ cholesterol và các hợp chất mỡ khác trong huyết thanh vượt quá mức bình thường. Trong đó, cholesterol là một chất quan trọng có vai trò trong việc hình thành màng tế bào, sản xuất dưỡng chất và hormone, được di chuyển trong máu thông qua các hạt lipoprotein.
Vậy, nguyên nhân nào khiến thai phụ dễ bị mắc bệnh máu nhiễm mỡ hơn một số người khác? Lý do chủ yếu đến từ sự tăng của cholesterol trong cơ thể có vai trò đặc biệt trong việc phát triển và duy trì thai kỳ. Nhu cầu về cholesterol tăng cao trong những tháng thai kỳ, đồng thời với sự thay đổi trong chế độ ăn uống và việc ăn nhiều hơn bình thường cũng có thể dẫn đến mức mỡ máu cao.
Như vậy, mỡ máu cao có ảnh hưởng xấu gì đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây!
Ảnh hưởng của mỡ máu cao đối với mẹ bầu
Mỡ máu cao khi mang thai là một vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng mẹ bầu mắc mỡ máu cao có nguy cơ mắc tiền sản giật cao gấp đôi so với phụ nữ có mức cholesterol trong máu ổn định. Sản giật là một tình trạng nghiêm trọng, có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Ngoài ra, mỡ máu cao cũng làm tăng nguy cơ các biến chứng khác trong thai kỳ, bao gồm: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, viêm gan và suy thận, xơ gan và ung thư gan, sỏi mật và nhiều bệnh lý khác. Đặc biệt, một số bệnh liên quan đến mỡ máu có thể được di truyền cho thai nhi, làm tăng nguy cơ cho sự phát triển không khỏe mạnh của trẻ.
Các loại thực phẩm tốt cho bà bầu bị mỡ máu
Bà bầu trong giai đoạn mang thai cần chú ý đến việc ăn uống sao cho cả mẹ và thai nhi đều nhận đủ dưỡng chất. Dưới đây là danh sách các thực phẩm giúp cải thiện tình trạng mỡ máu mà bạn nên bổ sung vào thực đơn cho bà bầu bị mỡ máu của mình:
-
Giá đỗ (mầm đậu xanh): Chứa nhiều Vitamin C, chất xơ hòa tan và các khoáng chất. Vì thế chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu và thai nhi. Đồng thời, cải thiện việc chuyển hóa cholesterol, giảm mỡ máu.
-
Táo: Chứa Pectin giúp giảm hấp thu acid mật và giảm cholesterol. Đồng thời, bổ sung vitamin và khoáng chất cho cả mẹ và bé.
-
Bí đao: Đa dạng dưỡng chất như Vitamin A, B, C và các khoáng chất. Ngoài ra, bí đao còn chứa Acid Malonic giúp giảm mỡ máu.
-
Dưa leo: Giúp bổ sung nước và khoáng chất. Bên cạnh đó, còn chứa Pectin và sterol thực vật giúp giảm cholesterol.
-
Cà rốt: Có chứa Quercetin giúp giảm cholesterol và bảo vệ hệ xương cho thai nhi.
-
Hành tây: Chứa nhiều flavonoid giúp giảm cholesterol "xấu" mà không làm ảnh hưởng đến cholesterol "tốt".
-
Súp lơ: Cung cấp chất sắt và chất xơ, giúp cải thiện hệ thần kinh cho thai nhi và giảm mỡ máu.
-
Cá biển: Thực phẩm này rất giàu Omega-3, giúp giảm triglyceride. Chính vì thế, bà bầu nên ăn khoảng 300gram mỗi tuần.
-
Hạt: Các loại hạt như hạnh nhân, macca, óc chó và hạt điều đều chứa Omega-3 và acid folic, giúp giảm mỡ máu và bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.
-
Dầu thực vật: Nên sử dụng dầu olive, dầu hướng dương, dầu mè thay thế dầu động vật để giảm lượng cholesterol "xấu".
Thực đơn cho bà bầu đầy đủ dinh dưỡng theo từng giai đoạn
Thực đơn cho bà bầu thiếu máu: TOP 7 thực phẩm giàu sắt nhất
Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bà bầu tiểu đường ăn ngon đủ chất
Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho bà bầu bị mỡ máu
Sau khi đã biết được những thực phẩm tốt giúp giảm mỡ máu cho bà bầu, cũng quan trọng là biết những thực phẩm nên tránh xuất hiện trong thực đơn cho bà bầu bị mỡ máu để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi trong thai kỳ. Cụ thể như:
-
Thực phẩm chứa chất béo xấu: Chất béo xấu, như chất béo nhân tạo, thường xuất hiện trong các loại dầu như dầu dừa, dầu cọ, mỡ động vật như mỡ heo, mỡ bò, mỡ cừu. Các thực phẩm chứa chất béo xấu có thể tăng cholesterol "xấu" và giảm cholesterol "tốt," gây nguy cơ bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, và béo phì.
-
Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo, muối, và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Các món ăn như khoai tây chiên, gà rán, thịt xông khói, thực phẩm đóng hộp nên được tránh để giảm mỡ máu và bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
-
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đặc biệt là tinh bột tinh chế trong bánh mì trắng, mì gói, có thể làm tăng mức cholesterol "xấu" và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bà bầu nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này và thay thế bằng những nguồn tinh bột tốt như gạo lứt, ngũ cốc nguyên cám, và đậu.
