Đi siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không và mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Thai kỳ

Đi siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không và mẹ bầu cần lưu ý những gì?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

30/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần đi siêu âm thai khá nhiều lần để nắm rõ tình trạng sức khỏe và phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện ra những bất thường nếu có. Vậy siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Siêu âm thai nhi là gì? 

Siêu âm thai là một phương pháp sàng lọc trước sinh được sử dụng rộng rãi trong y khoa ngày nay. Phương pháp này sử dụng sóng âm có tần số cao để thu được hình ảnh thai nhi và nhau thai, tử cung cùng các cơ quan khác nằm trong khung xương chậu. Từ các chỉ số thu được nhờ siêu âm, bác sĩ có thể phân tích, đánh giá được sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện ra những bất thường trong bào thai nếu có.

Các bác sĩ khuyến cáo, trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần đi khám định kỳ theo chỉ định để việc tầm soát dị tật trước sinh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cũng không cần quá lo lắng và lạm dụng việc siêu âm thai.

Siêu âm thai nhi là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Các phương pháp siêu âm thai hiện nay

Các phương pháp siêu âm thường được áp dụng cho phụ nữ mang thai gồm: siêu âm trắng đen thường quy, siêu âm Doppler màu và siêu âm ba chiều - bốn chiều (siêu âm 3D - 4D). Về cơ bản, bản chất của tất cả các loại siêu âm này đều giống nhau là cùng sử dụng sóng âm thanh tần số cao để kiểm tra và chẩn đoán. Trong khi đó, các loại siêu âm màu, siêu âm đa chiều vẫn dựa trên nguyên tắc của phương pháp siêu âm trắng đen.

Siêu âm trắng đen thường quy

Qua phương pháp siêu âm trắng đen, mức độ phản hồi của các cấu trúc thai mạnh hoặc yếu thì cường độ sáng trên màn hình siêu âm của các cấu trúc sẽ hiển thị khác nhau. Từ đó, bác sĩ có thể phân biệt được các cơ quan, bộ phận,...trên cơ thể thai nhi.

Siêu âm Doppler màu

Phương pháp siêu âm màu dùng để phát hiện ra các dòng chảy, hướng và vận tốc của các dòng chảy đó. Vì thế, cách này thường được áp dụng để khảo sát tim thai cùng các mạch máu. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện các trường hợp thai nhi bị hẹp và hở van 2 lá, 3 lá của tim thai, hay thai nhỏ hơn so với tuổi,... Sau khi đánh giá được tình trạng của thai nhi, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu cần tiếp tục theo dõi hoặc cần đình chỉ thai kỳ vì có dấu hiệu suy.

Siêu âm màu (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Siêu âm thai 3D - 4D

Siêu âm 3D - 4D còn được gọi là siêu âm 3 chiều - 4 chiều. Các sóng siêu âm được truyền xuống với nhiều góc độ khác nhau, hiển thị hình ảnh trên máy tính là không gian ba chiều, đối với siêu âm 4D sẽ có thêm chiều thời gian thực. Thông thường, phương pháp này được chỉ định để khảo sát cấu trúc gương mặt hoặc tim của thai nhi.

Những thời điểm mẹ bầu nhất định phải đi siêu âm

Trong quá trình mang thai, có 4 giai đoạn quan trọng đánh dấu sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng của mẹ. Vì thế, mẹ bầu cần lưu ý những thời điểm siêu âm này để kết quả kiểm tra, sàng lọc đạt được hiệu quả nhất.

Khi thai nhi được 6 - 10 tuần tuổi

 Đây là thời điểm các chị em mới biết mình mang thai. Khi siêu âm ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ xác định mẹ mang đơn thai hay đa thai, thai có tim thay không và đã vào tử cung hay chưa.

Siêu âm khi thai nhi được 6 đến 10 tuần tuổi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi thai nhi được 11 - 14 tuần tuổi

Từ 11 đến 13 tuần 6 ngày của thai kỳ, bác sĩ có thể đánh giá những bất thường của thai nhi thông qua phương pháp siêu âm, đặc biệt là phát hiện ra hội chứng Down. Đồng thời đo kích thước chiều dài của mông để xác định tuổi thai và thời gian dự kiến sinh cho mẹ bầu.

Khi thai nhi được 22 - 24 tuần tuổi

Lúc này, thai nhi dường như đã phát triển hoàn thiện các cơ quan, bộ phận cơ thể. Bên cạnh đó, lượng nước ối đã khá nhiều, giúp cho việc quan sát hình thái và xác định dị tật trước sinh trở nên dễ dàng hơn.

Siêu âm khi thai nhi được 22-24 tuần tuổi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi thai nhi được 32 - 34 tuần tuổi 

Thời điểm siêu âm ở 3 tháng cuối cũng vô cùng quan trọng. Điều này giúp mẹ thấy rõ hơn sự phát triển của con như cân nặng, tình trạng dây rốn, nhau thai, nước ối, ngôi thai,... Bên cạnh đó, trường hợp xuất hiện những dấu hiệu bất thường về não, tim hay mạch máu,...cũng sẽ được phát hiện.

Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

“Siêu âm thai nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không” luôn là câu hỏi rất nhiều bà mẹ quan tâm và thắc mắc. Nếu có thì tác hại của siêu âm đối với thai nhi là gì?

Như đã nói ở trên, tác dụng của siêu âm không những giúp cha mẹ nắm rõ tình hình sức khỏe thai nhi mà còn tầm soát được nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh sớm. Thực tế đã chứng minh, trước đây tỷ lệ phụ nữ mang thai tử vong khá cao, hội chứng down và dị tật ở thai nhi rất nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm đi rất nhiều trong khoảng 10 năm trở lại đây nhờ việc khám siêu âm định kỳ.

Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong khi đó, những nghiên cứu của các nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được siêu âm có thể gây hại cho thai nhi. Bản chất của siêu âm là sử dụng sóng âm thanh có tần số cao nên hoàn toàn vô hại với em bé. Vì thế, mẹ bầu không cần phải lo lắng sóng siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không. Chỉ cần siêu âm ở các thời điểm quan trọng thì siêu âm hoàn toàn vô hại.

Tuy nhiên, riêng biện pháp siêu âm Doppler được khuyến cáo không sử dụng khi không thật sự cần thiết, đặc biệt đối với thai nhi dưới 10 tuần tuổi. Đây là thời điểm quan trọng cho sự hình thành các cơ quan, bộ phận, thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng nhiệt.

Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng không nên đi siêu âm quá nhiều lần vì điều đó có thể ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ, gây nên hồi hộp hoặc lo lắng. Hơn nữa, điều này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình di chuyển và gây lãng phí thời gian, tiền bạc của cha mẹ. Theo khuyến cáo của WHO, phụ nữ mang thai nên siêu âm khoảng 8 lần trong suốt thai kỳ, trung bình một tháng một lần.

Xem thêm: 

  1. Mang thai lần đầu, mẹ bầu có biết cần làm gì để tầm soát dị tật thai nhi
  2. Mẹ bầu nên xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy để kết quả chính xác nhất?

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi đi siêu âm

Khi mang thai, ngoài những băn khoăn, lo lắng về việc siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi thì mẹ bầu còn phải lưu ý những điều khi đi siêu âm như sau:

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi đi siêu âm (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Tham khảo trước cơ sở y tế siêu âm uy tín, chất lượng, thuận tiện cho việc đi lại.

  • Khi siêu âm thai, mẹ bầu không cần phải nhịn ăn.

  • Nên uống nhiều nước trước khi siêu âm thai ở thời điểm dưới 10 tuần để bàng quang căng hơn, thu được hình ảnh rõ nét hơn.

  • Kết hợp siêu âm với làm xét nghiệm sàng lọc hoặc xét nghiệm chẩn đoán trước sinh theo khuyến cáo của bác sĩ để xác định chính xác nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh.

  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng nhiều, vận động nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ.

  • Bổ sung đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Như vậy, bài viết này đã giải đáp thắc mắc siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không của hầu hết các mẹ bầu. Để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến mẹ và thai nhi, tốt nhất các chị em khi mang thai chỉ nên đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ hoặc khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra. Monkey xin chúc các chị em có một thai kỳ khỏe mạnh.

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 3 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 10% và nhận quà tặng kèm (khóa học/ học liệu/ túi tote) khi thanh toán online