Đừng chủ quan trước bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai
Thai kỳ

Đừng chủ quan trước bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai

Thúy Anh
Thúy Anh

22/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai là một chứng bệnh nguy hiểm. Nó không chỉ tác động xấu đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ hãy tham khảo những chia sẻ trong bài viết này để biết được nguyên nhân và cách điều trị khi mắc bệnh.

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.
 

Bệnh thiếu máu thalassemia là gì?

Thalassemia còn được gọi với tên khác là tan máu bẩm sinh. Đây là 1 nhóm bệnh di truyền làm lượng hemoglobin bình thường trong hồng cầu bị giảm. Hemoglobin được vận chuyển bởi tế bào hồng cầu giúp đưa oxy đến các bộ phận trong cơ thể. Lượng hemoglobin trong máu giảm có thể gây thiếu máu.

Để phòng tránh bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai, cha mẹ cần xét nghiệm xem bản thân có mang gen bệnh thalassemia hay không nếu có ý định sinh em bé. Trong trường hợp cả cha lẫn mẹ đều mang gen bệnh thì nguy cơ bé sinh ra mắc bệnh là khá cao.

Bệnh thiếu máu thalassemia là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tan máu bẩm sinh ở bà bầu

Nguyên nhân khiến mẹ bị bệnh thalassemia khi mang thai được chia thành nhiều nhóm bao gồm:

Do hệ miễn dịch

Kháng thể trong cơ thể có khả năng kích hoạt phản ứng khiến màng hồng cầu bị vỡ:

  • Thiếu máu tán huyết do kháng thể tự miễn

  • Phản ứng do truyền máu

  • Nhiễm trùng

  • Các bệnh lý tự miễn như lupus, viêm đại tràng, viêm đa khớp dạng thấp…

  • Bệnh lý ác tính như lymphoma, bạch cầu cấp Lympho…

Không do miễn dịch

Tình trạng vỡ hồng cầu không liên quan đến kháng thể mà do các nguyên nhân như:

  • Tác dụng phụ của thuốc làm giảm sức bền của màng, khiến màng dễ vỡ.

  • Nhiễm độc tố từ nọc rắn, ong đốt…

  • Cấu trúc màng hồng cầu bất thường.

  • Thiếu hụt enzyme ổn định màng hồng cầu, điển hình là enzyme G6DP

  • Hậu phẫu thuật tim.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tan máu bẩm sinh ở bà bầu là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Mẹ bầu bị thalassemia có nguy hiểm không?

Phụ nữ mắc bệnh thiếu máu thalassemia sẽ cần truyền máu thường xuyên, nguy cơ cao sẽ bị vô sinh. Mặc dù vậy, vẫn có một số trường hợp có thể có con nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé.

Ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ

Bệnh thiếu máu thalassemia là căn bệnh nguy hiểm có thể di truyền. Mẹ bầu mắc bệnh sẽ mệt mỏi, căng thẳng, các triệu chứng càng thêm rõ ràng và trầm trọng. Gan và tim sẽ dễ bị ảnh hưởng nhất, hệ thống nội tiết sản xuất hormone cũng bị tác động.

Bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai khiến mẹ dễ thiếu máu ở mức độ nặng do cơ thể cần máu nhiều hơn mức bình thường để vừa nuôi cơ thể vừa nuôi thai nhi. Mẹ bầu cần được truyền máu khi mang thai. Hơn nữa, mẹ bầu tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 1 khi bị thalassemia.

Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

Tùy thuộc vào gen đột biến trên cơ thể bố mẹ mà nguy cơ mắc bệnh của trẻ cũng khác nhau. Nếu cả bố lẫn mẹ đều bị bệnh thì con cũng sẽ mắc bệnh.

Trong trường hợp bệnh nặng, thai nhi bị thiếu máu có thể chết ngay từ trong bụng mẹ. Nếu bệnh nhẹ thì bé sẽ có biểu hiện từ 6 - 24 tháng tuổi với triệu chứng chậm lớn, vàng da, tiêu chảy, mệt mỏi, sốt… Trẻ không được điều trị sớm sẽ chậm phát triển, nguy hiểm hơn là tử vong.

Nếu bố mẹ mang gen lặn của bệnh thì bé sinh ra có 25% nguy cơ mang gen trội và mắc bệnh nặng. Bé sẽ cần được truyền máu suốt đời. Nếu chỉ bố hoặc mẹ mang bệnh thì bé có 50% nguy cơ mắc bệnh nhưng bệnh dạng nhẹ với ít triệu chứng.

Trẻ sinh ra có thể bị tiêu chảy, sốt,...nếu mẹ bị bệnh nhẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều trị bệnh tan máu bẩm sinh khi mang thai

Tùy thuộc vào mức độ bệnh và sức khỏe mẹ bầu mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai thích hợp. Đối với trường hợp cần can thiệp gấp thì việc điều trị sẽ dựa trên bệnh nền, kiểm soát thiếu máu bằng cách truyền hồng cầu lắng, ngăn ngừa tác hại của chứng tán huyết.

Nếu mẹ bị thiếu máu do sốt rét, nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ điều trị dựa vào tác nhân gây nhiễm. Trẻ sơ sinh bị thiếu máu tán huyết sẽ được chiếu đèn, thay máu. Nếu chứng tan máu bẩm sinh do hội chứng tan máu ure huyết thì bé sẽ được lọc máu, truyền huyết tương, lọc huyết tương…

Điều trị bệnh tan máu bẩm sinh khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Bà bầu bị zona thần kinh có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh ở bà bầu

Để phòng ngừa tan máu bẩm sinh khi mang thai, cách tốt nhất là hai vợ chồng nên đi khám sức khỏe trước khi có thai. Điều này giúp bạn phát hiện sớm bệnh lý di truyền và có phương pháp xử lý tối ưu nhất.

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần khám thai đúng hẹn, không bỏ qua xét nghiệm quan trọng vào tuần 12 và tuần 18 thai kỳ. Các xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện bất thường trên thai nhi.

Trước khi mang thai 3 tháng và trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ axit folic theo chỉ định của bác sĩ. Chất này sẽ giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, hỗ trợ tái tạo tế bào hồng cầu mới, hạn chế thiếu máu khi mang thai. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung vitamin C, vitamin D, vitamin E, sắt, kẽm, canxi, selenium…

Mẹ nên bổ sung dinh dưỡng từ trước và trong khi mang thai. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Một điều tiên quyết mà mẹ cần nhớ là khi mắc bệnh là không được tự ý mua thuốc về uống. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ cần đi khám bác sĩ nhanh chóng nếu phát hiện dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán đúng bệnh.

Thiếu máu tán huyết là chứng rối loạn máu di truyền. Mong rằng những thông tin trên đã giúp mẹ có thêm kiến thức hữu ích về bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai và cách điều trị. Để ngăn ngừa và có cách chữa trị sớm nếu mắc bệnh, thai phụ hãy thường xuyên đi khám thai định kỳ tại bệnh viện đúng theo lịch hẹn của bác sĩ nhé!

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online