-
Thực phẩm chứa nhiều đường: Các thực phẩm chứa nhiều đường như nước hoa quả ép, trái cây khô, và đồ uống đóng lon có thể làm tăng nồng độ triglyceride. Việc giảm thiểu tiêu thụ thực phẩm giàu đường có thể giúp giảm mỡ máu hiệu quả hơn việc cắt giảm chất béo.
Nguyên tắc cần áp dụng trong thực đơn cho bà bầu bị mỡ máu
Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé, dưới đây là các nguyên tắc cần áp dụng khi xây dựng thực đơn cho bà bầu bị mỡ máu:
-
Không nên ăn đạm vào bữa tối: Bữa tối nên được sắp xếp nhẹ nhàng và không nên ăn quá nhiều đạm. Ăn nhiều đạm vào buổi tối có thể làm tăng cholesterol và nguy cơ xơ vữa động mạch, do buổi tối tiêu hao ít năng lượng.
-
Chia nhỏ các bữa ăn: Chia nhỏ các bữa ăn giúp kiểm soát lượng calo và giảm thiểu cảm giác thèm ăn vặt. Điều này cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ tích tụ mỡ.
-
Áp dụng chế độ ăn nhạt: Hạn chế ăn muối và duy trì chế độ ăn nhạt giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và biến chứng trong thai kỳ. Giảm muối xuống dưới 5 gram/ngày có thể giúp kiểm soát huyết áp và ngăn chặn các vấn đề sức khỏe khác.
-
Không sử dụng thuốc tùy tiện: Bà bầu cần tuân thủ chỉ định và tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào. Việc tự y áp dụng thuốc có thể gây hậu quả nguy hiểm cho thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.
Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị mỡ máu
Dưới đây là 7 thực đơn gợi ý cho bà bầu đang bị mỡ máu cao mà Monkey đã tổng hợp có chọn lọc.
Thực đơn 1 cho bà bầu bị mỡ máu
Thực đơn cho bà bầu bị mỡ máu gồm:
-
Bữa sáng: Cháo yến mạch với bí đỏ, táo, hạt chia
-
Bữa trưa: Canh bí đao nấu cá hồi, rau luộc, cơm gạo lứt
-
Bữa tối: Súp lơ xào thịt gà, salad rau củ
-
Bữa phụ: Trái cây tươi, sữa chua
Thực đơn 2 cho bà bầu bị mỡ máu
Thực đơn giúp giảm tình trạng mỡ máu ở mẹ bầu gồm:
-
Bữa sáng: Bánh mì đen phết bơ đậu phộng, trái cây tươi
-
Bữa trưa: Canh rau củ thập cẩm, thịt nạc luộc, cơm gạo lứt
-
Bữa tối: Nấm xào thịt bò, salad rau củ
-
Bữa phụ: Yến mạch ngâm sữa chua
Thực đơn 3 cho bà bầu bị mỡ máu
Thực đơn cho bà bầu bị mỡ máu gồm:
-
Bữa sáng: Cháo sắn dây với rau câu
-
Bữa trưa: Canh đậu phụ nấu thịt nạc, rau luộc, cơm gạo lứt
-
Bữa tối: Cá hồi hấp, salad rau củ
-
Bữa phụ: Các loại hạt
Thực đơn 4 cho bà bầu bị mỡ máu
Thực đơn giúp giảm tình trạng mỡ máu ở mẹ bầu gồm:
-
Bữa sáng: Bánh mì nguyên cám phết bơ đậu phộng và chuối
-
Bữa trưa: Canh khổ qua nhồi thịt, rau luộc, cơm gạo lứt
-
Bữa tối: Thịt gà nướng, salad rau củ
-
Bữa phụ: Sữa chua
Thực đơn 5 cho bà bầu bị mỡ máu
Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu bị mỡ máu gồm:
-
Bữa sáng: Oatmeal với trái cây tươi
-
Bữa trưa: Canh cá chép nấu rau cải, rau luộc, cơm gạo lứt
-
Bữa tối: Tôm hấp, salad rau củ
-
Bữa phụ: Yến mạch ngâm sữa tươi
Xem thêm:
- Monkey Apps - Bộ ứng dụng học tập giúp trẻ phát triển toàn diện về tư duy và ngôn ngữ
- Thực đơn cho bà bầu không tăng cân - Ăn gì để mẹ khỏe, bé phát triển?
- Bà bầu ăn bầu được không? Có an toàn cho thai nhi?
Thực đơn 6 cho bà bầu bị mỡ máu
Thực đơn cho bà bầu bị mỡ máu gồm:
-
Bữa sáng: Bún gạo lứt với thịt nạc luộc và rau sống
-
Bữa trưa: Canh rau ngót nấu thịt bò, rau luộc, cơm gạo lứt
-
Bữa tối: Cá hồi kho cà chua, salad rau củ
-
Bữa phụ: Các loại hạt
Thực đơn 7 cho bà bầu bị mỡ máu
Thực đơn giúp giảm tình trạng mỡ máu ở mẹ bầu gồm:
-
Bữa sáng: Phở gạo lứt với thịt nạc luộc và rau sống
-
Bữa trưa: Canh đậu hũ nấu rau củ, rau luộc, cơm gạo lứt
-
Bữa tối: Thịt heo nướng, salad rau củ
-
Bữa phụ: Sữa chua
Nhớ rằng, mỗi bà bầu thường có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, vì vậy việc chọn lựa thực phẩm nên được tư vấn bởi chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể xem các gợi ý về thực đơn cho bà bầu bị mỡ máu kể trên như là một tài liệu tham khảo cho bữa ăn hằng ngày của mình.