zalo
Siêu âm 2D có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thai kỳ

Siêu âm 2D có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

31/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Siêu âm 2D có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi của rất nhiều các chị em đang mang thai. Các chuyên gia cho biết, chưa có nghiên cứu nào cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của siêu âm đến thai nhi nhưng có một số vấn đề mẹ bầu cần lưu ý.

Siêu âm 2D là gì?

Siêu âm 2D có thể quan sát thai nhi và cho biết đầy đủ chỉ số quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Siêu âm 2D còn được gọi là siêu âm 2 chiều. Đây là phương pháp sử dụng sóng siêu âm tần số cao, phát ra từ đầu dò để ghi lại hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ. Qua đó, bác sĩ có thể quan sát và thu thập được các chỉ số cần thiết nhằm đánh giá tình trạng phát triển của thai.

Hình ảnh siêu âm 2D thường là ảnh đen trắng, hiển thị theo chế độ mặt phẳng. Tùy vào từng vị trí của thai, bác sĩ còn có thể xác định vị trí thai làm tổ đúng hay không, kích thước tử cung, túi thai và số lượng thai bao nhiêu,... Ngoài ra, phương pháp này còn có thể phát hiện được những bất thường của thai nhi, giúp mẹ có những hướng xử lý can thiệp kịp thời.

Cách thực hiện phương pháp siêu âm 2D

Thông thường, phương pháp siêu âm 2D được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh.

Quy trình thực hiện đầu tiên là sử dụng chất gel trong suốt có tác dụng bôi trơn quét lên bề mặt bụng của thai phụ. Mục đích của việc này để giảm ma sát giữa đầu dò và bề mặt bụng của mẹ bầu.

Hình ảnh siêu âm 2D đen trắng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành dịch chuyển đầu dò tại nhiều vị trí trên mặt bụng để thu hình ảnh thai nhi. Trên màn hình máy tính siêu âm sẽ hiển thị các chỉ số quan trọng. Từ đó, bác sĩ sẽ phân tích cho cha mẹ biết để nắm rõ hơn về tình trạng sức khỏe thai nhi.

Ưu điểm và nhược điểm của siêu âm 2D

Mọi phương pháp siêu âm, xét nghiệm sàng lọc trước sinh đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Siêu âm 2D có nhiều ưu điểm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ưu điểm

  • Xác định giới tính thai nhi

  • Xác định chính xác vị trí phôi thai làm tổ

  • Đếm số lượng thai trong bụng mẹ

  • Phát hiện nhau tiền đạo

  • Theo dõi nhịp tim thai

  • Phát hiện các triệu chứng bất thường, bệnh lý sớm ở thai nhi như rau thai, dây rốn, nước ối…

  • Liên kết với em bé: Mẹ có thể cảm nhận được cử động của thai nhi rõ hơn khi siêu âm.

  • Chi phí siêu âm rẻ hơn các phương pháp khác

Nhược điểm

  • Hình ảnh đen trắng và hình phẳng đáy đôi khi chất lượng ảnh thu được bị mờ: Điều này khiến mẹ chỉ nhìn được một góc độ nhất định của em bé, khó quan sát toàn bộ hình thái cơ thể và biểu cảm trên gương mặt con.

  • Không thể kết luận được các dị tật bẩm sinh, cần có sự kết hợp của các phương pháp sàng lọc khác.

Siêu âm 2d nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Không ít người cho rằng, khi thực hiện các biện pháp siêu âm, điển hình như siêu âm 2D có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi do tác động của bức xạ hay đầu dò tạo ra. 

Tuy nhiên, theo Hiệp hội sản khoa Hoa Kỳ ACOG và cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA: “Cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy siêu âm có hại cho thai nhi, không có mối liên hệ nào giữa siêu âm và dị tật bẩm sinh, ung thư hay các vấn đề phát triển khác sau này ở trẻ.”

Siêu âm 2D không gây ảnh hưởng đến thai nhi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lý giải cho việc siêu âm 2D không gây hại đến thai nhi bởi siêu âm có bản chất là sóng âm thanh có tần số cao chứ không sử dụng các tia bức xạ (tia X). Vì thế, các mẹ bầu không cần lo lắng thai bị ảnh hưởng bởi tia bức xạ hoặc tác động từ đầu dò. Thậm chí ở giai đoạn sắp sinh, các bác sĩ có thể còn chỉ định mẹ bầu siêu âm hàng ngày, thậm chí ngày 2 lần để theo dõi sát sao hơn.

Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng không nên siêu âm 2D quá nhiều khi không thật sự cần thiết. Điều này khiến cha mẹ tốn chi phí siêu âm và tốn thời gian và công sức di chuyển. WHO khuyến cáo, phụ nữ mang thai chỉ nên đi siêu âm trung bình 1 tháng 1 lần và nên đi vào các thời điểm quan trọng để sàng lọc dị tật hoặc khi mẹ có những dấu hiệu bất thường cần kiểm tra.

Xem thêm:

Các mốc siêu âm 2D mẹ bầu cần nhớ

Mẹ bầu cần nhớ các mốc đi siêu âm quan trọng.  (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tùy vào từng trường hợp và sức khỏe của thai kỳ mà bác sĩ sẽ chỉ định số lần siêu âm 2D khác nhau. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý một số thời điểm quan trọng cần siêu âm như sau:

  • Đầu thai kỳ: Thời điểm này phụ thuộc vào thời gian khi mẹ phát hiện mang thai bằng cách dùng que thử thai. Lần siêu âm này sẽ kiểm tra có phôi thai trong bụng mẹ thật hay không, vị trí làm tổ của phôi thai, đã có tim thai hay chưa,...

  • Tuần 11-13 của thai kỳ: Thời điểm siêu âm 2D tốt nhất là tuần thứ 12 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy và mẹ nên kết hợp xét nghiệm sàng lọc Double Test để có thể phát hiện một số dị tật bẩm sinh như Down, Edward, Patau…

  • Tuần 16-22 của thai kỳ (tốt nhất là tuần 18-20): Lúc này, các cơ quan, bộ phận của thai nhi cơ bản đã hình thành đầy đủ. Siêu âm có thể giúp mẹ tầm soát dị tật tim bẩm sinh hay hở hàm ếch,... Giai đoạn này mẹ bầu cũng nên kết hợp với phương pháp xét nghiệm Triple Test để sàng lọc dị tật thai nhi.

  • Tuần 28-32 của thai kỳ: Đây là thời điểm quan trọng để phát hiện những bất thường có thể xuất hiện muộn. Đồng thời dự đoán khả năng đẻ của thai phụ sinh thường hoặc sinh mổ.

  • Ngoài các mốc thời gian siêu âm trên, các mẹ cần lưu ý tiêm phòng thai nghén, tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ,...ở tuần thai thứ 28. Từ tuần thứ 36-38, bác sĩ cần theo dõi lượng nước ối nên mẹ có thể siêu âm với tần suất nhiều hơn để chuẩn bị cho quá trình đón thiên thần đến với cuộc đời này.

Lưu ý khi thực hiện siêu âm 2D

Mẹ bầu nên kết hợp siêu âm 2D với xét nghiệm sàng lọc dị tật khác. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngoài những lo lắng về siêu âm 2D có ảnh hưởng đến thai nhi không thì các mẹ bầu cần lưu ý một số điều để việc siêu âm dễ dàng và chính xác hơn như sau:

  • Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, các bà mẹ nên uống nước nhiều để bàng quang căng hơn giúp việc quan sát bé dễ dàng hơn. Siêu âm khi thai nhi dưới 9 tuần nên siêu âm đầu dò âm đạo để đánh giá chính xác nhất.

  • Trang phục khi siêu âm cần rộng rãi, thoải mái

  • Không nên ăn uống quá no trước khi siêu âm

  • Mang theo kết quả siêu âm trước để bác sĩ đánh giá sự phát triển của thai nhi toàn diện hơn.

  • Lựa chọn cơ sở khám và siêu âm thai uy tín, chất lượng dịch vụ tốt.

  • Lựa chọn bác sĩ siêu âm có trình độ chuyên môn cao nhằm đảo bảo kết quả chính xác nhất, hạn chế các thao tác dư thừa.

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc siêu âm 2D có ảnh hưởng đến thai nhi không của các chị em. Tuy nhiên, để kết quả siêu âm đạt hiệu quả nhất, các mẹ bầu cần lưu ý đi khám định kỳ đúng thời điểm “vàng” và lựa chọn bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey